- 1Thông tư 07/2005/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 241/QĐ-BTP-2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và Liên tịch ban hành từ năm 1981 đến nay hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 3Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1793/1997/TT-BTP | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997 |
Để thi hành Nghị định số 94/CP của Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 1997 về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế Bộ), Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ của tổ chức pháp chế Bộ như sau:
I. TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT:
Để thi hành Điều 4 của Nghị định số 94/CP, tổ chức pháp chế Bộ thực hiện các công việc sau đây:
1. Lập dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật (Khoản 1).
1.1. Theo kế hoạch hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ của Quốc hội, tổ chức pháp chế Bộ phải đề nghị bằng văn bản với các đơn vị (Cục, Vụ, Viện,...) trong Bộ, ngành mình để các đơn vị kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, các văn bản của Chính phủ và các văn bản của Bộ, ngành mình) nhằm điều chỉnh các mối quan hệ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành.
1.2. Văn bản kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ những điểm sau đây:
- Sự cần thiết ban hành văn bản kiến nghị;
- Hình thức văn bản;
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh và dự kiến bố cục của văn bản cần ban hành;
- Dự kiến đơn vị chủ trì soạn thảo, các đơn vị tham gia soạn thảo; sự phối hợp với các cơ quan hữu quan để soạn thảo văn bản;
- Thời gian, tiến độ và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản.
1.3. Tổ chức pháp chế Bộ có nhiệm vụ kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1.4. Thời gian mà tổ chức pháp chế Bộ yêu cầu các đơn vị kiến nghị ban hành văn bản và tổng hợp kiến nghị Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ, ngành mình chậm nhất vào cuối tháng 6 năm trước; nếu là chương trình theo nhiệm kỳ của Quốc hội, thì thời gian đề xuất và tổng hợp kiến nghị chậm nhất vào cuối tháng 6 của năm kết thúc nhiệm kỳ của Quốc hội khoá trước.
1.5. Sau khi nhận được Danh mục văn bản do các đơn vị kiến nghị, tổ chức pháp chế Bộ tổng hợp thành Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
1.6. Tổ chức pháp chế Bộ tổ chức cuộc họp với các đơn vị trong Bộ, ngành, mời đại diện của Bộ Tư pháp tham dự dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ, ngành để xem xét Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật.
Trên cơ sở ý kiến kết luận của lãnh đạo Bộ, ngành, tổ chức pháp chế Bộ lập Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành quyết định và ký gửi đến Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong thời hạn được quy định tại Khoản 3, Điều 9 của Nghị định số 101/CP của Chính phủ ngày 23-9-1997. Trong Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành cần nêu rõ các vấn đề theo quy định tại điểm 1.2 của mục này đối với từng dự án.
1.7. Khi Chương trình xây dựng pháp luật đã được cấp có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành) thông qua, tổ chức pháp chế Bộ đề xuất bằng văn bản với lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị được Bộ, ngành giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Tổ chức pháp chế Bộ cử người trực tiếp tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật.
1.8. Tổ chức pháp chế Bộ có trách nhiệm định kỳ hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo lãnh đạo Bộ, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng pháp luật, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và kịp thời có các kiến nghị, đề xuất cụ thể bằng văn bản để lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, giải quyết. 2. Thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản do các đơn vị khác của Bộ, ngành soạn thảo (khoản 2).
2.1. Theo Khoản 2, Điều 4 của Nghị định số 94/CP, thì tổ chức pháp chế Bộ chỉ thẩm định dự thảo văn bản do các đơn vị khác soạn thảo về mặt pháp lý trước khi trình lãnh đạo Bộ, ngành.
Thẩm định về mặt pháp lý Bản dự thảo văn bản được tiến hành trên cơ sở xem xét, đánh giá các vấn đề sau đây:
- Sự cần thiết ban hành văn bản;
- Sự phù hợp của hình thức văn bản với vấn đề cần được giải quyết;
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
- Bố cục của văn bản;
- Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật;
- Tính khả thi của văn bản;
- Kỹ thuật soạn thảo văn bản (từ ngữ, câu chữ, tên điều, văn phong...).
Trước khi tiến hành thẩm định, tổ chức pháp chế Bộ yêu cầu bằng văn bản các đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp các tài liệu sau đây:
- Dự thảo Tờ trình hoặc Bản thuyết minh về dự thảo văn bản đó;
- Bản dự thảo cuối cùng được được đơn vị chủ trì soạn thảo chuẩn bị;
- Các kiến nghị, đề xuất về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc giữ nguyên hiệu lực các điều khoản, văn bản có liên quan;
- Bản tập hợp ý kiến góp ý của các đơn vị khác gửi đến;
- Tài liệu tham khảo (nếu có).
2.2. Trong khi tiến hành thẩm định, nếu có vấn đề chưa rõ, thì tổ chức pháp chế Bộ trao đổi với đơn vị soạn thảo hoặc tham khảo ý kiến các đơn vị có liên quan của Bộ Tư pháp, như Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ pháp luật hình sự - hành chính, Vụ hợp tác quốc tế... để làm rõ. Trong trường hợp còn ý kiến khác nhau về các vấn đề có liên quan, thì tổ chức pháp chế Bộ có quyền bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định.
2.3. Trong thời hạn do lãnh đạo Bộ, ngành yêu cầu, tổ chức pháp chế Bộ phải gửi văn bản thẩm định tới lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định, đồng thời gửi văn bản thẩm định tới đơn vị chủ trì soạn thảo.
3. Soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật (Khoản 3).
3.1. Khi được giao trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức pháp chế Bộ phải chủ động xây dựng kế hoạch, tiến độ, kiến nghị thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Tổ chức pháp chế Bộ chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Bộ, ngành; với các đơn vị có liên quan của Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan để tổ chức việc nghiên cứu, khảo sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản có liên quan, chuẩn bị dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Khi dự thảo văn bản đã được chuẩn bị xong, tổ chức pháp chế Bộ trình Lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định. Tổ chức pháp chế Bộ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, ngành về nội dung cũng như về mặt pháp lý của dự thảo văn bản.
3.2. Khi các đơn vị khác trong Bộ, ngành được lãnh đạo Bộ, ngành giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức pháp chế Bộ có trách nhiệm phân công cán bộ tham gia từ đầu. Trong quá trình soạn thảo, tổ chức pháp chế Bộ không chỉ giúp đơn vị đó về mặt kỹ thuật xây dựng văn bản mà, trong khả năng của mình, còn có trách nhiệm tham gia ý kiến về mặt nội dung văn bản; nếu có ý kiến khác nhau liên quan đến nội dung của văn bản, thì tổ chức pháp chế Bộ có thể kiến nghị với lãnh đạo Bộ, ngành tổ chức các cuộc trao đổi có sự tham gia của Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan nhằm làm rõ vấn đề.
4. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành hoặc địa phương gửi lấy ý kiến (Khoản 4).
4.1. Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ, ngành, văn bản cần góp ý kiến do Bộ, ngành hoặc địa phương gửi đến xét về nội dung liên quan đến đơn vị nào trong Bộ, ngành, thì đơn vị đó có trách nhiệm nghiên cứu, cho ý kiến bằng văn bản.
4.2. Vai trò đầu mối của tổ chức pháp chế Bộ trong việc tham gia ý kiến vào các dự án văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành hoặc địa phương gửi lấy ý kiến được thể hiện ở những điểm sau đây:
- Đơn vị chuyên môn được lãnh đạo Bộ, ngành giao chủ trì nghiên cứu góp ý kiến phải gửi cho tổ chức pháp chế Bộ một bản dự thảo văn bản để nghiên cứu, theo dõi tiến độ tham gia góp ý, bảo đảm thời hạn do Bộ, ngành quy định.
- Trong trường hợp nội dung văn bản góp ý kiến có vấn đề liên quan đến các đơn vị khác nhau trong Bộ, ngành hoặc liên quan đến các cơ quan khác, thì tổ chức pháp chế Bộ chủ động đề nghị đơn vị chủ trì được tham gia ý kiến hoặc đề nghị lãnh đạo Bộ, ngành tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
- Sau khi chuẩn bị xong dự thảo văn bản góp ý kiến, đơn vị chủ trì phải gửi cho tổ chức pháp chế Bộ bản dự thảo đó để tổ chức pháp chế Bộ hoàn chỉnh dự thảo văn bản trình lãnh đạo Bộ, ngành duyệt ký. Trong trường hợp ý kiến của tổ chức pháp chế Bộ khác với ý kiến của đơn vị chủ trì dự thảo, thì trước khi trình lãnh đạo Bộ, ngành, tổ chức pháp chế Bộ phải trao đổi lại với đơn vị chủ trì; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau, thì tổ chức pháp chế Bộ báo cáo bằng văn bản (kèm theo bản dự thảo văn bản góp ý kiến) với lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định.
II. TRONG CÔNG TÁC RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
Để thi hành Điều 5 của Nghị định số 94/CP, tổ chức pháp chế Bộ thực hiện các công việc sau đây:
1. Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các văn bản liên tịch mà các Bộ, ngành phải thực hiện hoặc tổ chức thực hiện theo quy định của Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành đó, cụ thể là:
1.1. Hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát của các đơn vị thuộc Bộ, ngành;
1.2. Thường xuyên cập nhật văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của Bộ, ngành;
1.3. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị thuộc Bộ, ngành mà đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngành xác định lĩnh vực văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát của đơn vị đó;
1.4. Trực tiếp rà soát mảng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Bộ, ngành, được lãnh đạo Bộ, ngành giao cho;
1.5. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo khoa học có sự tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành có liên quan; trong trường hợp cần thiết có thể mời Bộ Tư pháp (các Vụ xây dựng pháp luật hoặc các đơn vị khác có liên quan) và các cơ quan hữu quan cùng tham gia để đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Khi xử lý cần dựa trên các quy định của Hiến pháp, các Bộ luật, luật, pháp lệnh hiện hành làm căn cứ để so sánh, đối chiếu nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản;
1.6. Tổng hợp, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành các phương án xử lý kết quả rà soát được quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 94/CP.
2. Chuẩn bị và trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành ý kiến tham gia hoàn thiện các tập hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của các Bộ, ngành và các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Thường xuyên liên hệ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp về nghiệp vụ rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các Tổng tập và Tuyển tập văn bản quy phạm pháp luật.
III. TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT,KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.
Để thi hành Điều 6 của Nghị định số 94/CP, tổ chức pháp chế Bộ thực hiện các công việc sau đây:
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật (Khoản 1)
1.1. Căn cứ yêu cầu về việc nâng cao ý thức pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức trong toàn ngành mà đề xuất kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và dài hạn trình lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định.
Đối với việc phổ biến văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo mà đối tượng thi hành là đông đảo nhân dân cũng như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác soạn thảo đã có văn bản hướng dẫn phổ biến văn bản đó của Bộ Tư pháp, thì tổ chức pháp chế Bộ phối hợp với Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục về văn bản đó cho cán bộ, công chức trong ngành và các tầng lớp nhân dân.
1.2. Trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành và với Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trong các đơn vị thuộc Bộ, ngành, cụ thể là:
- Biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật;
- Tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức trong toàn ngành;
- Phổ biến pháp luật về lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là phương tiện thông tin do Bộ, ngành trực tiếp quản lý;
- Đưa chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của ngành;
- Đưa nội dung pháp luật vào hoạt động sinh hoạt tập thể của các tổ chức chính trị - xã hội, các Câu lạc bộ và các tổ chức quần chúng khác.
2. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật (các Khoản 2, 3 và 4).
Tổ chức pháp chế Bộ phối hợp với Thanh tra Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, ngành giúp lãnh đạo Bộ, ngành thực hiện các công việc sau đây:
2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện pháp luật của cán bộ, công chức do Bộ, ngành quản lý;
2.2. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật trong Bộ, ngành; thường xuyên khảo sát, tổng kết đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức trong ngành để kiến nghị với lãnh đạo Bộ, ngành có biện pháp xử lý;
2.3. Thường xuyên giữ quan hệ với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp để trao đổi ý kiến về việc áp dụng pháp luật, tham gia ý kiến về việc xử lý vi phạm pháp luật trong ngành;
2.4. Kiến nghị với lãnh đạo Bộ, ngành về các biện pháp phòng ngừa, khắc phục vi phạm pháp luật trong ngành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế thực hiện pháp luật, trong đó có các quy định và cơ chế thực hiện pháp luật do Bộ, ngành quản lý Nhà nước.
IV. VỀ CÔNG TÁC BÁO CÁO, KHEN THƯỞNG
1. Nhằm tăng cường mối liên hệ công tác, giúp Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động của tổ chức pháp chế Bộ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 94/CP, định kỳ sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất, tổ chức pháp chế Bộ gửi báo cáo cho lãnh đạo Bộ, ngành mình, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của mình.
2. Bộ Tư pháp thực hiện việc khen thưởng các tổ chức pháp chế Bộ, cán bộ, công chức của tổ chức pháp chế theo đề nghị của Bộ, ngành chủ quản và ý kiến của Hội đồng thi đua Bộ Tư pháp.
Trong hoạt động nghiệp vụ pháp chế, nếu có vấn đề gì vướng mắc và kiến nghị, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để có hướng dẫn, giải quyết.
Nguyễn Đình Lộc (Đã ký) |
- 1Thông tư 07/2005/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 58/2002/QĐ-BTNMT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 241/QĐ-BTP-2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và Liên tịch ban hành từ năm 1981 đến nay hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 4Thông tư liên tịch 302/1997/TTLT-BTCCBCP-BTP hướng dẫn về tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 6Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 1Thông tư 07/2005/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 241/QĐ-BTP-2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và Liên tịch ban hành từ năm 1981 đến nay hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 3Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 58/2002/QĐ-BTNMT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Nghị định 101/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 3Thông tư liên tịch 302/1997/TTLT-BTCCBCP-BTP hướng dẫn về tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
Thông tư 1793/1997/TT-BTP hướng dẫn nghiệp vụ của tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 1793/1997/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/1997
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Đình Lộc
- Ngày công báo: 20/02/1998
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 14/01/1998
- Ngày hết hiệu lực: 02/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực