Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2012/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2012 |
HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ THỦ TỤC NGHIỆM THU THANH TOÁN TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và Vụ trưởng vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với trường hợp chi trả gián tiếp theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
b) Đối với trường hợp chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức trực tiếp thì các bên tự thoả thuận về trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng và khuyến khích các bên vận dụng quy định này.
2. Đối tượng áp dụng: các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Điều 2. Quy định về nghiệm thu bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng`
1. Căn cứ để tiến hành nghiệm thu
a) Kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trường hợp chủ rừng là tổ chức thì ngoài căn cứ tại Điểm a, Khoản 2 Điều này cần có thêm: Hồ sơ về hiện trạng khu rừng (số liệu, bản đồ) được cập nhật tại thời điểm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Riêng đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước; các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng hiện được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng cần có thêm: hợp đồng khoán bảo vệ rừng giữa chủ rừng với hộ nhận khoán có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Các đối tượng phải nghiệm thu
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
b) Chủ rừng là tổ chức nhà nước và hộ nhận khoán; các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.
c) Chủ rừng là tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp không thuộc nhà nước.
3. Cơ quan nghiệm thu
a) Đối với chủ rừng là tổ chức và các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối tổ chức việc nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng và xác nhận cho các chủ rừng.
b) Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn là Hạt Kiểm lâm cấp huyện được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện nghiệm thu theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với trường hợp Hạt Kiểm lâm chịu trách nhiệm quản lý trên địa bàn nhiều huyện).
4. Nội dung nghiệm thu
a) Nghiệm thu về diện tích rừng
- Đối với diện tích rừng không bị tác động hoặc bị tác động nhưng vẫn đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng: được nghiệm thu đạt yêu cầu và được thanh toán 100% giá trị.
- Đối với diện tích rừng bị tác động (gồm khai thác, chặt phá, xâm lấn, bị cháy, chuyển mục đích sử dụng trái phép, bị thiệt hại do thiên tai bất khả kháng…), không còn khả năng cung ứng dịch vụ môi trường rừng: nghiệm thu không đạt yêu cầu và không được thanh toán.
- Diện tích rừng thanh toán được xác định thông qua biên bản nghiệm thu kết quả cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo phụ biểu đính kèm Thông tư này.
b) Nghiệm thu về chất lượng rừng: xác định lại hệ số K trong trường hợp cần thiết, do cơ quan nghiệm thu quyết định.
c) Đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng, trong trường hợp chủ rừng thống nhất được với hộ gia đình nhận khoán về áp dụng hệ số K: nội dung nghiệm thu thực hiện theo quy định tại Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/01/2005, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 59/2007/QĐ-BNN ngày 19/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế.
d) Việc xác định diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
5. Phương pháp tiến hành nghiệm thu
a) Đối với chủ rừng là tổ chức, các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng: kiểm tra tối thiểu bằng 10% diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng, đối chiếu với hồ sơ về hiện trạng khu rừng, xác định tỷ lệ thực hiện bằng mục trắc hoặc đo đạc trực tiếp.
b) Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: trong trường hợp thực hiện nghiệm thu, kiểm tra 100% diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng, đối chiếu với hồ sơ về hiện trạng khu rừng, xác định tỷ lệ thực hiện bằng mục trắc hoặc đo đạc trực tiếp.
6. Chi phí cho nghiệm thu của các cơ quan đơn vị có liên quan được cân đối trong chi phí quản lý của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
Điều 3. Nghiệm thu đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
1. Kết quả bảo vệ rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn do Hạt Kiểm lâm xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm tra, tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của UBND cấp xã. Chỉ thực hiện kiểm tra, nghiệm thu tại hiện trường trong trường hợp cần thiết.
2. Các bước tiến hành
a) Bước 1. Trước ngày 15 tháng 11 năm kế hoạch chủ rừng lập bản tự kê khai kết quả bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng gửi Trưởng thôn tổng hợp.
Trưởng thôn công khai bảng tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng tại cộng đồng thôn hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân tiện theo dõi.
Trong trường hợp có các kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, Trưởng thôn có trách nhiệm xem xét giải quyết. Trường hợp không giải quyết được, Trưởng thôn có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết.
Trước ngày 30/11, Trưởng thôn gửi bảng tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng kèm theo các kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (trong trường hợp không tự giải quyết được) về Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Bước 2. Trước ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn xã, gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
Trong trường hợp có các kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng Trưởng thôn có trách nhiệm xem xét giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết được, Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ (gồm kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và biên bản xử lý) về Hạt Kiểm lâm giải quyết.
c) Bước 3. Trước ngày 31/12 Hạt Kiểm lâm tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn huyện.
d) Bước 4. Trước ngày 15/2 năm sau năm kế hoạch, Hạt Kiểm lâm hoàn thành việc xác nhận, lập biểu tổng hợp kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh làm cơ sở thanh toán uỷ thác tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm kế hoạch.
Trong trường hợp có kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và trong trường hợp cần thiết khác Hạt Kiểm lâm chủ trì phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, nghiệm thu.
1. Các bước tiến hành
a) Bước 1. Chủ rừng thực hiện nghiệm thu đối với hộ nhận khoán.
b) Bước 2. Tổng hợp kết quả nghiệm thu theo biểu mẫu quy định tại Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN và Quyết định số 59/2007/QĐ-BNN đối với phần diện tích giao khoán; lập biểu tổng hợp diện tích rừng do chủ rừng tự tổ chức quản lý bảo vệ; gửi cơ quan nghiệm thu trước ngày 31/12 năm kế hoạch.
c) Bước 3. Cơ quan nghiệm thu thực hiện nghiệm thu, tổng hợp, thông báo kết quả nghiệm thu cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trước ngày 15/2 năm sau năm kế hoạch làm cơ sở thanh toán ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm kế hoạch cho chủ rừng và các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.
2. Thành phần nghiệm thu: do cơ quan nghiệm thu quyết định.
Điều 5. Nghiệm thu đối với chủ rừng là tổ chức không thuộc nhà nước
1. Các bước tiến hành
a) Bước 1. Trong trường hợp chủ rừng ký hợp đồng bảo vệ rừng hay hợp đồng/thỏa thuận liên doanh, liên kết với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, chủ rừng thực hiện nghiệm thu theo hợp đồng/thỏa thuận đã ký.
b) Bước 2. Chủ rừng lập biểu tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng gửi cơ quan nghiệm thu trước ngày 31/12 năm kế hoạch.
c) Bước 3. Cơ quan nghiệm thu thực hiện nghiệm thu, tổng hợp, thông báo kết quả nghiệm thu cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trước ngày 15/2 năm sau năm kế hoạch làm cơ sở thanh toán ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng.
2. Thành phần nghiệm thu: do cơ quan nghiệm thu quyết định.
Điều 6. Tổ chức thực hiện nghiệm thu
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quy định hệ thống biểu mẫu nghiệm thu, gồm: bản tự kê khai kết quả bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, biểu mẫu tổng hợp kết quả nghiệm thu làm cơ sở áp dụng thống nhất chung trong toàn tỉnh.
2. Cơ quan nghiệm thu tiến hành nghiệm thu, kiểm tra, đánh giá hiện trạng rừng; xác định hệ số K của các lô rừng đối với chủ rừng để làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Kiểm lâm địa bàn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng trong toàn xã.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Tổng cục Lâm nghiệp) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Phụ biểu: Mẫu biên bản nghiệm thu kết quả cung ứng DVMTR
(Kèm theo Thông tư số: 20/2012//TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
KẾT QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Cơ quan nghiệm thu
(Ghi thành phần nghiệm thu gồm: họ và tên, chức vụ, cơ quan công tác)
2. Đối tượng nghiệm thu
(Đối với chủ rừng là tổ chức: ghi tên tổ chức; họ, tên thủ trưởng (hoặc người được ủy quyền. Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: ghi tên chủ rừng hoặc người đại diện)
3. Diện tích khu rừng cung ứng DVMTR theo kế hoạch được phê duyệt.
Đơn vị tính: ha
Loại rừng | Diện tích thực tế | Diện tích qui đổi |
Đặc dụng |
|
|
Phòng hộ |
|
|
Sản xuất |
|
|
Tổng cộng |
|
|
3. Thực hiện nghiệm thu
a) Tỷ lệ nghiệm thu so với tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR thực tế của chủ rừng ……... % tương đương với diện tích thực tế nghiệm thu: ................. ha.
(Diện tích thực tế của chủ rừng được xác định bằng diện tích theo kế hoạch được duyệt cộng với diện tích rừng tăng trong năm trừ đi diện tích rừng giảm trong năm)
b) Địa điểm khu rừng nghiệm thu và tỷ lệ được nghiệm thu đạt yêu cầu:
- Lô ………… khoảnh …..… tiểu khu … loại rừng ......... tỷ lệ được nghiệm thu ..... %
- Lô ………… khoảnh …..… tiểu khu … loại rừng ......... tỷ lệ được nghiệm thu ..... %
........................................
........................................
4. Kết quả nghiệm thu
a) Tỷ lệ được nghiệm thu bình quân: ......... %
b) Diện tích được nghiệm thu:.
Diện tích thực tế ……………. ha.
Diện tích quy đổi ……………. ha.
c) Các phát hiện về tình trạng khu rừng:
Diện tích khu rừng bị tác động: Có □ Không □
(Nếu có thì lập bảng sau)
BẢNG NGHIỆM THU KẾT QUẢ CUNG ỨNG DVMTR
Nội dung | Mã số | Đơn vị tính | Loại rừng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1. Tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR thực tế của chủ rừng (1.1+1.2-1.3) | 10 | ha | |||
1.1. Theo kế hoạch được phê duyệt | 11 | ha | |||
1.2. Diện tích rừng tăng trong năm | 12 | ha | |||
- Diện tích rừng trồng mới thành rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR | 121 | ha | |||
- Diện tích rừng khoanh nuôi mới thành rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR | 122 | ha | |||
- Diện tích rừng được giao bổ sung đủ điều kiện cung ứng DVMTR | 123 | ha | |||
- Diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đủ điều kiện cung ứng DVMTR | 124 | ha | |||
- ....... | |||||
1.3. Diện tích rừng giảm trong năm | 13 | ha | |||
- Do khai thác trong năm | 131 | ha | |||
- Bị cháy | 132 | ha | |||
- Diện tích bị chặt phá, xâm lấn | 133 | ha | |||
- Bị chuyển đổi mục đích trái phép | 134 | ha | |||
- Thiệt hại do thiên tai bất khả kháng | 135 | ha | |||
- Không thuộc lưu vực cung ứng DVMTR | 136 | ha | |||
- ..... | |||||
2. Thực hiện nghiệm thu | 20 | ||||
- Tỷ lệ % nghiệm thu (% so với 10) | 21 | % | |||
- Tương đương với diện tích thực tế nghiệm thu (21 * 10) | 22 | ha | |||
3. Kết quả nghiệm thu | 30 | ||||
3.1. Tỷ lệ được nghiệm thu bình quân | 31 | % | |||
3.2. Diện tích rừng được nghiệm thu thanh toán | 32 | ||||
- Diện tích thực tế (31 * 10) | 321 | ha | |||
- Diện tích quy đổi (321 * K) | 322 | ha | |||
- Tổng diện tích quy đổi | 323 | ha |
5. Xác định lại hệ số K
6. Nhận xét, đánh giá
…………………………………..........…………………………………………………
……………………………………..........………………………………………………
7. Kết luận và kiến nghị
………………………………………..........……………………………………………
………………………...........……………………………………………………………
…….., ngày………tháng………năm 20…..
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN NGHIỆM THU (Ký, họ tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGHIỆM THU (Ký, họ tên, đóng dấu (nếu là tổ chức)) |
- 1Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 321/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
- 5Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 321/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
- 3Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 06/2005/QĐ-BNN về nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Quyết định 59/2007/QĐ-BNN sửa đổi Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên kèm theo Quyết định 06/2005/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 8Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 20/2012/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/05/2012
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 369 đến số 370
- Ngày hiệu lực: 21/06/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra