- 1Thông tư 27/2009/TT-BCT quy định đo đếm điện năng trong thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành
- 2Thông tư 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công thương ban hành
- 3Thông tư 18/2010/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành
- 4Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 5Thông tư 27/2011/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục điều tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực do Bộ Công thương ban hành
- 6Thông tư 45/2011/TT-BCT sửa đổi Thông tư 18/2010/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành
- 1Quyết định 26/2006/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Điện Lực 2004
- 3Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 4Nghị định 44/2011/NĐ-CP về sửa đổi Điều 3 Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 1Thông tư 45/2018/TT-BCT quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BCT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2012/TT-BCT | Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2012 |
QUY ĐỊNH GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định giám sát thị trường phát điện cạnh tranh như sau:
Thông tư này quy định về hoạt động giám sát thị trường phát điện cạnh tranh và trách nhiệm của các đơn vị tham gia thị trường điện lực.
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị sau đây:
1. Đơn vị phát điện.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Đơn vị Mua buôn duy nhất.
4. Đơn vị truyền tải điện.
5. Đơn vị phân phối điện.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Can thiệp thị trường được quy định tại Điều 55 của Thông tư số 18/2010/TT-BCT ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 18/2010/TT-BCT).
2. Dịch vụ phụ trợ là các dịch vụ điều chỉnh tần số, dự phòng quay, dự phòng khởi động nhanh, dự phòng nguội, vận hành phải phát do ràng buộc an ninh hệ thống điện, điều chỉnh điện áp và khởi động đen.
3. Dữ liệu thị trường điện là các dữ liệu về tất cả các số liệu đầu vào, đầu ra của công tác lập kế hoạch vận hành thị trường và hệ thống điện; tính toán thanh toán thị trường điện sau ngày vận hành do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán, quản lý.
4. Đơn vị mua buôn duy nhất là Đơn vị mua điện duy nhất trong thị trường điện, có chức năng mua toàn bộ điện năng qua thị trường điện và qua hợp đồng mua bán điện.
5. Đơn vị phát điện là đơn vị sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện tham gia thị trường điện và ký hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy điện này với Đơn vị mua buôn duy nhất.
6. Đơn vị phân phối điện là Tổng Công ty điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện.
7. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành lưới điện truyền tải quốc gia.
8. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
9. Giá công suất thị trường (CAN) là mức giá cho một đơn vị công suất tác dụng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán công suất cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
10. Giá thị trường toàn phần (FMP) là tổng của giá thị trường điện năng (SMP) và giá công suất (CAN) trong một chu kỳ giao dịch.
11. Hợp đồng mua bán điện là văn bản thỏa thuận mua bán điện giữa Đơn vị mua buôn duy nhất và đơn vị phát điện hoặc xuất khẩu, nhập khẩu điện.
12. Hợp đồng mua bán điện dạng sai khác là hợp đồng mua bán điện ký kết giữa Đơn vị mua buôn duy nhất với đơn vị phát điện giao dịch trực tiếp trên thị trường điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành.
13. Lập lịch sau ngày vận hành là lập lịch tính giá điện năng thị trường và lập lịch xác định lượng công suất thanh toán theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT.
14. Quy định thị trường điện là các nội dung về vận hành Thị trường điện được quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT và Thông tư số 45/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2010/TT-BCT.
15. Quy trình thị trường điện là các quy trình cụ thể để vận hành thị trường điện được quy định tại Điều 109 Thông tư số 18/2010/TT-BCT và các quy trình hướng dẫn việc thực hiện Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải, Thông tư số 27/2009/TT-BCT ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định về Đo đếm điện năng trong thị trường phát điện cạnh tranh.
16. Thành viên thị trường điện là đơn vị tham gia vào các hoạt động giao dịch hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường điện quy định tại Điều 2 Thông tư 18/2010/TT-BCT.
NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Điều 4. Nguyên tắc giám sát thị trường điện
Các nguyên tắc cơ bản của công tác giám sát thị trường điện được quy định như sau:
1. Phân cấp giám sát thị trường điện
a) Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giám sát toàn bộ các hoạt động của thị trường điện;
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện một số chức năng giám sát thị trường điện, đánh giá hiệu quả vận hành thị trường theo quy định tại Thông tư này;
c) Các đơn vị thành viên thị trường khác có trách nhiệm phối hợp với Cục Điều tiết điện lực và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong giám sát thị trường điện; phát hiện và báo cáo Cục Điều tiết điện lực các vấn đề phát sinh, các hành vi có dấu hiệu vi phạm trong quá trình vận hành thị trường điện.
2. Các phân tích, đánh giá, kiểm tra và biện pháp xử lý phải căn cứ trên các quy định vận hành thị trường điện, hệ thống điện và các quy định có liên quan.
3. Các hoạt động giám sát thị trường điện phải căn cứ theo các thông tin, dữ liệu và các kết quả vận hành thị trường điện, cụ thể như sau:
a) Các thông tin, dữ liệu, kết quả vận hành thị trường điện phải được công bố cho các đơn vị thành viên thị trường theo phân quyền truy cập thông tin đã quy định trong Quy định thị trường phát điện cạnh tranh và các quy trình vận hành thị trường điện có liên quan;
b) Trong quá trình giám sát thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực được phép tiếp cận, truy cập toàn bộ các thông tin, dữ liệu thị trường điện và yêu cầu các đơn vị thành viên thị trường điện cung cấp thêm các thông tin bổ sung để phục vụ cho công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị trên thị trường điện.
4. Các báo cáo giám sát thị trường điện và các kết quả đánh giá, kiểm tra hoạt động thị trường điện phải được công bố, đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành viên thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Phạm vi giám sát thị trường điện
Công tác giám sát thị trường điện tập trung vào các nội dung sau:
1. Kết quả vận hành thị trường điện
a) Đánh giá và kiểm tra các kết quả thị trường;
b) Tiến hành điều tra, phân tích, nghiên cứu sâu hơn đối với các kết quả vận hành thị trường điện nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường.
2. Hành vi của các đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch trên thị trường
a) Đánh giá sự tuân thủ, chấp hành các quy định thị trường điện;
b) Đánh giá khả năng các đơn vị phát điện nộp các bản chào có phản ánh được các ràng buộc trong vận hành hoặc ràng buộc trong hợp đồng mua bán điện;
c) Kiểm tra, đánh giá các trường hợp có dấu hiệu lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường;
d) Kiểm tra, đánh giá các trường hợp có hành vi có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.
3. Hành vi của Đơn vị mua buôn duy nhất
a) Đánh giá sự tuân thủ, chấp hành các quy định và quy trình vận hành thị trường điện;
b) Đánh giá các khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực thi các quy định thị trường điện;
c) Kiểm tra, nghiên cứu các khó khăn, vướng mắc do Đơn vị mua buôn duy nhất báo cáo về việc không thể đáp ứng các quy định hoặc quy trình vận hành thị trường điện.
4. Công tác vận hành thị trường điện của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
a) Đánh giá sự tuân thủ, chấp hành các quy định và quy trình vận hành thị trường điện;
b) Đánh giá các khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực thi các quy định thị trường điện;
c) Kiểm tra, nghiên cứu các khó khăn, vướng mắc do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện báo cáo về việc không thể đáp ứng các quy định hoặc quy trình vận hành thị trường điện.
5. Công tác vận hành của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đối với các đơn vị phát điện giao dịch gián tiếp
a) Đánh giá và kiểm tra công tác vận hành của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu;
b) Đánh giá và kiểm tra công tác vận hành của các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;
c) Đánh giá và kiểm tra công tác vận hành các nhà máy điện không tham gia thị trường.
6. Công tác phân bổ sản lượng hợp đồng của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
a) Đánh giá sản lượng giao dịch trên thị trường giao ngay của từng nhà máy điện;
b) Đánh giá tính hợp lý của sản lượng hợp đồng được phân bổ đối với các nhà máy điện và Đơn vị mua buôn duy nhất.
7. Thanh toán
a) Kiểm tra các thanh toán được thực hiện cho các đơn vị phát điện;
b) Kiểm tra các trường hợp thanh toán có ràng buộc phát tăng thêm;
c) Kiểm tra các thanh toán điện năng và công suất;
d) Kiểm tra các khoản thanh toán khác.
8. Cấu trúc ngành điện và cơ cấu sở hữu
a) Đánh giá cơ cấu sở hữu trong thị trường điện lực;
b) Kiểm tra thị phần của các đơn vị điện lực.
GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH
MỤC 1. GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THƯỜNG XUYÊN
Điều 6. Giám sát các kết quả vận hành thị trường điện
1. Nội dung giám sát kết quả vận hành thị trường điện
a) Các kết quả lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới, bao gồm:
- Giá trần thị trường điện;
- Giá công suất thị trường và các kết quả tính toán Nhà máy điện mới tốt nhất;
- Giá điện năng thị trường và giá thị trường toàn phần dự kiến;
- Giá trị nước và giá trần bản chào của các nhà máy thủy điện;
- Giá trần bản chào của các tổ máy nhiệt điện;
- Mức nước giới hạn hồ chứa của các nhà máy thủy điện;
- Kết quả phân loại tổ máy chạy nền, chạy lưng và chạy đỉnh.
b) Các kết quả lập lịch huy động ngày tới, bao gồm cả lập lịch có ràng buộc và lập lịch không ràng buộc, kết quả lập lịch huy động giờ tới và lập lịch sau ngày vận hành, bao gồm:
- Giá điện năng thị trường và giá thị trường toàn phần;
- Tổ máy chạy biên;
- Phụ tải dự báo;
- Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và các nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo công suất khả dụng;
- Mức suy giảm công suất khả dụng, do sự cố;
- Mức nước giới hạn hồ chứa của các nhà máy thủy điện;
- Lượng công suất chào bán, so sánh với lượng công suất khả dụng công bố có xét đến lịch bảo dưỡng sửa chữa và giới hạn điện năng phát của các nhà máy thủy điện;
- Thứ tự huy động các tổ máy phát điện;
- Đường cung;
- Bản chào giá của các tổ máy;
- Sắp xếp bản chào giá các tổ máy theo từng nhóm (theo công nghệ phát điện, theo nhiên liệu, theo phân loại thành viên tham gia thị trường điện của các nhà máy điện);
- Biến động của giá thị trường theo nhu cầu phụ tải;
- Lịch huy động theo từng tổ máy và theo nhiên liệu;
- Giới hạn truyền tải và trào lưu công suất dự kiến trên lưới điện 500kV;
- Danh sách các ràng buộc an ninh hệ thống được xét đến khi lập lịch huy động có ràng buộc;
- Các điều chỉnh số liệu đầu vào của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho lập lịch huy động ngày tới, bao gồm: điều chỉnh biểu đồ phát điện của các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, các thay đổi trong bản chào của các tổ máy...;
- Các thay đổi trong bản chào dùng cho lập lịch ngày tới, giờ tới và lập lịch sau ngày vận hành.
2. Các vấn đề bất thường trong vận hành thị trường điện căn cứ theo các kết quả giám sát vận hành thị trường điện, cụ thể như sau:
a) Có biến động lớn về giá điện năng thị trường, phụ tải, bản chào của các tổ máy, lượng công suất chào trong chu kỳ giao dịch so với các chu kỳ giao dịch tiếp theo;
b) Có khác biệt lớn của các kết quả lập lịch huy động ngày tới, giờ tới và lập lịch sau ngày vận hành, bao gồm:
- Lịch huy động tổ máy so với công suất thực phát;
- Phụ tải dự báo so với phụ tải thực tế;
- Lượng công suất chào của các tổ máy;
- Giá điện năng thị trường dự kiến so với giá điện năng thị trường thực tế;
- Thứ tự huy động các tổ máy phát điện, hành vi chào giá của các đơn vị phát điện trong chu kỳ giao dịch so với các chu kỳ giao dịch tiếp theo;
- Giá điện năng thị trường tăng đột biến, và các chu kỳ có mức giá điện năng thị trường quá cao;
- Các chỉ số, thông số vận hành được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.
Điều 7. Giám sát hành vi của các thành viên thị trường điện
Nội dung giám sát hành vi của các đơn vị thành viên khi tham gia các hoạt động trên thị trường điện bao gồm:
1. Hành vi chào giá của đơn vị phát điện giao dịch trực tiếp
a) Đối với các nhà máy nhiệt điện:
- So sánh lượng công suất chào với công suất đặt, công suất khả dụng;
- So sánh lượng công suất chào với công suất phát ổn định thấp nhất, để đánh giá khả năng quản lý ràng buộc về công suất tối thiểu trong quá trình lập bản chào;
- So sánh mức công suất lập lịch với mức công suất chào;
- So sánh mức công suất lập lịch với mức công suất huy động thực tế.
b) Đối với các nhà máy thủy điện:
- So sánh lượng công suất chào với công suất khả dụng có xét đến các giới hạn về điện năng phát;
- So sánh mức giá chào với mức giá trần bản chào;
- So sánh mức công suất lập lịch với mức công suất chào;
- So sánh mức công suất lập lịch với mức công suất huy động thực tế.
c) Xem xét kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng của các đơn vị phát điện giao dịch trực tiếp và các nguyên nhân dẫn đến ngừng, giảm công suất phát;
d) Xem xét các trường hợp ngừng máy bắt buộc của các đơn vị phát điện giao dịch trực tiếp và các nguyên nhân.
2. Hành vi tham gia thị trường điện của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
a) Vận hành các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu:
- Đánh giá, so sánh biểu đồ huy động các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo các kết quả lập kế hoạch vận hành tháng tới, tuần tới, lập lịch huy động ngày tới, giờ tới và biểu đồ huy động thực tế;
- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến việc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện điều chỉnh biểu đồ huy động của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong lập lịch giờ tới và đối chiếu với các giới hạn điều chỉnh quy định tại Quy định thị trường điện;
- So sánh biểu đồ huy động dự kiến với mức huy động thực tế và xác định các nguyên nhân nếu có sự sai khác lớn.
b) Vận hành các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ:
- Đánh giá phần công suất được tách riêng để cung cấp dịch vụ phụ trợ;
- Xem xét, đánh giá các tình huống Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cần huy động các tổ máy cung cấp dịch vụ phụ trợ và nguyên nhân kèm theo.
c) Vận hành một số đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch:
- Nguyên tắc vận hành các nhà máy này là cố định biểu đồ phát điện trong quá trình lặp lịch huy động;
- Kiểm tra mức giá chào của các đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chào căn cứ theo giá hợp đồng.
3. Hành vi tham gia thị trường điện của Đơn vị mua buôn duy nhất
a) Đánh giá việc công bố biểu đồ nhập khẩu và xuất khẩu điện cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
b) Đánh giá hành vi chào giá thay cho các nhà máy điện BOT;
c) Đánh giá hành vi chào giá thay cho các nhà máy điện bị tạm dừng quyền chào giá và việc cung cấp các thông tin cần thiết từ phía các nhà máy điện này cho Đơn vị mua buôn duy nhất để thực hiện chào giá thay.
Điều 8. Giám sát, đánh giá kết quả phân bổ sản lượng hợp đồng
Nội dung giám sát, đánh giá kết quả phân bổ sản lượng hợp đồng, bao gồm:
1. Đánh giá kết quả xác định sản lượng hợp đồng năm và phân bổ sản lượng hợp đồng vào từng tháng, từng giờ do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện cho từng nhà máy điện.
2. So sánh, đối chiếu kết quả tính toán phân bổ sản lượng hợp đồng với tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo hợp đồng do Cục Điều tiết điện lực quy định theo Quy định thị trường điện.
3. Đánh giá sản lượng điện năng mua trên thị trường giao ngay trong từng chu kỳ giao dịch của Đơn vị mua buôn duy nhất.
4. Đánh giá sản lượng giao dịch trên thị trường giao ngay của đơn vị phát điện trong từng chu kỳ giao dịch.
5. Các chỉ số đánh giá sản lượng hợp đồng và sản lượng giao dịch qua thị trường giao ngay được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.
Điều 9. Giám sát, đánh giá kết quả tính toán thanh toán
Nội dung giám sát, đánh giá kết quả tính toán thanh toán, bao gồm:
1. Xem xét, đánh giá một số kết quả việc tính toán thanh toán để đánh giá tính tuân thủ các quy định về tính toán thanh toán trong Quy định thị trường phát điện cạnh tranh.
2. Xem xét đánh giá các trường hợp tổ máy phát phát tăng hoặc giảm công suất do ràng buộc an ninh hệ thống và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
3. Đánh giá các mức thanh toán giao dịch trên thị trường, bao gồm: thanh toán điện năng, thanh toán công suất và thanh toán cho dịch vụ phụ trợ.
4. Đánh giá doanh thu của một số nhà máy điện điển hình cho từng nhóm nhà máy điện chạy nền, chạy lưng, chạy đỉnh bằng cách so sánh mức doanh thu của các nhà máy điển hình này với mức doanh thu dự kiến tính toán theo các tiêu chuẩn nhằm các mục tiêu sau:
a) Đánh giá khả năng thu hồi vốn của các nhà máy điện trên thị trường;
b) Đánh giá việc áp dụng cơ chế thanh toán giá công suất CAN.
5. Xem xét đánh giá các trường hợp tổ máy chào giá cao hơn giá trần thị trường điện.
6. Xem xét đánh giá các trường hợp tổ máy phát sai khác so với lệnh điều độ và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm theo dõi giám sát các hoạt động vận hành của thị trường điện trong thời gian thực, bao gồm:
1. Giám sát vận hành thị trường điện trong thời gian thực
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm theo dõi giám sát việc tuân thủ quy định của các đơn vị thành viên thị trường điện trong các hoạt động vận hành thị trường điện hàng ngày. Nội dung giám sát bao gồm:
- Công tác nộp bản chào giá của các đơn vị phát điện: tuân thủ theo các quy định về thời gian biểu, biểu mẫu bản chào và các quy định có liên quan khác;
- Công tác vận hành các tổ máy phát điện của các đơn vị phát điện theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
- Công tác cung cấp các dịch vụ phụ trợ theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
- Việc cung cấp thông tin, thông số kỹ thuật đầy đủ và chính xác của các đơn vị phát điện cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
- Các hoạt động vận hành thị trường điện và hệ thống điện khác theo quy định hiện hành.
b) Trong quá trình vận hành thị trường điện và hệ thống điện hàng ngày, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm của đơn vị thành viên thị trường gây ảnh hưởng đến an ninh vận hành hệ thống điện trong thời gian thực, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm:
- Thực hiện các biện pháp can thiệp cần thiết để đảm bảo an ninh hệ thống điện trong quá trình vận hành thời gian thực theo các quy định, các quy trình có liên quan;
- Đưa ra cảnh báo cho đơn vị có hành vi có dấu hiệu vi phạm;
- Báo cáo Cục Điều tiết điện lực về hành vi có dấu hiệu vi phạm của đơn vị thành viên thị trường và các biện pháp xử lý, can thiệp của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
2. Can thiệp thị trường điện
Can thiệp thị trường điện là hành động thay đổi chế độ vận hành bình thường của thị trường điện, cụ thể như sau:
a) Trong quá trình vận hành hàng ngày, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm theo dõi giám sát các hoạt động vận hành thị trường điện và hệ thống điện, kịp thời phát hiện các tình huống bất thường và sự cố trong quá trình vận hành thị trường điện và hệ thống điện gây ảnh hưởng đến an ninh hệ thống điện;
b) Trong trường hợp phát hiện các tình huống bất thường và sự cố gây ảnh hưởng đến an ninh hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện các biện pháp can thiệp thị trường trong trường hợp cần thiết, tuân thủ theo Quy định thị trường điện;
c) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố trên Trang thông tin điện tử thị trường điện và báo cáo Cục Điều tiết điện lực về các biện pháp can thiệp thị trường điện đã thực hiện.
3. Đề xuất tạm dừng vận hành thị trường điện
a) Trong trường hợp phát hiện các tình huống bất thường hoặc sự cố trong vận hành hệ thống điện, thị trường điện có thể dẫn đến việc phải tạm dừng vận hành thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực các thông tin có liên quan, bao gồm:
- Mô tả chi tiết về tình huống bất thường hoặc sự cố;
- Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình huống bất thường hoặc sự cố đến công tác vận hành thị trường điện;
- Phương hướng giải quyết, xử lý tình huống bất thường, khắc phục sự cố để vận hành lại thị trường điện;
- Đề xuất tạm dừng vận hành vận hành thị trường điện và thời gian dừng vận hành dự kiến.
b) Căn cứ theo báo cáo của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định nội dung báo cáo, thực hiện kiểm tra, xác minh cần thiết để xem xét dừng vận hành thị trường điện tuân thủ theo Quy định thị trường điện.
Điều 11. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực trong giám sát thị trường điện thường xuyên
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giám sát vận hành thị trường điện thường xuvên. Các đơn vị thành viên thị trường điện có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết để phục vụ giám sát thị trường điện, báo cáo Cục Điều tiết điện lực các vấn đề bất thường.
2. Trình tự giám sát thị trường điện thường xuyên:
a) Thu thập dữ liệu, thông tin cần thiết, bao gồm:
- Các dữ liệu vận hành thị trường điện thu thập từ Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và các đơn vị thành viên thị trường khác theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
- Các thông tin, dữ liệu cần thiết khác về các trường hợp bất thường phát sinh trong quá trình vận hành thị trường điện do các đơn vị thành viên thị trường báo cáo.
b) Thực hiện phân tích, đánh giá các nội dung về vận hành thị trường điện theo quy định tại
c) Lập báo cáo tuần về kết quả giám sát thị trường điện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.
Điều 12. Xử lý kết quả giám sát thị trường điện thường xuyên
1. Căn cứ theo các kết quả thực hiện giám sát vận hành thị trường điện quy định tại
a) Thị trường vận hành kém hiệu quả do các hạn chế từ các đơn vị phát điện;
b) Thị trường vận hành kém hiệu quả do các vấn đề còn tồn tại, chưa hợp lý trong Quy định thị trường điện và các quy định có liên quan;
c) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường hay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị phát điện;
d) Các trường hợp bất thường khác.
2. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:
a) Thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc phân tích, đánh giá từ các đơn vị thành viên thị trường điện và các đơn vị liên quan;
b) Thực hiện phân tích, đánh giá chuyên sâu và chi tiết về các vấn đề có dấu hiệu bất thường để xác minh bản chất và nguyên nhân của vấn đề và các đơn vị có liên quan;
c) Trong trường hợp phát hiện các vấn đề bất thường liên quan đến việc tuân thủ và thực thi Quy định thị trường điện: thực hiện đánh giá, kiểm tra theo quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Trong trường hợp phát hiện các vấn đề bất thường liên quan đến hành vi cạnh tranh của các đơn vị thành viên thị trường, thực hiện điều tra theo quy định tại Mục 4 Chương này;
đ) Trong trường hợp phát hiện các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình vận hành thị trường điện không thuộc phạm vi quy định tại
- Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp, chỉ số, tiêu chuẩn để phân tích, đánh giá từng trường hợp cụ thể;
- Thực hiện phân tích, đánh giá chi tiết và chuyên sâu để xác minh nguyên nhân, bản chất nội dung của vấn đề và các đơn vị có liên quan.
3. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý và đánh giá ảnh hưởng, hiệu quả của các biện pháp này đối với việc vận hành thị trường điện.
MỤC 2. ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁT TUÂN THỦ QUY ĐỊNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Điều 13. Nội dung đánh giá, giám sát tuân thủ Quy định thị trường điện
Nội dung đánh giá, giám sát tuân thủ Quy định thị trường điện bao gồm:
1. Đánh giá, giám sát tuân thủ Quy định thị trường điện và các quy trình liên quan của các thành viên thị trường.
2. Đánh giá tính đầy đủ và phù hợp của Quy định thị trường điện và các quy trình liên quan.
3. Đánh giá, xác định các vấn đề vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện Quy định thị trường điện và các quy trình liên quan.
Điều 14. Trình tự đánh giá, giám sát tuân thủ Quy định thị trường điện
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thực hiện đánh giá sự tuân thủ của các đơn vị theo trình tự sau đây:
1. Thu thập dữ liệu đầu vào, bao gồm:
a) Báo cáo định kỳ hàng năm, hàng tháng của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đánh giá sự tuân thủ quy định thị trường của các thành viên thị trường theo các nội dung:
- Cung cấp và công bố thông tin phục vụ vận hành thị trường điện, hệ thống điện;
- Hành vi chào giá của các đơn vị;
- Tuân thủ lệnh điều độ.
b) Các dữ liệu, số liệu vận hành thị trường điện;
c) Báo cáo, kiến nghị do các đơn vị thành viên thị trường gửi Cục Điều tiết điện lực;
d) Các thông tin, dữ liệu cần thiết khác.
2. Tiến hành kiểm tra hoạt động thị trường điện.
3. Yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập đột xuất các quy trình, phần mềm phục vụ công tác vận hành thị trường điện của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong trường hợp cần thiết.
4. Lập và công bố báo cáo đánh giá, giám sát tuân thủ Quy định thị trường điện theo quy định tại
Điều 15. Xử lý kết quả đánh giá, giám sát tuân thủ Quy định thị trường điện
Căn cứ kết quả giám sát tuân thủ Quy định thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, cụ thể như sau:
1. Báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy định thị trường điện để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Quy định thị trường điện và các quy trình liên quan.
2. Sửa đổi, bổ sung các quy trình vận hành thị trường điện để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.
3. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm Quy định thị trường điện và các quy trình liên quan, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tiến hành điều tra vi phạm theo quy định tại
MỤC 3. ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC NGÀNH ĐIỆN, CƠ CẤU SỞ HỮU VÀ GIÁM SÁT HÀNH VI CẠNH TRANH
Điều 16. Đánh giá cấu trúc ngành điện và cơ cấu sở hữu
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giám sát, đánh giá cấu trúc ngành điện và cơ cấu sở hữu theo định kỳ hàng năm, hàng quý hoặc khi có sự thay đổi về cấu trúc hoặc cơ cấu sở hữu ngành điện.
2. Nội dung đánh giá cấu trúc ngành điện và cơ cấu sở hữu bao gồm:
a) Đánh giá cấu trúc ngành điện theo từng khâu:
- Khâu phát điện;
- Khâu truyền tải điện;
- Khâu phân phối điện;
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ trong thị trường điện.
b) Đánh giá cơ cấu sở hữu trong khâu phát điện, bao gồm:
- Mối quan hệ về sở hữu giữa các thành viên thị trường.
- Thị phần công suất đặt theo chủ sở hữu;
- Thị phần công suất đặt theo công nghệ phát điện;
- Thị phần công suất đặt theo khu vực địa lý;
3. Trình tự thực hiện giám sát, đánh giá cấu trúc ngành điện và cơ cấu sở hữu
a) Thu thập các dữ liệu cần thiết, bao gồm:
- Các dữ liệu về các đơn vị phát điện bao gồm danh sách các đơn vị phát điện, thông tin về các thành viên thị trường và thông tin kinh tế, kỹ thuật của các nhà máy.
- Số liệu cần thiết khác do các đơn vị thành viên thị trường báo cáo theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
b) Tính toán các chỉ số, bao gồm:
- Thị phần công suất đặt và sản lượng điện năng theo chủ sở hữu;
- Thị phần công suất đặt và sản lượng điện năng theo đơn vị chào giá;
- Thị phần công suất đặt và sản lượng điện theo khu vực địa lý;
- Thị phần công suất đặt và sản lượng điện theo từng loại công nghệ phát điện.
c) Tiến hành đánh giá, phân tích:
- Đánh giá hiện trạng về cấu trúc ngành điện và cơ cấu sở hữu;
- Phân tích tác động, ảnh hưởng của cấu trúc ngành và cơ cấu sở hữu đối với các hoạt động thị trường điện.
d) Lập và công bố báo cáo giám sát, đánh giá cấu trúc ngành điện và cơ cấu sở hữu theo quy định tại
Điều 17. Giám sát hành vi cạnh tranh
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giám sát các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh hoặc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo trình tự sau:
1. Thu thập dữ liệu, bao gồm:
a) Các báo cáo phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm của đơn vị thành viên thị trường gửi cho Cục Điều tiết điện lực;
b) Các thông tin, số liệu vận hành thị trường điện;
c) Các dữ liệu cần thiết khác do các đơn vị tham gia thị trường cung cấp theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
2. Thực hiện phân tích, đánh giá:
a) Đánh giá các hành vi chào giá của các đơn vị;
b) Đánh giá các kết quả vận hành thị trường điện;
c) Phân tích, thẩm định nội dung các báo cáo phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm của các đơn vị thành viên thị trường gửi Cục Điều tiết điện lực;
d) Trường hợp cần thiết, tiến hành các cuộc họp với các đơn vị để tìm hiểu và làm rõ hơn các vấn đề liên quan.
3. Lập và công bố báo cáo giám sát hành vi cạnh tranh theo quy định tại
Điều 18. Các trường hợp điều tra vi phạm
Cục Điều tiết điện lực tiến hành điều tra vi phạm trong các trường hợp sau đây:
1. Phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm căn cứ theo kết quả đánh giá, giám sát thị trường điện quy định tại các Mục 1, 2 và 3 Chương này.
2. Theo đề nghị của đơn vị thành viên thị trường.
3. Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 19. Trình tự, thủ tục điều tra vi phạm
Trình tự, thủ tục điều tra được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BCT ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục điều tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực.
Điều 20. Các biện pháp xử lý vi phạm
Các biện pháp xử lý là những biện pháp được Cục Điều tiết điện lực (hoặc cơ quan có thẩm quyền) áp đặt đối với thành viên thị trường điện có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thị trường điện, theo quy định tại Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực và Quy định thị trường điện, bao gồm:
1. Cảnh cáo và yêu cầu giải trình.
2. Đình chỉ thành viên thị trường theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT.
3. Các hình thức xử phạt đối với đơn vị vi phạm theo quy định tại Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
MỤC 5. BÁO CÁO GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Điều 21. Chế độ báo cáo của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm:
1. Lập và công bố báo cáo kết quả vận hành thị trường điện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm theo quy định tại Điều 95 Thông tư 18/2010/TT-BCT.
2. Lập và gửi Cục Điều tiết điện lực các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo vận hành thị trường điện hàng tháng, hàng năm và báo cáo can thiệp thị trường theo quy định tại Điều 96 Thông tư 18/2010/TT-BCT;
b) Báo cáo về các kết quả giám sát thị trường điện theo quy định tại
c) Báo cáo các nội dung theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
Điều 22. Trách nhiệm báo cáo của Cục Điều tiết điện lực
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm lập và công bố báo cáo giám sát thị trường phát điện định kỳ hàng tháng theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
2. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm lập và công bố báo cáo giám sát thị trường phát điện định kỳ hàng năm theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.
DỮ LIỆU PHỤC VỤ GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Điều 23. Trách nhiệm cung cấp dữ liệu
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cung cấp cho Cục Điều tiết điện lực các thông tin, dữ liệu về vận hành thị trường điện, bao gồm:
a) Các số liệu, kết quả tính toán lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm, tháng, tuần;
b) Các số liệu, kết quả vận hành thị trường điện ngày tới, giờ tới, thời gian thực và tính toán thanh toán;
c) Các thông tin, số liệu cần thiết khác theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực để giám sát thị trường điện.
2. Các đơn vị thành viên thị trường khác có trách nhiệm cung cấp các thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị đó trên thị trường phát điện cạnh tranh theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực để giám sát thị trường điện.
Điều 24. Phương thức cung cấp số liệu
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Cục Điều tiết điện lực theo các phương thức sau:
a) Tự động đồng bộ hóa trực tuyến giữa Cơ sở dữ liệu thị trường điện tại Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện với Cơ sở dữ liệu giám sát thị trường điện tại Cục Điều tiết điện lực. Tần suất thực hiện đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu tối thiểu là 01 (một) lần mỗi ngày. Danh mục các thông tin, dữ liệu thị trường điện cần đồng bộ hóa do Cục Điều tiết điện lực quy định.
b) Trường hợp chưa áp dụng được phương thức cung cấp dữ liệu theo quy định tại điểm a Khoản này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập và gửi các file số liệu thị trường điện theo định dạng, biểu mẫu và theo thời gian biểu do Cục Điều tiết điện lực quy định.
2. Các đơn vị thành viên thị trường điện khác cung cấp thông tin, dữ liệu dưới dạng văn bản hoặc file số liệu theo biểu mẫu do Cục Điều tiết điện lực yêu cầu.
Điều 25. Đảm bảo chất lượng dữ liệu
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dữ liệu cung cấp cho Cục Điều tiết điện lực bao gồm các báo cáo hàng ngày, báo cáo hàng tuần và nội dung của cơ sở dữ liệu thị trường điện.
2. Các thành viên thị trường khác có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dữ liệu cung cấp cho Cục Điều tiết điện lực phục vụ điều tra và có xác nhận đảm bảo là chính xác của đơn vị cấp dữ liệu.
3. Chất lượng của dữ liệu được công nhận là đảm bảo khi:
a) Không có sự thiếu hụt, sai sót phải đảm bảo tính nhất quán trong bộ dữ liệu và sự chênh lệch so với dữ liệu gốc tại các đơn vị;
b) Dữ liệu đã được rà soát các lỗi, sai sót và có xác nhận đảm bảo là chính xác của đơn vị cấp dữ liệu.
Điều 26. Các công cụ phần mềm quản lý và xử lý số liệu
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm trang bị các công cụ sau đây để phục vụ quản lý và xử lý dữ liệu giám sát thị trường điện:
1. Phần mềm lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu;
2. Các phần mềm truy cập và xử lý dữ liệu; gồm các tính năng tối thiểu sau:
a) Xử lý, tính toán và đưa ra các biểu đồ, đồ thị phục vụ đánh giá, giám sát thị trường điện;
b) Tính toán các chỉ số quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
c) Trích xuất các kết quả tính toán và lập báo cáo theo các biểu mẫu quy định.
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:
a) Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;
b) Xây dựng và ban hành quy định về biểu mẫu, định dạng file dữ liệu theo quy định tại
c) Trang bị, quản lý và vận hành các công cụ phần mềm phục vụ giám sát thị trường điện.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xây dựng, trang bị các thiết bị, công cụ cần thiết để đảm bảo truyền, gửi thông tin, số liệu thị trường điện cho Cục Điều tiết điện lực theo các phương thức truyền dữ liệu quy định tại
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
2. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng có liên quan thuộc Bộ, các đơn vị điện lực và các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1Thông tư 57/2014/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2Thông tư 45/2018/TT-BCT quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3Thông tư 28/2018/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 212/QĐ-BCT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 45/2018/TT-BCT quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BCT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 26/2006/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Điện Lực 2004
- 3Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 4Thông tư 27/2009/TT-BCT quy định đo đếm điện năng trong thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành
- 5Thông tư 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công thương ban hành
- 6Thông tư 18/2010/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành
- 7Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 8Nghị định 44/2011/NĐ-CP về sửa đổi Điều 3 Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 9Thông tư 27/2011/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục điều tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực do Bộ Công thương ban hành
- 10Thông tư 45/2011/TT-BCT sửa đổi Thông tư 18/2010/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành
- 11Thông tư 57/2014/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 12Thông tư 28/2018/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Thông tư 18/2012/TT-BCT quy định Giám sát thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 18/2012/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/06/2012
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Hoàng Quốc Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 429 đến số 430
- Ngày hiệu lực: 01/07/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực