Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193/2016/TT-BQP | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức vận chuyển cấp cứu người bị thương, bị bệnh trên các vùng biển, đảo, vùng sâu, vùng xa bằng máy bay quân sự,
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2017.
Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN CẤP CỨU NGƯỜI BỊ THƯƠNG, BỊ BỆNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO, VÙNG SÂU, VÙNG XA BẰNG MÁY BAY QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 193/2016/TT-BQP ngày 26 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Quy chế này quy định điều kiện, nguyên tắc, quy trình tổ chức vận chuyển cấp cứu người bị thương, bị bệnh trên các vùng biển, đảo, vùng sâu, vùng xa bằng máy bay quân sự; tổ chức hộ tống cấp cứu; tổ chức hiệp đồng và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
1. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân, viên chức và lao động hợp đồng thuộc các đơn vị Quân đội làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn về phương tiện giao thông.
2. Công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm bay là tổng hợp các biện pháp của người chỉ huy và tổ chức hoạt động của các ngành, các đơn vị bảo đảm phục vụ cho hoạt động bay tại đơn vị không quân.
2. Kế hoạch bay là văn kiện theo mẫu quy định, trong đó thể hiện nội dung thứ tự thực hiện các chuyến bay và nhiệm vụ của chỉ huy bay, tổ bay bằng thuyết minh và các ký hiệu quân sự.
3. Tổ chức bay là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của người chỉ huy, các cơ quan, đơn vị nhằm triển khai thực hiện và hoàn thành chuyến bay nhiệm vụ theo các giai đoạn chuẩn bị, thực hành và giảng bình bay.
4. Đơn vị tổ chức chuyến bay vận chuyển cấp cứu là một trong các đơn vị có lực lượng không quân, bao gồm: Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Binh đoàn 18.
5. Cơ sở quân y là các bệnh xá đảo nổi và bộ phận quân y nhà giàn đối với khu vực Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1; bệnh xá quân y, bệnh xá quân dân y, trung tâm y tế quân dân y và đội điều trị đối với các đảo gần bờ và địa bàn vùng sâu, vùng xa.
6. Bệnh viện chủ quản là bệnh viện có tổ quân y luân phiên thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quân y trên Quần đảo Trường Sa; đối với các bệnh viện khu vực chưa có hệ thống Telemedicine thì bệnh viện chủ quản là bệnh viện tuyến cuối quân khu.
7. Tổ hộ tống cấp cứu là tổ quân y có nhiệm vụ: tiến hành bổ sung cấp cứu hoặc cứu chữa tối khẩn cấp cho người bệnh khi cần thiết; chăm sóc, điều trị người bệnh trong suốt quá trình vận chuyển cấp cứu.
8. Biểu hiện đe dọa tính mạng là tình trạng bệnh lý có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Điều 4. Điều kiện được vận chuyển cấp cứu bằng máy bay quân sự
Các đối tượng thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Quy chế này bị thương, bị bệnh (sau đây gọi tắt là người bệnh) được vận chuyển cấp cứu bằng máy bay quân sự khi có đủ các điều kiện sau:
1. Bị thương, tình trạng cấp cứu, bệnh cấp tính đang có biểu hiện đe dọa tính mạng mà vượt quá khả năng cấp cứu, điều trị của cơ sở quân y, cần chuyển ngay về các bệnh viện tuyến sau theo chỉ định của Cục trưởng Cục Quân y.
2. Có đủ các yếu tố bảo đảm cho chuyến bay và bảo đảm an toàn bay.
Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm chuyến bay vận chuyển cấp cứu
1. Chuyến bay vận chuyển cấp cứu phải tuân thủ các nguyên tắc áp dụng dành cho chuyến bay nhiệm vụ đối với máy bay, tổ lái, tổ hộ tống cấp cứu tham gia thực hiện chuyến bay.
2. Tuân thủ quy trình tại Điều 6, Điều 10 Quy chế này.
3. Tuân thủ các yêu cầu, quy định về bảo đảm an toàn cho chuyến bay.
4. Kịp thời, khẩn trương, chính xác trong quá trình thực hiện chuyến bay.
5. Phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong tổ chức chuyến bay vận chuyển cấp cứu.
Điều 6. Quy trình báo cáo, xử lý thông tin và chỉ đạo tổ chức vận chuyển cấp cứu
a) Đối với khu vực Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1: báo cáo tình trạng người bệnh với Giám đốc bệnh viện chủ quản và Chủ nhiệm quân y cấp trên tới Chủ nhiệm quân y Quân chủng Hải quân;
b) Đối với các đảo gần bờ và vùng sâu, vùng xa: báo cáo tình trạng người bệnh với Chủ nhiệm quân y cấp trên tới Chủ nhiệm quân y quân khu hoặc Chủ nhiệm quân y Quân chủng Hải quân, Chủ nhiệm quân y Binh đoàn 15, Chủ nhiệm quân y Binh đoàn 16.
2. Giám đốc bệnh viện chủ quản, Chủ nhiệm quân y Quân chủng Hải quân, Chủ nhiệm quân y quân khu, Chủ nhiệm quân y Binh đoàn 15, Binh đoàn 16 báo cáo Cục Quân y tình trạng người bệnh và đề nghị được vận chuyển cấp cứu bằng máy bay quân sự:
a) Nội dung báo cáo gồm: Họ tên người bệnh, tuổi, cấp bậc, chức vụ hoặc nghề nghiệp; tình trạng bệnh lý và quá trình sơ cứu, cấp cứu, tiên lượng bệnh; các yêu cầu cần thiết về hồi sức cấp cứu trên đường vận chuyển; trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ y tế, thuốc, hóa chất, tổ hộ tống cấp cứu trên máy bay;
b) Hình thức báo cáo bằng điện thoại, sau đó bằng văn bản.
3. Cục Quân y xử lý như sau:
a) Khi nhận được báo cáo đề nghị của đơn vị, Cục trưởng Cục Quân y quyết định chỉ định vận chuyển cấp cứu người bệnh;
d) Nội dung báo cáo gồm: Họ tên người bệnh, tuổi, cấp bậc, chức vụ hoặc nghề nghiệp; tình trạng, chẩn đoán bệnh; địa điểm cần đến vận chuyển cấp cứu; đơn vị quân y được giao nhiệm vụ tổ chức hộ tống cấp cứu và bệnh viện tiếp nhận người bệnh;
đ) Hình thức báo cáo bằng điện thoại, sau đó bằng văn bản.
4. Khi nhận được đề nghị của Cục Quân y về các trường hợp thuộc điểm c, khoản 3, Điều này, Cục Cứu hộ - Cứu nạn báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Tác chiến).
6. Giao nhiệm vụ bay
a) Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức chuyến bay vận chuyển cấp cứu tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị không quân thuộc quyền thực hiện;
b) Đơn vị không quân được giao nhiệm vụ lập kế hoạch bay và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
7. Tổ chức bay
a) Khi đón người bệnh và tổ hộ tống cấp cứu, tổ bay hướng dẫn vị trí cho người, vị trí triển khai các trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết và các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo để bảo đảm an toàn trong chuyến bay;
b) Trường hợp có bất trắc xảy ra do gặp thời tiết xấu đột ngột hoặc các sự cố, tổ bay chịu trách nhiệm xử lý và báo cáo về Sở chỉ huy để được trợ giúp;
Điều 7. Nguyên tắc hộ tống cấp cứu
1. Người bệnh đã được sơ cứu, cấp cứu, có chỉ định vận chuyển của Cục trưởng Cục Quân y và đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Quy chế này mới được vận chuyển cấp cứu bằng máy bay quân sự.
2. Bảo đảm về nhân viên y tế, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ và thuốc, hóa chất cần thiết để tiến hành được các biện pháp hồi sức cấp cứu trên máy bay trong suốt thời gian bay và thời gian vận chuyển người bệnh từ sân bay về bệnh viện tiếp nhận.
Điều 8. Đơn vị quân y thực hiện hộ tống cấp cứu
1. Căn cứ vào địa điểm của cơ sở quân y có người bệnh cần vận chuyển cấp cứu, Cục Quân y giao nhiệm vụ cho đơn vị quân y cử tổ hộ tống cấp cứu và bệnh viện tiếp nhận tổ chức vận chuyển cấp cứu người bệnh.
2. Nội dung giao nhiệm vụ gồm: Họ tên người bệnh, tuổi, cấp bậc, chức vụ hoặc nghề nghiệp; tình trạng bệnh lý và các yêu cầu cần thiết về hồi sức cấp cứu trong quá trình vận chuyển; bệnh viện tiếp nhận người bệnh.
1. Thành phần của tổ hộ tống cấp cứu, gồm: Một (01) bác sỹ tổ trưởng, một (01) bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu và hai (02) điều dưỡng viên.
2. Trang bị, phương tiện của tổ hộ tống cấp cứu:
a) Trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao cần thiết phục vụ cấp cứu hồi sức.
b) Xe cứu thương làm nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu từ sân bay về bệnh viện tiếp nhận.
3. Yêu cầu của tổ hộ tống cấp cứu
a) Lực lượng tham gia tổ hộ tống cấp cứu có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu cấp cứu người bệnh trong quá trình vận chuyển;
b) Trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao phù hợp với việc hồi sức cấp cứu người bệnh trên máy bay.
Điều 10. Quy trình tổ chức hộ tống cấp cứu
1. Cơ sở quân y dưới sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan quân y cấp trên, bệnh viện chủ quản qua hệ thống Telemedicine và các phương tiện thông tin tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bệnh tại chỗ.
2. Khi nhận thông báo có máy bay, cơ sở quân y có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển người bệnh từ nơi đang cấp cứu, điều trị tới bãi hạ cánh và bàn giao cho tổ hộ tống cấp cứu. Nội dung bàn giao gồm: Hồ sơ bệnh án, quá trình cấp cứu điều trị tại đơn vị, các yêu cầu cần thiết về hồi sức cấp cứu trên đường vận chuyển.
3. Tổ hộ tống cấp cứu có nhiệm vụ xử trí cấp cứu người bệnh từ khi nhận bàn giao, trong thời gian trên máy bay đến khi bàn giao cho bệnh viện tiếp nhận.
4. Bệnh viện tiếp nhận tổ chức xe cứu thương, tiếp nhận người bệnh tại sân bay và vận chuyển cấp cứu về bệnh viện; việc bàn giao giữa tổ hộ tống cấp cứu với bệnh viện tiếp nhận phải được lập biên bản, ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh lý và các biện pháp hồi sức cấp cứu đã thực hiện trên máy bay.
Điều 11. Xử trí một số trường hợp trong vận chuyển cấp cứu bằng máy bay quân sự
2. Trường hợp bệnh lý diễn biến phức tạp trên máy bay, tổ trưởng tổ hộ tống cấp cứu phải thông báo ngay cho người chỉ huy chuyến bay để báo cáo trực tiếp Giám đốc bệnh viện tiếp nhận, xin ý kiến chỉ đạo hoặc xin lực lượng chi viện về chuyên môn kỹ thuật ngay tại sân bay khi hạ cánh.
3. Trường hợp không thể vận chuyển người bệnh đến bệnh viện được giao nhiệm vụ tiếp nhận, người bệnh có thể được chuyển thẳng về bệnh viện quân y hoặc dân y gần nhất.
Điều 12. Hiệp đồng tổ chức bay
1. Cục Quân y báo cáo Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Tác chiến) đề nghị tổ chức vận chuyển cấp cứu người bệnh bằng máy bay quân sự.
2. Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm thực hiện theo quy trình được quy định tại Điều 6 Quy chế này; đồng thời, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chuyến bay vận chuyển cấp cứu theo kế hoạch.
3. Các đơn vị quân y được giao nhiệm vụ hộ tống cấp cứu và bệnh viện tiếp nhận người bệnh hiệp đồng với đơn vị thực hiện chuyến bay trong suốt quá trình vận chuyển cấp cứu.
Điều 13. Hiệp đồng bảo đảm sân bay, bãi cất, hạ cánh
1. Các đơn vị được giao thực hiện chuyến bay vận chuyển cấp cứu có trách nhiệm thông báo các nội dung theo quy định với Trung tâm Quản lý - Điều hành bay Quốc gia, Quân chủng Phòng không - Không quân nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chuyến bay.
2. Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Binh đoàn 18 có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho cơ quan đơn vị thuộc quyền liên quan đến nhiệm vụ triển khai các mặt chỉ huy, bảo đảm cho chuyến bay vận chuyển cấp cứu theo đề nghị của đơn vị thực hiện chuyến bay.
Điều 14. Hiệp đồng bảo đảm vật chất
1. Bảo đảm trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao cần thiết phục vụ hồi sức cấp cứu
a) Trang thiết bị y tế chuyên dùng cho vận chuyển cấp cứu do Cục Quân y bảo đảm cho các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức hộ tống cấp cứu;
b) Thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao bảo đảm cho vận chuyển cấp cứu: các đơn vị sử dụng từ nguồn ngân sách quốc phòng thường xuyên.
2. Xăng, dầu bảo đảm cho các chuyến bay thực hiện nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu được sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước và Bộ Quốc phòng bảo đảm cho nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Cục Quân y chủ trì, phối hợp với Cục Tác chiến và Cục Cứu hộ - Cứu nạn đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện Quy chế này.
Cục Quân y hướng dẫn thực hiện Quy chế này và xây dựng danh mục chi tiết trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao.
Điều 16. Sửa đổi bổ sung Quy chế
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Quân y và Cục Tác chiến) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 3087/QĐ-BKHCN năm 2011 phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015: “Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư 138/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép lên bờ cho thuyền viên nước ngoài, giấy phép xuống tàu nước ngoài, giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài và giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 7647/BYT-KCB năm 2016 xin ý kiến góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn Tổ chức, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc do Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 586/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 3087/QĐ-BKHCN năm 2011 phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015: “Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 3Thông tư 138/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép lên bờ cho thuyền viên nước ngoài, giấy phép xuống tàu nước ngoài, giấy phép cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài và giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch có liên quan đến tàu, thuyền nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 7647/BYT-KCB năm 2016 xin ý kiến góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn Tổ chức, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc do Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 586/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 193/2016/TT-BQP Quy chế tổ chức vận chuyển cấp cứu người bị thương, bị bệnh trên vùng biển, đảo, vùng sâu, vùng xa bằng máy bay quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 193/2016/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/11/2016
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Phan Văn Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra