Chương 1 Thông tư 18/2010/TT-BKHCN quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
1. Thông tư này quy định về: hoạt động mạng lưới quỹ gen; quản lý nhiệm vụ quỹ gen; trình tự xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá nghiệm thu, xử lý và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen (sau đây gọi là nhiệm vụ quỹ gen) bao gồm nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh và không bao gồm nhiệm vụ quỹ gen cấp cơ sở.
3. Nhiệm vụ quỹ gen gồm 3 loại: nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen; nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen; nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam liên quan đến hoạt động mạng lưới quỹ gen, quản lý và thực hiện nhiệm vụ quỹ gen có sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nguồn gen là các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.
2. Quỹ gen là tập hợp các nguồn gen từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi, nguồn gen người, nguồn gen vi sinh vật và các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu có giá trị sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường.
3. Mạng lưới quỹ gen là mạng lưới liên kết hoạt động của các tổ chức chủ trì thực hiện và lưu giữ kết quả nhiệm vụ quỹ gen trên phạm vi cả nước đã được hình thành ở các Bộ, ngành trong quá trình thực hiện Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và các tổ chức chủ trì nhiệm vụ quỹ gen thực hiện theo Thông tư này.
7. Nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước là nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen có tính liên ngành, đa lĩnh vực, được thực hiện bởi sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và các nhà khoa học. Sản phẩm và kết quả nhiệm vụ quỹ gen có phạm vi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường. Các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen do các tổ chức mạng lưới quỹ gen chủ trì thực hiện theo Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) là các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp nhà nước. Nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện.
Điều 4. Đối tượng của nhiệm vụ quỹ gen
1. Đối tượng của nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
a) Các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam đang bị suy giảm hoặc có nguy cơ mất đi;
b) Các nguồn gen có giá trị kinh tế-xã hội, y học, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh học;
c) Các nguồn gen cần cho công tác tạo giống, lai tạo giống, nghiên cứu khoa học và đào tạo;
d) Các nguồn gen có nguồn gốc từ nước ngoài đã thích nghi, phát triển ổn định ở điều kiện Việt Nam và có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.
2. Đối tượng của nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen
Các nguồn gen đang được bảo tồn và đã được đánh giá có giá trị kinh tế cao, có thể tạo ra sản phẩm thương mại, có thị trường đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường.
3. Đối tượng của nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen
Một số nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi chủ lực; một số nguồn gen người, nguồn gen vi sinh vật, nguồn gen ký sinh trùng, vi rút có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, công nghiệp, y tế, an ninh, quốc phòng.
Điều 5. Nội dung của nhiệm vụ quỹ gen
1. Nội dung của nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
a) Lưu giữ, bảo quản các nguồn gen quý, hiếm hiện có;
b) Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung nguồn gen;
c) Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục tráng các nguồn gen cây trồng, thuần chủng các nguồn gen vật nuôi, chuẩn hoá các chủng vi sinh, nấm, tảo;
d) Nghiên cứu xây dựng, phát triển các khu vực nuôi trồng chuyên canh các loài cây, con quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc quan trọng phục vụ kinh tế-xã hội, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường;
đ) Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học phù hợp với từng đối tượng;
e) Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa);
g) Bảo tồn an toàn nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ) và đánh giá kết quả bảo tồn;
h) Giới thiệu, cung cấp, trao đổi nguồn gen và các thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân trong nước và đối tác nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung của nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen
a) Kiểm tra các nguồn gen quý, đánh giá khả năng phát triển và ứng dụng để định hướng mục tiêu khai thác;
b) Xây dựng nguồn vật liệu di truyền: vườn cây đầu dòng, vườn giống (đối với nguồn gen thực vật); đàn hạt nhân, cụ kỵ, ông bà, bố mẹ (đối với nguồn gen động vật); chủng gốc (đối với nguồn gen vi sinh vật, nấm, tảo);
c) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (nuôi cấy mô, sản xuất giống, nhân giống, … ) để phát triển nguồn vật liệu di truyền và nhân rộng nguồn gen;
d) Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế (thực phẩm, sinh phẩm, dược phẩm, ...) từ nguồn gen;
đ) Xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm được tạo ra từ nguồn gen;
e) Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm và nguồn gen bản địa.
3. Nội dung của nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen
a) Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền;
b) Nghiên cứu cấu trúc và chức năng của gen, giải trình tự gen;
c) Lập bản đồ gen.
Thông tư 18/2010/TT-BKHCN quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 18/2010/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hoàng Văn Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 53 đến số 54
- Ngày hiệu lực: 07/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng của nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 5. Nội dung của nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 6. Mạng lưới quỹ gen
- Điều 7. Thành viên mạng lưới quỹ gen
- Điều 8. Quyền và trách nhiệm của thành viên mạng lưới quỹ gen
- Điều 9. Nội dung hoạt động mạng lưới quỹ gen
- Điều 10. Quản lý nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 11. Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 12. Nội dung hoạt động của Ban điều hành
- Điều 13. Xây dựng nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 14. Tổ chức tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 15. Tổ chức triển khai nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 16. Báo cáo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 17. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen
- Điều 18. Thanh lý hợp đồng, xử lý và sử dụng kết quả nhiệm vụ quỹ gen