- 1Nghị định 370-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- 2Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 3Thông tư 06/TT-LĐTBXH-1995 hướng dẫn thi hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP-1995 do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17-LĐTBXH/TT | Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 1997 |
Căn cứ Bộ luật lao động, Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội tại Thông tư này là những người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ, bao gồm:
- Lao động có nghề (kể cả chuyên gia) và chưa có nghề;
- Học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp trong và ngoài nước;
- Lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội.
1. Phạm vi thực hiện.
Áp dụng 2 chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định tại mục IV, mục V Chương II Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và Thông tư 06/LĐ-TBXH ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/CP của Chính phủ.
2. Việc đóng bảo hiểm xã hội:
a. Nguồn đóng bảo hiểm xã hội:
Người lao động trong toàn bộ thời gian làm việc ở nước ngoài phải trích tiền lương hàng tháng của mình để đóng bảo hiểm xã hội.
b. Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người lao động:
+ Đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước thì mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 15% mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trước khi ra nước ngoài làm việc, bao gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có).
Thí dụ: một cán bộ là thuyền trưởng trước khu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước với mức tiền lương theo quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ với hệ số 3,45 và phụ cấp chức vụ 0,4 thì khi làm việc ở nước ngoài cách tính để đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Lương theo hệ số: 3,45 x 144.000đ = 496.800đ
- Phụ cấp chức vụ: 0,4 x 144.000đ = 57.600đ
Cộng = 554.400đ/tháng
Mức đóng bảo hiểm xã hội một tháng là: 554.400đ x 15% = 83.160đ
+ Đối với lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước hoặc người đã có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước nhưng thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước đã được giải quyết chế độ thì mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 15% của 2 lần mức tiền lương tối thiểu của công nhân viên chức nhà nước (hiện nay là 144.000 đ/tháng).
Thí dụ: Một lao động chưa có việc làm, được ký hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, mức đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng trong thời gian làm việc ở nước ngoài như sau:
(144.000 đ/tháng x 2) x 15% = 43.200đ/tháng.
+ Các mức đóng bảo hiểm xã hội tính theo tiền lương hoặc 2 lần mức tiền lương tối thiểu đều được điều chỉnh tương ứng khi ở trong nước có điều chỉnh về mức tiền lương tối thiểu của công nhân viên chức.
c. Cách đóng bảo hiểm xã hội.
+ Tổ chức kinh tế Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam nơi đặt trụ sở của tổ chức kinh tế và phải ghi vào sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có xác nhận của tổ chức kinh tế và cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định 6 tháng 1 lần. Lần đóng bảo hiểm xã hội thứ nhất vào cuối tháng thứ 6 kể từ khi người lao động bắt đầu làm việc ở nước ngoài, những lần đóng bảo hiểm xã hội sau do tổ chức kinh tế quy định thích hợp với điều kiện quản lý lao động. Người lao động phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng theo toàn bộ số tháng làm việc ở nước ngoài.
3. Quyền hưởng bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động ở nước ngoài được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:
a. Người lao động khi về nước nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ và Thông tư số 06/LĐ-TBXH hướng dẫn thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
b. Người lao động khi về nước nếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 25, 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, mà không tiếp tục làm việc nữa thì được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc có thể chờ đến khi đủ điều kiện hưởng hưu trí theo quy định tại Điều 28 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
c. Người lao động khi về nước nếu tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước để hưởng bảo hiểm xã hội.
d. Người lao động bị chết trong thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài thì được giải quyết chế độ tử tuất theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ và Thông tư số 06/LĐ-TBXH hướng dẫn thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
Khi giải quyết các chế độ hưu trí, trợ cấp 1 lần hoặc chế độ tử tuất có liên quan đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài thì tính theo mức tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài theo quy định tại phần b điểm 2 mục II Thông tư này. Các mức tiền lương này được điều chỉnh theo mức tiền lương tối thiểu của CNVC Nhà nước tại thời điểm giải quyết chế độ cho người lao động.
1. Tổ chức kinh tế Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm xác nhận, quản lý hồ sơ và sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Hồ sơ do tổ chức kinh tế quản lý quy định như sau:
a. Đối với người lao động đã có quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước thì phải có:
- Hồ sơ gốc, ghi rõ quá trình làm việc có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động.
- Sổ bảo hiểm xã hội ghi rõ quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội trước khi đi.
- Quyết định hoặc hợp đồng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
b. Đối với người lao động chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước thì tổ chức kinh tế có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp sổ bảo hiểm xã hội và quản lý hồ sơ cũng như sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp tổ chức kinh tế đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không tiếp tục hoạt động thì phải bàn giao toàn bộ hồ sơ có liên quan về bảo hiểm xã hội của người lao động do tổ chức kinh tế quản lý cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tổ chức kinh tế đóng bảo hiểm xã hội.
Khi người lao động về nước thì tổ chức kinh tế có trách nhiệm lập hồ sơ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc trả lại hồ sơ, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao động tiếp tục đăng ký đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan, đơn vị khác.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội, tổ chức thu bảo hiểm xã hội của người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua tổ chức kinh tế và giải quyết các chế độ hưu trí, trợ cấp 1 lần hoặc chế độ tử tuất cho người lao động theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
Trường hợp người lao động vi phạm về bảo hiểm xã hội thì căn cứ vào các quy định tại Chương VI Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 để giải quyết.
3. Đối với người thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ nếu có thời gian làm việc ở nước ngoài đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài được tính để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp 1 lần hoặc tử tuất theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Tổ chức kinh tế có trách nhiệm:
- Xác nhận thời gian làm việc và có đóng bảo hiểm xã hội của những người đã về nước để Bảo hiểm xã hội Việt Nam có cơ sở giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
- Làm thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội, ghi mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau ngày 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Trần Đình Hoan (Đã ký) |
- 1Nghị định 370-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- 2Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 07/CP năm 1995 hướng dẫn Bộ luật lao động về việc đưa lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài
- 5Nghị định 12/CP năm 1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội
- 6Thông tư 06/TT-LĐTBXH-1995 hướng dẫn thi hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP-1995 do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
Thông tư 17-LĐTBXH/TT-1997 thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- Số hiệu: 17-LĐTBXH/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/04/1997
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Trần Đình Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 09/05/1997
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực