BỘ QUỐC PHÒNG ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/2016/TT-BQP | Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
1. Thông tư này quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 71/2015/NĐ-CP).
2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới biển) hoặc có một phần địa giới hành chính nằm trong khu vực biên giới biển thực hiện theo quy định của pháp luật đối với khu vực đó.
Trường hợp người, phương tiện hoạt động ở khu vực này liên quan đến vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển thực hiện theo quy định của Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động trong khu vực biên giới biển.
1. Khu kinh tế quy định trong Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này là khu kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Khu du lịch quy định trong Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này là khu du lịch được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Du lịch.
3. Khu dịch vụ quy định tại Thông tư này là khu dịch vụ kinh doanh mang tính chất thương mại về sản xuất, phân phối, văn hóa, xã hội và du lịch được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Phương tiện đường bộ quy định trong Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam.
Điều 4. Mẫu biển báo và vị trí cắm
1. Biển báo “khu vực biên giới biển”, “vùng cấm”, “khu vực hạn chế hoạt động” trên đất liền làm theo mẫu thống nhất bằng tôn, dày 1,5mm; cột biển bằng kim loại, đường kính 100mm, dày 02mm; mặt biển, chữ trên biển báo sơn phản quang; nền biển sơn mầu xanh đen, chữ trên biển sơn mầu trắng; cột biển sơn phản quang, mầu trắng, đỏ; chữ trên biển báo ghi thành 2 dòng; dòng thứ nhất chữ bằng tiếng Việt Nam; dòng thứ hai chữ bằng tiếng Anh. Kích thước biển báo, chữ viết trên biển báo thực hiện theo các Mẫu số 01, 02, 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Vị trí cắm biển báo “khu vực biên giới biển”: Cắm ở ranh giới tiếp giáp giữa xã, phường, thị trấn ven biển với xã, phường, thị trấn nội địa; ở những nơi dễ nhận biết, cạnh bên phải trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông) vào khu vực biên giới biển.
3. Căn cứ địa hình, tính chất từng vùng cấm, biển báo “vùng cấm”, “khu vực hạn chế hoạt động” trong khu vực biên giới biển được cắm ở nơi phù hợp, dễ nhận biết.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN
Điều 5. Người, phương tiện Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển
1. Phương tiện cơ giới đường bộ vào khu vực biên giới biển (trừ khu du lịch, khu dịch vụ, khu kinh tế) hoạt động theo quy định tại Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện phải thông báo cho Đồn Biên phòng sở tại trước 02 ngày làm việc trước khi tiến hành các hoạt động.
2. Hình thức thông báo bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo Mẫu số 04, 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Người nước ngoài đến, hoạt động hoặc làm việc, học tập trong khu vực biên giới biển
1. Trường hợp người nước ngoài lưu trú qua đêm ở khu vực biên giới biển thực hiện việc khai báo theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản cho Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh) nơi đến biết; thực hiện theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông.
3. Người nước ngoài hoạt động theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, Đồn Biên phòng sở tại; thực hiện theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông.
Hoạt động diễn tập quân sự; diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; diễn tập an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản, thực hiện theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông.
Hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng có thẩm quyền và phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09, 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông.
Cơ quan, tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản thực hiện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải
a) Trường hợp cần thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, Bộ, ngành chủ quản báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải;
b) Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải, Bộ, ngành chủ quản phải thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải” theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất 15 ngày trước khi áp dụng. Trường hợp khẩn cấp thông báo ngay sau khi áp dụng theo quy định tại Điều 26 Luật Biển Việt Nam;
c) Phạm vi vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải được xác định bằng tọa độ trên hải đồ.
2. Vùng cấm trong khu vực biên giới biển
a) Các ngành chức năng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển khi đề nghị xác lập vùng cấm trong khu vực biên giới biển thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP;
b) Đối với công trình quốc phòng, Tư lệnh Quân khu chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển xác định rõ tính chất những công trình cần quy định vùng cấm, báo cáo Tư lệnh Quân khu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
c) Đối với công trình biên giới biển như: Công trình chiến đấu; công trình thủy công (cầu tàu cho hải đoàn, hải đội); cầu kiểm soát của đồn, trạm Biên phòng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phối hợp với cơ quan quân sự, các cơ quan chức năng cùng cấp ở địa phương xác định, báo cáo Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
d) Phạm vi vùng cấm, thời gian cấm do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thiết lập vùng cấm quyết định. Vùng cấm được đánh dấu bằng biển báo trên đất liền hoặc được xác định bằng tọa độ trên hải đồ;
đ) Sau khi có quyết định vùng cấm, cơ quan có thẩm quyền quản lý vùng cấm ban hành nội quy vùng cấm; tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ, đồng thời thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng cục Thủy sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển và các đối tượng liên quan biết để thực hiện.
3. Khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển
a) Các Bộ, ngành chức năng sau khi xác lập khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo cho Bộ Quốc phòng và các cơ quan, lực lượng chức năng hoạt động trong khu vực biên giới biển;
b) Phạm vi, thời gian hạn chế hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thiết lập khu vực hạn chế hoạt động quyết định. Khu vực hạn chế hoạt động được đánh dấu bằng biển báo trên đất liền hoặc được xác định bằng tọa độ trên hải đồ.
TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
1. Chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh ven biển:
a) Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, lực lượng chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển trong thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển; xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, biện pháp tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển; củng cố cơ sở chính trị, xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân ở khu vực biên giới biển, Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan thống nhất về thông tin hoạt động của tàu thuyền ở khu vực biên giới biển;
d) Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh quản lý, thống kê số người nước ngoài, phương tiện nước ngoài vào khu vực biên giới biển;
đ) Tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; thực hiện công tác đối ngoại quân sự và đối ngoại biên phòng;
e) Tổ chức các trạm kiểm soát cố định, lưu động để kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh; kiểm tra đăng ký, quản lý đối với người, phương tiện ra, vào và hoạt động trong khu vực biên giới biển; tiến hành giám sát biên phòng đối với tàu thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển;
g) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Công an, Hải quan, Kiểm ngư và các lực lượng có liên quan tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển; bảo vệ chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; bảo vệ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động hợp pháp khác của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển; thực hiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
h) Phối hợp với Công an cấp tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Công an cấp huyện, xã thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu vực biên giới biển hoặc khu kinh tế có một phần địa giới hành chính nằm trong khu vực biên giới biển; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng biển;
i) Thường xuyên trao đổi với các lực lượng chức năng liên quan về tình hình người, phương tiện nước ngoài ra, vào và hoạt động trong khu vực biên giới biển; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện nội quy về neo, trú, đậu ở cảng, bến đậu của các loại phương tiện đường thủy trong khu vực biên giới biển;
k) Hàng năm, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển lập dự toán kinh phí thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Chỉ đạo các Hải đoàn Biên phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
3. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết; báo cáo Bộ Quốc phòng kết quả thực hiện Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển
Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển
1. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; tổ chức thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển và xây dựng khu vực biên giới biển.
2. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng phối hợp với Bộ đội Biên phòng tiến hành khảo sát vị trí, tổ chức cắm các loại biển báo trong khu vực biên giới biển theo quy định tại Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này đảm bảo thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
3. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng các công trình, dự án kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới biển nhằm xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh.
4. Chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng liên quan; đoàn thể, tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển và xây dựng khu vực biên giới biển.
5. Đảm bảo ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển và xây dựng khu vực biên giới biển.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 12 năm 2016 và thay thế Thông tư số 89/2004/TT-BQP ngày 19 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó.
1. Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 71/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1Thông tư 89/2004/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển do Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Quyết định 1939/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2648/BGDĐT-GDTX năm 2015 tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển trung tâm học tập cộng đồng khu vực biên giới, hải đảo (giai đoạn 2011 - 2015)
- 4Công văn 86/CP-NC năm 2016 đính chính Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 29/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Thông tư 87/2020/TT-BQP quy định về màu sắc và dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận khác của từng loại máy bay Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Luật biển Việt Nam 2012
- 4Luật Đầu tư công 2014
- 5Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- 6Quyết định 1939/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2648/BGDĐT-GDTX năm 2015 tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển trung tâm học tập cộng đồng khu vực biên giới, hải đảo (giai đoạn 2011 - 2015)
- 8Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam
- 9Công văn 86/CP-NC năm 2016 đính chính Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 29/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Thông tư 87/2020/TT-BQP quy định về màu sắc và dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận khác của từng loại máy bay Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư 162/2016/TT-BQP quy định thực hiện Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 162/2016/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/10/2016
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Ngô Xuân Lịch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1181 đến số 1182
- Ngày hiệu lực: 06/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực