Chương 2 Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
CHỨC DANH CÁN BỘ NGÀNH THI HÀNH ÁN QUÂN ĐỘI
Mục 1. THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN CẤP QUÂN KHU
Sĩ quan tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại
b) Nhân sự đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được thống nhất giữa Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu và Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; trường hợp chưa được thống nhất, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;
c) Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tổng hợp, rà soát tiêu chuẩn, hồ sơ nhân sự; lập danh sách báo cáo Tổng cục Chính trị thẩm định; hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
2. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
a) Bản tóm tắt lý lịch (T63);
b) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại;
c) Bản kê khai tài sản, thu nhập;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan;
đ) Văn bản đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu;
e) Văn bản thẩm định của Tổng cục Chính trị;
g) Tờ trình đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
h) Trường hợp bổ nhiệm tại chỗ phải có biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Phòng Thi hành án.
Hồ sơ đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu gửi về Quân ủy Trung ương qua Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
3. Thời hạn giữ chức
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại có thời hạn là 5 năm tính từ ngày quyết định có hiệu lực;
b) Nhân sự đề nghị bổ nhiệm lần đầu phải đủ độ tuổi công tác từ đủ 3 năm trở lên theo cấp bậc quân hàm quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp cán bộ có năng lực, tín nhiệm cao, độ tuổi công tác không còn đủ 3 năm, nếu đề nghị bổ nhiệm lần đầu thì phải được sự đồng ý của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 7. Miễn nhiệm, thôi giữ chức, cách chức, luân chuyển
1. Miễn nhiệm
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án bị miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị miễn nhiệm chức danh Chấp hành viên;
b) Vi phạm kỷ luật chưa đến mức phải cách chức;
c) Không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đảm nhiệm chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.
2. Thôi giữ chức
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án được cho thôi giữ chức thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên miễn nhiệm khi nghỉ hưu;
b) Để Điều động, bổ nhiệm chức vụ mới;
c) Sức khỏe không bảo đảm công tác;
d) Do thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm.
3. Cách chức
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án bị cách chức thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị cách chức chức danh Chấp hành viên;
b) Vi phạm pháp luật, kỷ luật của Quân đội đến mức phải cách chức theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội.
4. Luân chuyển
Thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội và đơn vị.
Điều 8. Thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, cách chức, luân chuyển
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành án dân sự và Khoản 5 Điều 72 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
Sĩ quan tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Luật thi hành án dân sự,
1. Chấp hành viên sơ cấp
a) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
b) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
c) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên sơ cấp.
2. Chấp hành viên trung cấp
a) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
b) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
c) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên trung cấp.
3. Chấp hành viên cao cấp
a) Là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu;
b) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
đ) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên cao cấp.
Căn cứ nhu cầu biên chế và kết quả trúng tuyển kỳ thi của thí sinh, Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Bổ nhiệm không qua thi tuyển
Thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự.
3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
a) Công văn đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu;
b) Trường hợp thi tuyển phải có thông báo kết quả thi của Hội đồng thi tuyển;
c) Bản tóm tắt lý lịch (T63);
d) Bản kê khai tài sản, thu nhập;
đ) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu gửi về Quân ủy Trung ương qua Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
4. Thẩm quyền bổ nhiệm
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật thi hành án dân sự.
Điều 11. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức, Điều động, luân chuyển
1. Miễn nhiệm, cách chức
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Luật thi hành án dân sự và Điều 64, Điều 65 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
2. Điều động, luân chuyển
Thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ,
1. Thẩm tra viên
a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
b) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
đ) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thẩm tra viên.
2. Thẩm tra viên chính
a) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên từ đủ 03 năm trở lên hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thẩm tra viên chính.
3. Thẩm tra viên cao cấp
a) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính từ đủ 03 năm trở lên hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên;
b) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
đ) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thẩm tra viên cao cấp.
Điều 13. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục
a) Hằng năm, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu, quân khu, Quân chủng Hải quân thống nhất nhân sự bổ nhiệm các ngạch Thẩm tra viên trong Quân đội;
b) Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu, Đảng ủy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm theo Quy chế công tác cán bộ của Quân ủy Trung ương;
c) Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tổng hợp, rà soát tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục, lập danh sách xin ý kiến thẩm định của Tổng cục Chính trị đối với sĩ quan và Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu đối với quân nhân chuyên nghiệp;
d) Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội lập danh sách, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị bổ nhiệm.
2. Hồ sơ
a) Tờ trình của Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên trong Quân đội;
b) Văn bản thẩm định của Tổng cục Chính trị đối với sĩ quan hoặc Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu đối với quân nhân chuyên nghiệp;
c) Công văn đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu, Đảng ủy Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
d) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm;
đ) Bản tóm tắt lý lịch (T63);
e) Bản kê khai tài sản, thu nhập;
g) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu gửi về Quân ủy Trung ương qua Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
Điều 14. Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên
1. Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
2. Các thành viên: Phó Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; đại diện Thủ trưởng Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị và Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu.
3. Trưởng phòng Tổ chức cán bộ ngành thuộc Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là Thư ký và giúp việc cho Hội đồng.
Điều 15. Thẩm quyền bổ nhiệm, Điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Thẩm quyền bổ nhiệm
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
2. Thẩm quyền Điều động, luân chuyển, biệt phái
Thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 16. Tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm
Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thư ký thi hành án;
2. Miễn nhiệm
Thư ký thi hành án trong Quân đội bị miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật Nhà nước hoặc kỷ luật Quân đội được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 192/2016/TT-BQP ngày 26 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng;
b) Có căn cứ xác định không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đảm nhiệm Thư ký thi hành án trong Quân đội.
Điều 17. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm
1. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm
a) Phòng Thi hành án cấp quân khu căn cứ nhu cầu của đơn vị và tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm quy định tại
- Công văn đề nghị bổ nhiệm của Phòng Thi hành án cấp quân khu;
- Văn bản đồng ý của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu;
- Bản tóm tắt lý lịch (T63);
- Bản kê khai tài sản thu nhập;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan.
2. Quy trình, thủ tục miễn nhiệm
a) Phòng Thi hành án cấp quân khu căn cứ Điều kiện miễn nhiệm quy định tại
- Công văn đề nghị miễn nhiệm của Phòng Thi hành án cấp quân khu;
- Văn bản đồng ý của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu;
- Các văn bản có liên quan.
3. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2017/TT-BQP ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Mục 5. TUYỂN CHỌN CÁN BỘ NGÀNH THI HÀNH ÁN QUÂN ĐỘI
1. Quân nhân tại ngũ có bằng cử nhân luật hoặc đã trúng tuyển đại học chuyên ngành luật.
2. Công dân Việt Nam không thuộc biên chế trong Quân đội đã là cử nhân luật hệ chính quy đạt loại khá trở lên hoặc có trình độ Thạc sĩ luật, Tiến sĩ luật.
1. Quân nhân do Quân đội đào tạo cử nhân luật
Hằng năm, căn cứ nhu cầu của các đơn vị, thực trạng đội ngũ cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển chọn báo cáo nhân sự với Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị (qua Cục Cán bộ) xem xét, quyết định.
2. Quân nhân tại ngũ có bằng cử nhân luật hoặc đã trúng tuyển đại học chuyên ngành luật và công dân Việt Nam không thuộc biên chế trong Quân đội đã là cử nhân luật hệ chính quy đạt loại khá trở lên hoặc có trình độ Thạc sĩ luật, Tiến sĩ luật: Thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ của Quân ủy Trung ương và quy định của Bộ Quốc phòng.
Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 19/2018/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/02/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Chiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 409 đến số 410
- Ngày hiệu lực: 26/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tiêu chuẩn chung của cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội
- Điều 5. Tiêu chuẩn
- Điều 7. Miễn nhiệm, thôi giữ chức, cách chức, luân chuyển
- Điều 8. Thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, cách chức, luân chuyển
- Điều 9. Tiêu chuẩn
- Điều 10. Bổ nhiệm
- Điều 11. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức, Điều động, luân chuyển
- Điều 12. Tiêu chuẩn
- Điều 13. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
- Điều 14. Hội đồng xét duyệt, đề nghị bổ nhiệm Thẩm tra viên
- Điều 15. Thẩm quyền bổ nhiệm, Điều động, luân chuyển, biệt phái