Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2017/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2017

THÔNG TƯ

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông, bao gồm:

1. Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Phụ lục 01.

2. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Phụ lục 02.

3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình và kết quả hoạt động chủ yếu của ngành Thông tin và Truyền thông; là cơ sở để xây dựng chế độ báo cáo thống kê của ngành Thông tin và Truyền thông.

4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông bao gồm các nhóm chỉ tiêu quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực: Bưu chính; Viễn thông, Internet; Tần số vô tuyến điện; Sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Xuất bản, in và phát hành; Báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử; Thông tin đối ngoại và Thông tin cơ sở.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông:

a) Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, tổng hợp và chuẩn hóa khái niệm, nội dung, phương pháp tính của các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông đảm bảo phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế.

b) Thủ trưởng các đơn vị có liên quan theo phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm xây dựng khái niệm, nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông và phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính để thực hiện.

2. Trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố thông tin các chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông:

a) Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm là đầu mối tiếp nhận, tổng hợp số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu từ các đơn vị có liên quan; tổ chức phổ biến và công bố các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

b) Thủ trưởng các đơn vị có liên quan theo phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông và cung cấp số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông cho Vụ Kế hoạch - Tài chính để phối hợp phổ biến, công bố theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

3. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trong ngành Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2017.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ; Cổng Thông tin điện tử Bộ.
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, KHTC (250).

BỘ TRƯỞNG




Trương Minh Tuấn

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT

Mã số

Nhóm, tên chỉ tiêu

01

Lĩnh vực bưu chính

1

0101

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính

2

0102

Số doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính

3

0103

Số lao động trong lĩnh vực bưu chính

4

0104

Số điểm phục vụ bưu chính

5

0105

Số điểm bưu điện - văn hóa xã

6

0106

Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính

02

Lĩnh vực viễn thông, Internet

7

0201

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực viễn thông

8

0202

Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông

9

0203

Số lao động trong lĩnh vực viễn thông

10

0204

Tỷ lệ dân sô được phủ sóng di động

11

0205

Số tên miền quốc gia Việt Nam

12

0206

Số địa chỉ Internet

13

0207

Số thành viên địa chỉ Internet

03

Lĩnh vực tần số vô tuyến diện

14

0301

Số lượng phổ tần số vô tuyến điện được cấp phép cho thông tin di động công cộng

15

0302

Số lượng đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T/T2

16

0303

Số lượng đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình tương tự mặt đất

17

0304

Số lượng đài vô tuyến điện phát sóng phát thanh mặt đất

18

0305

Số lượng đài truyền thanh không dây

19

0306

Số lượng đài vô tuyến điện trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, vệ tinh, khí tượng thủy văn, di động dùng riêng và các loại hình dịch vụ vô tuyến điện khác

20

0307

Số lượng tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế

04

Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

21

0401

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

22

0402

Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

23

0403

Số lao động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

24

0404

Doanh thu lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

05

Lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin

25

0501

Số đơn vị có trang thông tin điện tử riêng

26

0502

Số cơ quan nhà nước có cổng thông tin điện tử

27

0503

Số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp

28

0504

Số hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4

06

Lĩnh vực an toàn thông tin

29

0601

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

30

0602

Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

31

0603

Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng

07

Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành

32

0701

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xuất bản

33

0702

Số nhà xuất bản

34

0703

Số lao động hoạt động trong lĩnh vực xuất bản

35

0704

Doanh thu lĩnh vực xuất bản

36

0705

Số văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài

37

0706

Số xuất bản phẩm in

38

0707

Số xuất bản phẩm điện tử

39

0708

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực in

40

0709

Số cơ sở in

41

0710

Doanh thu lĩnh vực in

42

0711

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

43

0712

Số cơ sở phát hành

44

0713

Doanh thu lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

08

Lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

45

0801

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí

46

0802

Số cơ quan báo chí

47

0803

Số lao động trong các cơ quan báo chí

48

0804

Doanh thu từ báo in

49

0805

Doanh thu từ báo điện tử

50

0806

Số báo in

51

0807

Số báo điện tử

52

0808

Mức thụ hưởng báo chí bình quân trong năm

53

0809

Quỹ nhuận bút

54

0810

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

55

0811

Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

56

0812

Doanh thu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

57

0813

Số thuê bao truyền hình trả tiền

58

0814

Số đài phát thanh/đài truyền hình/đài phát thanh và truyền hình/tổ chức hoạt động truyền hình

59

0815

Số lao động của các đài phát thanh/đài truyền hình/đài phát thanh và truyền hình/tổ chức hoạt động truyền hình

60

0816

Doanh thu của các đài phát thanh/đài truyền hình/đài phát thanh và truyền hình/tổ chức hoạt động truyền hình

61

0817

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

62

0818

Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

63

0819

Doanh thu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện trên mạng

09

Lĩnh vực thông tin đối ngoại

64

0901

Số báo đối ngoại

65

0902

Số kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại

66

0903

Số văn phòng báo chí Việt Nam thường trú tại nước ngoài

67

0904

Số phóng viên Việt Nam thường trú tại nước ngoài

10

Lĩnh vực thông tin cơ sở

68

1001

Số đài truyền thanh cấp huyện

69

1002

Số đài truyền thanh cấp xã

70

1003

Số cụm thông tin cơ sở

* Một số chỉ tiêu thống kê quốc gia ngành Thông tin và Truyền thông đã được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.

PHỤ LỤC 02

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

01. Lĩnh vực bưu chính

0101. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực bưu chính

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động bưu chính phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Bưu chính.

0102. Số doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số doanh nghiệp, tổ chức được cấp phép giấy phép, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Bưu chính.

0103. Số lao động trong lĩnh vực bưu chính

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số nhân sự làm việc toàn thời gian trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính.

b) Phân tổ chủ yếu:

- Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Theo giới tính.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Bưu chính.

0104. Số điểm phục vụ bưu chính

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số điểm phục vụ bưu chính trên cả nước.

Điểm phục vụ bưu chính là nơi chấp nhận, phát bưu gửi (bao gồm bưu cục, ki ốt, đại lý, thùng thư công cộng và hình thức khác để chấp nhận, phát bưu gửi).

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Bưu chính.

0105. Số điểm bưu điện - văn hóa xã

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số điểm bưu điện - văn hóa xã.

Điểm bưu điện - văn hóa xã là điểm phục vụ thuộc mạng bưu chính công cộng do Nhà nước giao Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng, duy trì và quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ: Cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích, các dịch vụ kinh doanh khác; tổ chức các hoạt động đọc sách, báo, ấn phẩm; truy nhập Internet; tiếp nhận, triển khai các chương trình, dự án phục vụ phát triển thông tin và truyền thông tại khu vực nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Bưu chính.

0106. Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số người dân trung bình được một điểm phục vụ bưu chính cung cấp dịch vụ.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Bưu chính.

02. Lĩnh vực viễn thông, Internet

0201. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực viễn thông

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các doanh nghiệp viễn thông phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại hình kinh tế.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Viễn thông.

0202. Số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng doanh nghiệp đang triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông: Cố định; di động; dịch vụ Internet trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại hình dịch vụ: cố định, di động (2G, 3G, 4G, MVNO), Internet.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Viễn thông.

0203. Số lao động trong lĩnh vực viễn thông

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động làm việc toàn thời gian thuộc cả mạng lưới và dịch vụ tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hoạt động tại Việt Nam.

b) Phân tổ chủ yếu:

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Giới tính.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Viễn thông.

0204. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ người dân được phục vụ trong vùng phủ sóng di động so với tổng số dân cả nước.

b) Phân tổ chủ yếu:

- Theo công nghệ: 2G, 3G, 4G;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Viễn thông.

0205. Số tên miền quốc gia Việt Nam

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lượng tên miền quốc gia Việt Nam và tên miền tiếng Việt đang duy trì sử dụng.

Tên miền quốc gia Việt Nam là tập hợp tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” (gọi chung là tên miền “.vn”) và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam.

Tên miền “.vn” bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng Việt.

Tên miền không dấu là tên miền mã ASCII, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã ASCII, bao gồm tên miền không dấu các cấp dưới tên miền “.vn”.

Tên miền tiếng Việt là tên miền đa ngữ, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt, bảng mã tiếng Việt mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu bao gồm tên miền tiếng Việt các cấp dưới tên miền “.vn”.

b) Phân tổ chủ yếu:

- Theo khu vực: Bắc, Trung, Nam, nước ngoài;

- Theo tổ chức, cá nhân.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Trung tâm Internet Việt Nam.

0206. Số địa chỉ Internet

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số địa chỉ Internet. Địa chỉ Internet là địa chỉ mạng của thiết bị, máy chủ bao gồm các thế hệ địa chỉ IPv4, IPv6 và các thế hệ địa chỉ mới tiếp theo.

Số địa chỉ IPv4: Là tổng số địa chỉ IPv4. Địa chỉ IPv4 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 4 cấp cho quốc gia Việt Nam dưới sự quản lý của Bộ TTTT.

Số địa chỉ IPv6: Là tổng số địa chỉ IPv6. Địa chỉ IPv6 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 6 cấp cho quốc gia Việt Nam dưới sự quản lý của Bộ TTTT.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo các thế hệ địa chỉ.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Trung tâm Internet Việt Nam.

0207. Số thành viên địa chỉ internet

a) Khái niệm, phương pháp tính: Số lượng thành viên địa chỉ IP là tổng số tổ chức được cấp địa chỉ IP độc lập từ Trung tâm Internet Việt Nam.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo thế hệ địa chỉ:

- Thành viên IPv4;

- Thành viên IPv6.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Trung tâm Internet Việt Nam.

3. Lĩnh vực tần số vô tuyến điện

0301. Số lượng phổ tần số vô tuyến điện được cấp phép cho thông tin di động công cộng

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lượng phổ tần (tính bằng MHz) đã được cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tần số vô tuyến điện.

0302. Số lượng đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T/T2

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số đài vô tuyến điện truyền hình được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T/T2.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tần số vô tuyến điện.

0303. Số lượng đài vô tuyến điện phát sóng truyền hình tương tự mặt đất

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số đài vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng truyền hình tương tự mặt đất.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tần số vô tuyến điện.

0304. Số lượng đài vô tuyến điện phát sóng phát thanh mặt đất

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số đài vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng phát thanh mặt đất.

b) Phân tổ chủ yếu: Tình/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tần số vô tuyến điện.

0305. Số lượng đài truyền thanh không dây

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số đài vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập hệ thống truyền thông không dây.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tần số vô tuyến điện.

0306. Số lượng dài vô tuyến điện trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, vệ tinh, khí tượng thủy văn, di động dùng riêng và các loại hình dịch vụ vô tuyến điện khác

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số đài vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, vệ tinh, khí tượng thủy văn, di động dùng riêng và các loại hình dịch vụ vô tuyến điện khác.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tần số vô tuyến điện.

0307. Số lượng tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lượng tần số đã đăng ký và phối hợp quốc tế trong các lĩnh vực thông tin vệ tinh, hàng không, hàng hải, phát thanh truyền hình, cố định, di động.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tần số vô tuyến điện.

4. Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

0401. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo lĩnh vực:

- Phần cứng;

- Phần mềm;

- Nội dung số;

- Dịch vụ công nghệ thông tin.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo, điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Công nghệ thông tin.

0402. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số doanh nghiệp có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo lĩnh vực:

- Phần cứng;

- Phần mềm;

- Nội dung số;

- Dịch vụ công nghệ thông tin.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Công nghệ thông tin.

0403. Số lao động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

- Theo lĩnh vực: Phần cứng, phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT;

- Theo trình độ đào tạo: Trên đại học, đại học - cao đẳng, trung cấp, THPT và trình độ khác;

- Theo giới tính.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Công nghệ thông tin.

0404. Doanh thu lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo lĩnh vực

- Phần cứng;

- Phần mềm;

- Nội dung số;

- Dịch vụ công nghệ thông tin.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo, điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ Công nghệ thông tin.

5. Lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin

0501. Số đơn vị có trang thông tin điện tử

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã thiết lập, đăng ký giới thiệu, công bố và trao đổi thông tin của mình qua mạng internet đã được cấp địa chỉ truy nhập và sở hữu một hoặc một số trang thông tin điện tử.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tin học hóa.

0502. Số cơ quan nhà nước có cổng thông tin điện tử

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số cơ quan nhà nước có cổng thông tin điện tử.

Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tin học hóa.

0503. Số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số dịch vụ công được cung cấp trực tuyến.

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác do cơ quan nhà nước cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

b) Phân tổ chủ yếu:

- Theo mức độ cung cấp:

+ Mức độ 1: Là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

+ Mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

+ Mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

+ Mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

- Theo Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tin học hóa.

0504. Số hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số hồ sơ được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong tổng số lượng hồ sơ được xử lý.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Tin học hóa.

6. Lĩnh vực an toàn thông tin

0601. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo ngành:

- Kinh doanh sản phẩm;

- Cung ứng dịch vụ ATTT.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục An toàn thông tin.

0602. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép còn hiệu lực.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo ngành:

- Kinh doanh sản phẩm;

- Cung ứng dịch vụ ATTT.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục An toàn thông tin.

0603. Doanh thu trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền đã và sẽ thu được trong năm từ hoạt động liên quan đến kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng của các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo ngành:

- Kinh doanh sản phẩm;

- Cung ứng dịch vụ ATTT.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục An toàn thông tin.

7. Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành

0701. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xuất bản

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các nhà xuất bản phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0702. Số nhà xuất bản

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các cơ quan, tổ chức thực hiện việc xuất bản và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0703. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực xuất bản

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động làm việc toàn thời gian tại các nhà xuất bản trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Phân tổ chủ yếu:

- Theo trình độ đào tạo: Trên đại học, đại học - cao đẳng, trung cấp, THPT và trình độ khác;

- Theo giới tính.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0704. Doanh thu lĩnh vực xuất bản

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà xuất bản.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0705. Số văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài là số lượng Văn phòng đại diện được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0706. Số xuất bản phẩm in

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng xuất bản phẩm được xuất bản theo phương thức in. Bao gồm: Sách; xuất bản phẩm khác (các loại lịch, áp phích, tờ rời, tờ gấp...).

b) Phân tổ chủ yếu: Theo xuất bản phẩm; bản.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0707. Số xuất bản phẩm điện tử

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng xuất bản phẩm (sách in; tranh, ảnh, bản đồ, áp phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách) được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0708. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực in

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các cơ sở in phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0709. Số cơ sở in

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo quy định của pháp luật về hoạt động in.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0710. Doanh thu lĩnh vực in

a) Khái niệm: Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0711. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các cơ sở phát hành phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0712. Số cơ sở phát hành

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số cơ sở phát hành trong kỳ báo cáo.

Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

0713. Doanh thu lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Xuất bản, In và Phát hành.

8. Lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

0801. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác của các cơ quan báo chí phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0802. Số cơ quan báo chí

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các cơ quan báo chí trong kỳ báo cáo.

Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức được quy định tại Luật Báo chí; thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số ấn phẩm báo chí theo quy định của Luật Báo chí, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0803. Số lao động trong các cơ quan báo chí

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số người hoạt động chuyên môn trong các cơ quan báo chí trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Phân tổ chủ yếu:

- Theo trình độ đào tạo: Trên đại học, đại học - cao đẳng, trung cấp, THPT và trình độ khác;

- Theo giới tính.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0804. Doanh thu từ báo in

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với báo in của các cơ quan báo chí.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại doanh thu:

- Doanh thu từ bán báo: Là tổng số tiền thu được từ bán các đầu báo (bao gồm của cả ấn phẩm chính và các ấn phẩm phụ) theo quy định của pháp luật.

- Doanh thu từ quảng cáo: Là tổng số tiền thu từ hoạt động quảng cáo mà các cơ quan báo chí thu được trên các đầu báo (bao gồm của cả ấn phẩm chính và các ấn phẩm phụ) theo quy định của pháp luật.

- Doanh thu từ nguồn khác: Là tổng số tiền thu được từ các nguồn thu khác (thu từ trao đổi, mua bán bản quyền nội dung, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu từ tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) của các loại ấn phẩm theo quy định của pháp luật.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0805. Doanh thu từ báo điện tử

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền mà các cơ quan báo chí thu được theo quy định của pháp luật trên trang báo điện tử của mình.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại doanh thu:

- Doanh thu từ truy cập, bản quyền xem các sản phẩm báo chí, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung: Là tổng số tiền thu được từ truy cập, bán, trao đổi liên quan đến hoạt động báo chí điện tử theo quy định của pháp luật.

- Doanh thu từ quảng cáo: Là tổng số tiền thu từ hoạt động quảng cáo mà các cơ quan báo chí điện tử thu được theo quy định của pháp luật.

- Doanh thu từ nguồn khác: Là tổng số tiền thu được từ các nguồn khác trong hoạt động báo chí (như thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu từ tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0806. Số báo in

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các đầu báo chí in (bao gồm cả ấn phẩm chính và các ấn phẩm phụ) mà cơ quan báo chí được cấp phép.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0807. Số báo điện tử

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các cơ quan báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng; gồm báo điện tử và tạp chí điện tử, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0808. Mức thụ hưởng báo chí bình quân trong năm

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là mức bình quân bán báo trên 1 đầu người, một năm mà người dân được hưởng.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0809. Quỹ nhuận bút

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là quỹ của các cơ quan báo chí được Nhà nước cấp hoặc trích từ các nguồn thu từ hoạt động quảng cáo, bán báo, tạp chí và thu khác để chi trả cho các tác giả có tác phẩm báo chí.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Báo chí.

0810. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ truyền hình trả tiền

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ truyền hình trả tiền phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0811. Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0812. Doanh thu của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ truyền hình trả tiền

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thu được của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ truyền hình trả tiền.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0813. Số thuê bao truyền hình trả tiền

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0814. Số đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình; các tổ chức hoạt động truyền hình

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình trên cả nước; Các tổ chức hoạt động truyền hình được cấp phép hoạt động.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0815. Số lao động của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình; các tổ chức hoạt động truyền hình

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng nhân sự (người lao động - biên chế; hợp đồng...) của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động truyền hình trên cả nước.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Phân tổ:

- Theo trình độ đào tạo: Trên đại học, đại học - cao đẳng, trung cấp, THPT và trình độ khác;

- Theo giới tính.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0816. Doanh thu của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình; các tổ chức hoạt động truyền hình

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thu được của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động truyền hình trong năm.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0817. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0818. Số doanh nghiệp được cấp giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 Trên mạng và cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo phân loại trò chơi: G1; G2, G3, G4:

- Trò chơi điện tử G1: Là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

- Trò chơi điện tử G2: Là trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

- Trò chơi điện tử G3: Là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

- Trò chơi điện tử G4: Là trò chơi điện tử được tài về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

0819. Doanh thu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thu được từ các hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử trên mạng G1 trên mạng.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

09. Lĩnh vực thông tin đối ngoại

0901. Số báo đối ngoại

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các báo bằng tiếng nước ngoài, các báo có chuyên trang xuất bản bằng tiếng nước ngoài được các cơ quan báo chí Việt Nam phát hành.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Thông tin đối ngoại.

0902. Số kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại nằm trong quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Thông tin đối ngoại.

0903. Số văn phòng báo chí Việt Nam thường trú tại nước ngoài

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các cơ quan đại diện của một cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam đang hoạt động, thường trú ở nước ngoài.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Thông tin đối ngoại.

0904. Số phóng viên Việt Nam thường trú tại nước ngoài

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số phóng viên của các cơ quan thông tấn báo chí Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ, thường trú nước ngoài.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Thông tin đối ngoại.

10. Lĩnh vực thông tin cơ sở

1001. Số đài truyền thanh cấp huyện

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số đài truyền thanh trực thuộc UBND cấp huyện và Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao (có đài truyền thanh cấp huyện). Thực hiện chức năng tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền cấp huyện. Có nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh; tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Thông tin cơ sở.

1002. Số đài truyền thanh cấp xã

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số đài truyền thanh thuộc Ủy ban Nhân dân cấp xã. Thực hiện nhiệm vụ: Tiếp âm các chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện; biên tập và phát các bản tin chỉ đạo, điều hành, thông tin tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền cấp xã; thực hiện các chuyên mục phát trên sóng của Đài truyền thanh cấp huyện.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Thông tin cơ sở.

1003. Số cụm thông tin cơ sở

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các cụm thông tin cơ sở.

Cụm thông tin cơ sở là hệ thống các thiết bị thông tin nghe nhìn đặt tại các địa phương bao gồm các màn hình LED, tủ tra cứu thông tin điện tử, các cụm panô, áp phích, phục vụ công tác thông tin cơ sở.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục Thông tin cơ sở.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 15/2017/TT-BTTTT quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 15/2017/TT-BTTTT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 23/06/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Trương Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 557 đến số 558
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản