Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2022/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông, gồm danh mục chỉ tiêu và nội dung chỉ tiêu thống kê.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

3. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông, các cá nhân có liên quan đến Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

Điều 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả hoạt động chủ yếu của ngành Thông tin và Truyền thông, phục vụ công tác xây dựng chính sách phát triển ngành Thông tin và Truyền thông; công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Thông tin và Truyền thông; phục vụ báo cáo thống kê cấp quốc gia, báo cáo chỉ tiêu thống kê ngành; cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý nhà nước và cho các tổ chức quốc tế có liên quan theo quy định.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông gồm:

a) Danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê lĩnh vực Bưu chính: Chi tiết tại Phụ lục I.

b) Danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê lĩnh vực Viễn thông: Chi tiết tại Phụ lục II.

c) Danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê lĩnh vực Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông: Chi tiết tại Phụ lục III.

d) Danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê lĩnh vực An toàn thông tin mạng: Chi tiết tại Phụ lục IV.

đ) Danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin, Chuyển đổi số: Chi tiết tại Phụ lục V.

e) Danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê lĩnh vực Báo chí, truyền thông: Chi tiết tại Phụ lục VI.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ tổ chức xây dựng chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông trình Bộ trưởng ban hành, hướng dẫn thực hiện; Làm đầu mối, tổ chức điều phối, phối hợp, để các đơn vị chuyên môn liên quan thuộc Bộ (Vụ, Cục, Đơn vị chức năng quản lý chuyên ngành Thông tin và Truyền thông) chủ trì thu thập thông tin, khai thác số liệu do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chia sẻ để báo cáo số liệu các chỉ tiêu thống kê theo quy định tại Thông tư này.

b) Văn phòng Bộ khai thác các thông tin thống kê, số liệu báo cáo ngành Thông tin và Truyền thông, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ. Chủ trì và phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan đôn đốc thực hiện thu thập và cung cấp thông tin, số liệu theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

c) Các đơn vị chuyên môn liên quan thuộc Bộ có trách nhiệm chủ trì thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin, dữ liệu thống kê, các chỉ tiêu được phân công trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông để khai thác, sử dụng và cung cấp số liệu cho Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính.

2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu có trách nhiệm thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin, số liệu thống kê trên địa bàn cung cấp cho các Cục, Vụ, đơn vị chức năng quản lý chuyên ngành Thông tin và Truyền thông và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông có trách nhiệm tổ chức thực hiện báo cáo đầy đủ, trung thực, đúng thời gian các chỉ tiêu theo quy định.

Điều 5. Kinh phí triển khai

Kinh phí đầu tư, thực hiện triển khai Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông được bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022, thay thế Thông tư số 15/2017/TT-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kế hoạch - Tài chính) bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử đến thongkebotttt@mic.gov.vn để kịp thời xem xét, hướng dẫn, giải quyết.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch
tỉnh Bạc Liêu;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, KHTC.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

BẢNG TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CÁC PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông)

1. Từ viết tắt tên của một số tổ chức

TT

Nội dung

Từ viết tắt

1

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ TT&TT

2

Cục An toàn thông tin

Cục ATTT

3

Cục Báo chí

Cục BC

4

Cục Bưu điện Trung ương

Cục BĐTW

5

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Cục PTTH&TTĐT

6

Cục Tần số vô tuyến điện

Cục TS

7

Cục Thông tin cơ sở

Cục TTCS

8

Cục Thông tin đối ngoại

Cục TTĐN

9

Cục Viễn thông

Cục VT

10

Cục Xuất bản, In và Phát hành

Cục XBIPH

11

Cục Tin học hóa

Cục THH

12

Trung tâm Internet Việt Nam

VNNIC

13

Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia

NEAC

14

Văn phòng Bộ

VP Bộ

15

Vụ Bưu chính

Vụ BC

16

Vụ Công nghệ thông tin

Vụ CNTT

17

Vụ Kế hoạch - Tài chính

Vụ KHTC

18

Vụ Quản lý doanh nghiệp

Vụ QLDN

19

Ủy ban nhân dân

UBND

20

Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu

Sở TT&TT

21

Phòng Văn hóa và Thông tin

Phòng VH&TT

22

Cơ sở truyền thanh truyền hình cấp huyện

Cơ sở TT-TH

23

Doanh nghiệp

DN

24

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính

DNBC

25

Doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông

Doanh nghiệp CNTT, ĐTVT

26

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông

DNVT

27

Đài Phát thanh và Truyền hình

Đài PT&TH

28

Nhà xuất bản

NXB

29

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

CA

30

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

VNPost

2. Một số từ viết tắt khác

TT

Nội dung

Từ viết tắt

1

Thông tin và Truyền thông

TT&TT

2

Phát thanh và Truyền hình

PT&TH

3

Thông tin điện tử

TTĐT

4

Công nghệ thông tin

CNTT

5

Điện tử viễn thông

ĐTVT

6

Cơ sở dữ liệu

CSDL

7

Cung cấp dịch vụ

CCDV

8

Chứng thư số

CTS

9

Dịch vụ hành chính công trực tuyến

DVHCCTT

10

Xuất bản phẩm

XBP

11

Mạng xã hội

MXH

12

Thương mại điện tử

TMĐT

13

Truyền hình trả tiền

THTT

14

Thủ tục hành chính

TTHC

15

Ngân sách Nhà nước

NSNN

16

Thuế giá trị gia tăng

Thuế VAT

17

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN

18

Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, được cập nhật đến kỳ báo cáo

Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam

19

Phân tổ theo loại hình kinh tế

19.1

Kinh tế nhà nước: Gồm Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước; Công ty cổ phần, công ty TNHH vốn nhà nước >50%; Công ty nhà nước; Đơn vị sự nghiệp của nhà nước

Nhà nước

19.2

Kinh tế ngoài nhà nước (trừ FDI): Gồm doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã /liên hiệp hợp tác xã; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân; Công ty TNHH có vốn nhà nước =<50%; Công ty không có vốn nhà nước; Công ty cổ phần có vốn nhà nước <=50%

Ngoài nhà nước (trừ FDI)

19.3

Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài

Có vốn đầu tư FDI

PHỤ LỤC I

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH (*)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. DANH MỤC CHỈ TIÊU

Thứ tự

Mã số

Tên chỉ tiêu

Ghi chú

1

A001

Số lượng doanh nghiệp bưu chính

2

A002

Tổng doanh thu của doanh nghiệp bưu chính

3

A003

Doanh thu dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho thương mại điện tử

4

A004

Sản lượng dịch vụ chuyển phát gói, kiện cho thương mại điện tử

5

A005

Số lượng lao động của doanh nghiệp bưu chính

6

A006

Số lượng điểm phục vụ bưu chính

7

A007

Số tiền doanh nghiệp bưu chính nộp ngân sách nhà nước

8

A008

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bưu chính

9

A009

Sản lượng thư cơ bản

10

A010

Sản lượng báo, tạp chí phát hành qua mạng bưu chính công cộng

11

A011

Số lượng hồ sơ tiếp nhận, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích

12

A012

Sản lượng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

13

A013

Tỷ lệ hộ dân cư được gán địa chỉ số

(*) 03 chỉ tiêu được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, gồm:

(1) Doanh thu dịch vụ bưu chính. (Mã số 1301).

(2) Sản lượng dịch vụ bưu chính. (Mã số 1302).

(2.1) Sản lượng dịch vụ thư.

(2.2) Sản lượng dịch vụ gói, kiện.

II. NỘI DUNG CHỈ TIÊU

A001. Số doanh nghiệp, tổ chức được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bưu chính.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng doanh nghiệp, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp giấy phép bưu chính, cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại cấp phép (giấy phép /văn bản xác nhận thông báo hoạt động);

-Theo phạm vi cung ứng dịch vụ (nội tỉnh /liên tỉnh /quốc tế /liên tỉnh và quốc tế);

-Theo loại hình doanh nghiệp (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo mức độ tham gia vào TMĐT (cung cấp dịch vụ chuyển phát cho TMĐT /cung cấp dịch vụ logistics cho TMĐT /có sàn TMĐT);

-Theo ứng dụng công nghệ (có website /sử dụng mạng xã hội trong kinh doanh /cung cấp dịch vụ qua ứng dụng trên nền tảng di động /sử dụng chữ ký số trong hợp đồng cung cấp dịch vụ /Sử dụng kênh thanh toán online). Sử dụng công nghệ nền tảng di động là việc DNBC thực hiện một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh trên cơ sở sử dụng thiết bị di động và phần mềm ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng ...) phục vụ quản lý, điều hành hoạt động trong doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

-Theo công nghệ chia chọn bưu gửi đang áp dụng (chia chọn thủ công /chia chọn tự động). Chia chọn tự động là DNBC có hệ thống máy móc chia chọn hiện đại để chia chọn tự động thư/gói, kiện hàng hóa;

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có trụ sở chính).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A002. Tổng doanh thu của doanh nghiệp bưu chính.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền DNBC thu về từ việc sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Quý.

c) Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính; Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A003. Doanh thu dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho thương mại điện tử.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền DNBC thu về trong kỳ báo cáo từ việc làm dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho thương mại điện tử (TMĐT).

b) Kỳ công bố: Quý.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A004. Sản lượng gói, kiện hàng hóa chuyển phát cho thương mại điện tử.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng gói, kiện hàng hóa doanh nghiệp bưu chính thực hiện nhận, chuyển phát cho hoạt động thương mại điện tử trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Quý.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A005. Số lượng lao động của doanh nghiệp bưu chính.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số người hưởng lương của DNBC tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới (nam /nữ);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi người lao động làm việc).

c) Kỳ công bố: Kỳ quý: Phân tổ theo giới. Kỳ năm: Phân tổ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A006. Số lượng điểm phục vụ bưu chính.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng điểm phục vụ của doanh nghiệp bưu chính tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Điểm phục vụ bưu chính là nơi chấp nhận, phát bưu gửi (bao gồm bưu cục, ki-ốt, đại lý, thùng thư công cộng, điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) và hình thức khác để chấp nhận, phát bưu gửi).

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại hình điểm phục vụ;

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A007. Số tiền doanh nghiệp bưu chính nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác DNBC đã nộp và sẽ phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại của khoản tiền nộp (thuế VAT /thuế TNDN.../phí, lệ phí /các khoản nộp khác);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi DN nộp thuế).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính; Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A008. Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bưu chính.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp bưu chính sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính; Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A009. Sản lượng thư cơ bản.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng thư bản (hay còn gọi là thư thường), có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 ki-lô-gam được gửi, nhận ở trong nước và nước ngoài thông qua mạng bưu chính công cộng trong kỳ báo cáo. Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản viết tay hoặc bản in, có địa chỉ nhận hoặc không có địa chỉ nhận, trừ ấn phẩm định kỳ, sách, báo, tạp chí.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại thư (thư đi trong nước /thư quốc tế đi /thư quốc tế đến).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A010. Sản lượng báo, tạp chí công ích phát hành qua mạng bưu chính công cộng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là sản lượng báo in (gồm báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo Đảng địa phương) và Tạp chí Cộng sản được phát hành qua mạng bưu chính công cộng trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại báo, tạp chí (Báo Nhân dân /Báo Quân đội Nhân dân /báo do Đảng bộ địa phương xuất bản /Tạp chí Cộng sản);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (địa bàn phát hành).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A011. Số lượng hồ sơ tiếp nhận, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận, chuyển trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo lĩnh vực (công an /tư pháp /tài nguyên,...tương ứng với lĩnh vực thuộc các bộ, ngành quản lý);

-Theo loại hình dịch vụ chuyển phát hồ sơ TTHC (tiếp nhận hồ sơ /chuyển trả kết quả);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi TTHC được công bố tiếp nhận, chuyển trả qua dịch vụ bưu chính công ích).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A012. Sản lượng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng thư, gói, kiện, tài liệu phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước (ký hiệu là bưu gửi KT1) được Cục Bưu điện Trung ương và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại hình dịch vụ công ích (thường /khẩn /mật /khẩn mật);

-Theo tỉnh /thành phố trực thuộc Trung ương (nơi phát trả).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ BC.

A013. Tỷ lệ hộ dân cư được gán địa chỉ số.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ % giữa số hộ dân cư được gán địa chỉ số và tổng số hộ dân cư tương ứng của kỳ báo cáo. Địa chỉ số là một tập hợp các ký hiệu được quy ước thống nhất, hỗ trợ cho việc tự động hóa phân loại và chuyển phát hồ sơ thủ tục hành chính, bưu gửi, hàng hóa một cách nhanh nhất đến người nhận. Dân số kỳ báo cáo căn cứ số liệu công bố của cơ quan có thẩm quyền.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ QLDN.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ LĨNH VỰC VIỄN THÔNG (GỒM HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG, INTERNET, TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN) (*)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. DANH MỤC CHỈ TIÊU

Thứ tự

Mã số

Tên chỉ tiêu

Ghi chú

(I)

HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG

1

B001

Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông

2

B002

Số lượng lao động của doanh nghiệp viễn thông

3

B003

Trị giá dịch vụ viễn thông nhập khẩu

4

B004

Trị giá dịch vụ viễn thông xuất khẩu

5

B005

Số tiền doanh nghiệp viễn thông nộp ngân sách nhà nước

6

B006

Tổng số tiền thu lệ phí cấp phép, phí sử dụng tài nguyên viễn thông và phí quyền hoạt động viễn thông

(II)

HOẠT ĐỘNG INTERNET

7

B007

Số lượng thành viên địa chỉ Internet.

8

B008

Số lượng tên miền quốc tế

9

B009

Số lượng tên miền quốc gia

10

B010

Số lượng địa chỉ Internet IPv4

11

B011

Số lượng địa chỉ Internet IPv6

12

B012

Số lượng số hiệu mạng

13

B013

Tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam

14

B014

Tổng số tiền thu phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet

(III)

HOẠT ĐỘNG TẦN SỐ - VÔ TUYẾN ĐIỆN

15

B015

Số lượng trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện

16

B016

Lượng phổ tần số vô tuyến điện quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT

17

B017

Lượng phổ tần số vô tuyến điện đã cấp phép cho IMT

18

B018

Số lượng thiết bị vô tuyến điện đã cấp phép tần số

19

B019

Số lượng băng tần số vô tuyến điện kiểm soát được

20

B020

Số vụ vi phạm sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện

21

B021

Số vụ can nhiễu tần số vô tuyến điện có hại

22

B022

Số lượng quỹ đạo vệ tinh đã đăng ký thành công

23

B023

Số lượng ấn định tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế

24

B024

Tổng số tiền thu lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện

25

B025

Số tiền nộp ngân sách nhà nước từ lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện

26

B026

Số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

(*) 11 chỉ tiêu được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, gồm:

(1) Doanh thu dịch vụ viễn thông. (Mã số 1303).

(2) Số lượng thuê bao điện thoại. (Mã số 1304).

(2.1) Số lượng thuê bao điện thoại cố định.

(2.2) Số lượng thuê bao điện thoại di động.

(3) Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động. (Mã số 1305).

(4) Tỷ lệ người sử dụng Internet. (Mã số 1306).

(5) Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng. (Mã số 1307).

(6) Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet. (Mã số 1308).

(7) Dung lượng băng thông Internet quốc tế. (Mã số 1310).

(8) Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính. (Mã số 1313).

(9) Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động (Mã số 1314).

(10) Lưu lượng Internet băng rộng. (Mã số 1315).

II. NỘI DUNG CHỈ TIÊU

(I) HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG

B001. Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng doanh nghiệp có giấy phép viễn thông còn hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại hình dịch vụ cung cấp (cố định (mặt đất (truy nhập/kết nối Internet) /vệ tinh) /di động (mặt đất (2G, 3G, 4G, 5G) /vệ tinh /hàng hải /hàng không);

-Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo loại hạ tầng được phép thiết lập (hạ tầng cố định mặt đất /cố định vệ tinh /di động mặt đất /di động vệ tinh /di động hàng hải /MVNO).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục VT.

B002. Số lượng lao động của doanh nghiệp viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động làm việc toàn thời gian của doanh nghiệp tại Việt Nam trong kỳ báo cáo có tham gia trong quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp. (Cách tính lao động làm toàn thời gian theo hướng dẫn của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU): Số lao động làm việc toàn thời gian bằng tỷ lệ tổng số thời gian làm việc của các lao động trong kỳ báo cáo chia cho số thời gian làm việc của một kỳ báo cáo).

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính; Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục VT.

B003. Trị giá dịch vụ viễn thông nhập khẩu.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số tiền doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải trả cho các doanh nghiệp viễn thông đối tác nước ngoài trong việc cùng phối hợp cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế cho khách hàng Việt Nam, chiều liên lạc (phát sinh lưu lượng) từ Việt Nam đi nước ngoài trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục VT.

B004. Trị giá dịch vụ viễn thông xuất khẩu.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số tiền doanh nghiệp viễn thông nước ngoài phải trả cho các doanh nghiệp viễn thông đối tác Việt Nam trong việc cùng phối hợp cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế cho khách hàng nước ngoài, chiều liên lạc (phát sinh lưu lượng) từ nước ngoài vào Việt Nam trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục VT.

B005. Số tiền doanh nghiệp viễn thông nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác các doanh nghiệp viễn thông đã nộp và sẽ phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại của khoản tiền nộp (thuế VAT /thuế TNDN.../phí, lệ phí /các khoản nộp khác);

-Theo nhóm hoạt động (từ CCDV viễn thông /kinh doanh hàng hóa viễn thông).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính; Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục VT.

B006. Tổng số tiền thu lệ phí cấp phép, phí sử dụng tài nguyên viễn thông và phí quyền hoạt động viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền gồm lệ phí, phí sử dụng tài nguyên viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông đã thu được trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Quý.

c) Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục VT.

(II) HOẠT ĐỘNG INTERNET

B007. Số lượng thành viên địa chỉ Internet.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng thành viên địa chỉ Internet tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Thành viên địa chỉ là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp, phân bổ địa chỉ IP từ VNNIC thuộc Bộ TT&TT).

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi thành viên địa chỉ Internet có trụ sở chính).

c) Kỳ công bố: Tháng, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

B008. Số lượng tên miền quốc tế.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng tên miền quốc tế đã đăng ký sử dụng theo báo cáo định kỳ của các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo lịch sử duy trì (kỳ trước chuyển sang/ phát triển mới trong kỳ /hủy trong kỳ);

-Theo nhà đăng ký;

-Theo địa bàn (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương /vùng lãnh thổ nước ngoài (tương ứng với địa chỉ của người sử dụng tên miền)).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

B009. Số lượng tên miền quốc gia.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" (bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng Việt) đang được quản lý, duy trì trên hệ thống tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo tình trạng kích hoạt và nhóm địa chỉ IP sử dụng (đang kích hoạt (IPv6 /IPv4) /chưa kích hoạt);

-Theo kiểu tên miền (tên miền không dấu /tên miền tiếng Việt);

-Theo nhóm đuôi tên miền (.com.vn /.edu.vn /.gov.vn...);

-Theo nhà đăng ký;

-Theo địa bàn (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương /vùng lãnh thổ nước ngoài (tương ứng với địa chỉ của người sử dụng tên miền)).

c) Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

B010. Số lượng địa chỉ Internet IPv4.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng địa chỉ IPv4 mà quốc gia Việt Nam được cấp và được Bộ TT&TT quản lý tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Địa chỉ IPv4 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 4.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi tổ chức/cá nhân sử dụng đăng ký địa chỉ liên hệ).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

B011. Số lượng địa chỉ Internet IPv6.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng địa chỉ IPv6 mà quốc gia Việt Nam được cấp và được Bộ TT&TT quản lý tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Địa chỉ IPv6 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 6. Một khối /64 địa chỉ IPv6 bằng 2^(128-64) địa chỉ IPv6).

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi tổ chức /cá nhân sử dụng đăng ký địa chỉ liên hệ).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

B012. Số lượng số hiệu mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng số hiệu mạng mà các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam được cấp và sử dụng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số hiệu mạng là số được sử dụng để định danh một mạng máy tính (hoặc một tập hợp địa chỉ IP) tham gia vào hoạt động định tuyến chung trên Internet.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (theo địa chỉ của người được cấp số hiệu mạng).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

B013. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam theo số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới (ví dụ: Trung tâm thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN)) tại thời điểm khảo sát. (Là tỷ lệ % giữa số lượng địa chỉ IPv6 đã sử dụng và tổng số địa chỉ IPv6 đã được phân bổ).

b) Phân tổ chủ yếu: Theo một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam (Viettel /VNPT /Mobifone /FPT).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

B014. Tổng số tiền thu phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền gồm phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet đã thu được trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm khoản thu phí, lệ phí (tên miền /địa chỉ).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: VNNIC.

(III) TẦN SỐ - VÔ TUYẾN ĐIỆN

B015. Số lượng trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện đang hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện là trạm (cố định hoặc lưu động) có các thiết bị chuyên dùng để kiểm soát, giám sát, thu thập thông tin về các phát xạ vô tuyến điện trong không gian nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguồn gây can nhiễu, các vi phạm về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện; đo đạc các thông số kỹ thuật thiết bị vô tuyến điện để phục vụ công tác quản lý sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh).

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại trạm kiểm soát tần số (cố định /lưu động);

-Theo khu vực kiểm soát tần số (khu vực I/II/III,... theo địa chỉ đơn vị vận hành trạm).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B016. Lượng phổ tần số vô tuyến điện quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng độ rộng các băng tần (tính bằng Mhz) đã được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT (International Mobile Telecommunications) tại quy hoạch băng tần do Bộ TT&TT ban hành tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Băng tần là một dải tần số vô tuyến điện trong phổ tần, được sử dụng cho nhiều mục đích như: phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. Phổ tần số vô tuyến điện là phổ điện từ tương ứng với tần số vô tuyến điện thấp hơn 300 GHz).

b) Phân tổ chủ yếu: Theo băng tần (băng tần 1 /băng tần 2 /băng tần 3,...).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B017. Lượng phổ tần số vô tuyến điện đã cấp phép cho IMT.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là lượng tần số vô tuyến điện tính bằng Mhz đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sử dụng cho nghiệp vụ thông tin di động IMT tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo (nhóm) băng tần (nhóm 1 /nhóm 2 /nhóm 3,...);

-Theo băng tần (băng tần 1 /băng tần 2 /băng tần 3,…);

-Theo doanh nghiệp được cấp phép (DN viễn thông 1 /DN viễn thông 2 /...);

-Theo doanh nghiệp và theo (nhóm) băng tần (nhóm 1 /nhóm 2 /nhóm 3 ,...).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B018. Số lượng thiết bị vô tuyến điện đã cấp phép tần số.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép sử dụng tần số tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu - phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện). (Gồm các thiết bị có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đang hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo).

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo nhóm nghiệp vụ chính (truyền hình tương tự mặt đất /truyền hình số mặt đất /phát thanh /hàng không /(dẫn đường hàng không /di động hàng không) /hàng hải /(đài bờ hàng hải /đài tàu biển) /vệ tinh /di động dùng riêng /viba /truyền thanh không dây /tàu cá /(đài bờ tàu cá /thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá) /nghiệp vụ khác);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B019. Số lượng băng tần số vô tuyến điện kiểm soát được.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là những dải tần số vô tuyến điện dưới 300 GHz mà hệ thống thiết bị kiểm soát của Việt Nam đã kiểm soát được đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Dải tần dưới 300 GHz là dải tần được ITU phân định, gồm có VLF, LF, MF, HF, VHF, UHF, SHF, EHF. Dải kiểm soát được là các dải tần mà khi bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào sử dụng để phát tín hiệu trong phạm vi lãnh thổ VN thì các phương tiện kỹ thuật của VN hoàn toàn cho phép xác minh được vị trí và các thông số liên quan.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo băng tần (VLF, LF, MF, HF, VHF, UHF, SHF, EHF,... theo phân định của ITU);

-Theo nhóm phương tiện thực hiện kiểm soát (trạm cố định /trạm lưu động /trạm vệ tinh).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B020. Số vụ vi phạm sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng vụ vi phạm sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện kiểm soát, phát hiện được trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi phát sinh vi phạm).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B021. Số vụ can nhiễu tần số vô tuyến điện có hại.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng vụ can nhiễu tần số vô tuyến điện có hại phát sinh trong kỳ báo cáo. (Can nhiễu (nhiễu có hại) là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp).

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi phát sinh can nhiễu);

-Theo kết quả xử lý (đã kết thúc /chưa kết thúc);

-Theo các nghiệp vụ chính bị can nhiễu (điều hành, dẫn đường hàng không /di động công cộng /di động dùng riêng /phát thanh truyền hình quảng bá /nghiệp vụ khác).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B022. Số lượng quỹ đạo vệ tinh đã đăng ký thành công.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng vị trí quỹ đạo đã được đăng ký thành công để đưa vào sử dụng cho các dự án vệ tinh (bao gồm quỹ đạo địa tĩnh và quỹ đạo phi địa tĩnh) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Quỹ đạo vệ tinh là đường chuyển động của vệ tinh trong không gian. Quỹ đạo/tần số vệ tinh là tần số được ấn định cho mỗi vị trí quỹ đạo để vệ tinh tương ứng sử dụng).

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại quỹ đạo (địa tĩnh /phi địa tĩnh).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B023. Số lượng ấn định tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng ấn định tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đang hiệu lực tính đến cuối kỳ đánh giá. (Ấn định tần số là việc tần số đã được cơ quan quản lý ấn định và cấp phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể).

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nghiệp vụ chính (cảnh báo thiên tai /hỗ trợ hàng hải...).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B024. Tổng số tiền thu lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền gồm lệ phí và phí sử dụng tần số vô tuyến điện đã thu được theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại thu phí, lệ phí (lệ phí cấp phép /phí sử dụng tần số).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B025. Số tiền nộp ngân sách nhà nước từ lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước từ lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Tháng.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

B026. Số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thu được từ việc cấp quyền sử dụng tần số đối với các băng tần số vô tuyến điện có giá trị cao (băng tần "quý hiếm") trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo băng tần (băng tần 1 /băng tần 2 /băng tần 3,... băng tần thuộc nhóm "quý hiếm").

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TS.

PHỤ LỤC III

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG (*)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. DANH MỤC CHỈ TIÊU

Thứ tự

Mã số

Tên chỉ tiêu

Ghi chú

1

C001

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông

2

C002

Số lượng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông

3

C003

Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông

4

C004

Trị giá nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông

5

C005

Trị giá xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông

6

C006

Lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông

7

C007

Số tiền doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông nộp ngân sách nhà nước

(*) 01 chỉ tiêu được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê: Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin. (Mã số 1311).

II. NỘI DUNG CHỈ TIÊU

C001. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng doanh nghiệp có hoạt động chính trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử - viễn thông, sản xuất sản phẩm nội dung số và dịch vụ CNTT (sau đây viết gọn là doanh nghiệp CNTT, ĐTVT) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Hoạt động chính là hoạt động có doanh thu (thuần) chiếm tỷ trọng lớn nhất.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo lĩnh vực kinh doanh chính (phần mềm /phần cứng, điện tử /nội dung số /dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối));

-Theo loại hình kinh tế (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo quy mô sử dụng lao động (từ 10 người trở xuống /từ 11 người đến 100 người /từ 101 đến 200 người /từ 201 người trở lên);

-Theo quy mô doanh thu (một năm) (từ 3 tỷ đồng trở xuống /trên 3 tỷ đến 100 tỷ /trên 100 tỷ đến 300 tỷ /trên 300 tỷ trở lên);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (theo địa chỉ trụ sở chính của DN tại đăng ký kinh doanh).

c) Kỳ công bố: Tháng, năm.

Trong đó, phân tổ quy mô doanh thu và phân tổ quy mô lao động - áp dụng đối với kỳ báo cáo năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ CNTT.

C002. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động hưởng lương tại các doanh nghiệp công nghiệp CNTT, ĐT-VT tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo lĩnh vực kinh doanh chính (phần mềm /phần cứng, điện tử /nội dung số /dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối));

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ CNTT.

C003. Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền doanh nghiệp công nghiệp CNTT, ĐTVT thu được từ hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo lĩnh vực kinh doanh chính (phần mềm /phần cứng, điện tử /nội dung số /dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối)).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ CNTT.

C004. Trị giá nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng trị giá nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo. Hàng hóa phần cứng, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin là hàng hóa thuộc các nhóm: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm sản phẩm, hàng hóa;

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ CNTT.

C005. Trị giá xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng điện tử công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng trị giá nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm sản phẩm, hàng hóa;

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ CNTT.

C006. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp công nghiệp CNTT, ĐTVT sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo lĩnh vực kinh doanh chính (phần mềm /phần cứng, điện tử /nội dung số /dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối)).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ CNTT.

C007. Số tiền doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác mà doanh nghiệp công nghiệp CNTT, ĐT-VT đã nộp và sẽ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Vụ CNTT.

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ LĨNH VỰC AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG (*)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. DANH MỤC CHỈ TIÊU

Thứ tự

Mã số

Tên chỉ tiêu

Ghi chú

(I)

HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

1

D001

Số lượng doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng

2

D002

Số lượng lao động của doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng

3

D003

Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng

4

D004

Số tiền doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng nộp ngân sách nhà nước

(II)

HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ

5

D005

Số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cấp phép

6

D006

Số lượng lao động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho công cộng

7

D007

Số lượng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đã cấp

8

D008

Doanh thu từ dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

9

D009

Số tiền đóng góp vào ngân sách nhà nước từ nguồn thu Phí duy trì Hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số

(*) 01 chỉ tiêu được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê: Tổng số chứng thư số đang hoạt động. (Mã số 1316).

II. NỘI DUNG CHỈ TIÊU

(I) HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

D001. Số lượng doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm, cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép còn hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại Giấy phép được cấp (sản xuất sản phẩm /nhập khẩu sản phẩm /cung cấp dịch vụ);

-Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục ATTT.

D002. Số lượng lao động của doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng lao động hưởng lương tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo giới tính.

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục ATTT.

D003. Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: Quý.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục ATTT.

D004. Số tiền doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đã nộp và sẽ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: 6 tháng.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục ATTT.

(II) HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ

D005. Số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cấp phép.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng tổ chức/doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Certificate Authority - viết tắt là CA) cho công cộng được cấp phép tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. "Chữ ký số công cộng" là chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số công cộng. "Khóa bí mật" là một khóa trong cặp khóa thuộc "hệ thống mật mã không đối xứng", được dùng để tạo chữ ký số. "Khóa công khai" là một khóa trong cặp khóa thuộc "hệ thống mật mã không đối xứng", được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. "Hệ thống mật mã không đối xứng" là hệ thống mật mã có khả năng tạo được cặp "khóa" bao gồm khóa bí mật và khóa công khai. "Khóa" là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã..

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo hiện trạng hoạt động (đang hoạt động /đã bị thu hồi (giấy phép)).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: NEAC.

D006. Số lượng lao động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho công cộng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng lao động hưởng lương của tổ chức chứng thực chữ ký số cho công cộng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo giới.

c) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: NEAC.

D007. Số lượng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đã cấp.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cấp (cho thuê bao cơ quan của Đảng và Nhà nước) đang hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo trạng thái hoạt động (đã cấp /đang hoạt động /thu hồi).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: NEAC.

D008. Doanh thu dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền CA công cộng đã thu và sẽ thu về từ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: 6 tháng.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: NEAC.

D009. Số tiền đóng góp vào ngân sách nhà nước từ nguồn thu Phí duy trì Hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số phí thu được từ các CA công cộng, sau khi trừ khoản phí được để lại phục vụ hoạt động sự nghiệp theo quy định, đã đóng và sẽ phải đóng vào ngân sách nhà nước trong kỳ báo cáo theo quy định.

b) Kỳ công bố: Quý.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

d) Đơn vị thu thập số liệu: NEAC.

PHỤ LỤC V

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CHUYỂN ĐỔI SỐ (*)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. DANH MỤC CHỈ TIÊU

Thứ tự

Mã số

Tên chỉ tiêu

Ghi chú

1

E001

Tỷ lệ dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4

2

E002

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4

(*) 07 chỉ tiêu được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, gồm:

(1) Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước. (Mã số 0517).

(2) Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử. (Mã số 1309).

(3) Doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến. (Mã số 1312).

(4) Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông. (Mã số 1317).

(5) Tỷ lệ người dân có sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Mã số 1318).

(6) Số dịch vụ hành chính công có phát sinh hồ sơ trực tuyến. (Mã số 1319).

(7) Chi cho chuyển đổi số. (Mã số 1321).

II. NỘI DUNG CHỈ TIÊU

E001. Tỷ lệ dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ % giữa số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4 và tổng số dịch vụ hành chính công trực tuyến đang được cung cấp tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục THH.

E002. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ % giữa số lượng hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4 và tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 /dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục THH.

PHỤ LỤC VI

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ LĨNH VỰC BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. DANH MỤC CHỈ TIÊU

Thứ tự

Mã số

Tên chỉ tiêu

Ghi chú

(I)

XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH

1

G001

Số lượng nhà xuất bản

2

G002

Số lượng lao động trong lĩnh vực xuất bản

3

G003

Tổng số sách in xuất bản

4

G004

Số lượng xuất bản phẩm khác không phải là sách

5

G005

Doanh thu hoạt động xuất bản

6

G006

Số tiền nhà xuất bản nộp ngân sách nhà nước

7

G007

Lợi nhuận sau thuế của nhà xuất bản

8

G008

Số lượng doanh nghiệp in

9

G009

Số lượng lao động trong lĩnh vực in

10

G010

Sản lượng in ấn

11

G011

Doanh thu hoạt động in

12

G012

Số tiền doanh nghiệp in nộp ngân sách nhà nước

13

G013

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp in

14

G014

Số lượng cơ sở phát hành

15

G015

Số lượng lao động trong lĩnh vực phát hành

16

G016

Doanh thu hoạt động phát hành

17

G017

Số tiền cơ sở phát hành nộp ngân sách nhà nước

18

G018

Lợi nhuận sau thuế của cơ sở phát hành

(II)

BÁO CHÍ

19

G019

Số lượng cơ quan báo

20

G020

Số lượng cơ quan tạp chí

21

G021

Số lượng lao động trong cơ quan báo, tạp chí

22

G022

Số lượng thẻ nhà báo đã cấp

23

G023

Số lượng bản báo in

24

G024

Số lượng bản tạp chí in

25

G025

Tỷ lệ người đọc báo, tạp chí

26

G026

Doanh thu báo

27

G027

Doanh thu tạp chí

28

G028

Số tiền các cơ quan báo, tạp chí nộp ngân sách nhà nước

29

G029

Số tiền chênh lệch thu - chi sau thuế của cơ quan báo, tạp chí

(III)

PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

30

G030

Số lượng cơ quan phát thanh, truyền hình

31

G031

Số lượng lao động của cơ quan phát thanh, truyền hình

32

G032

Doanh thu phát thanh, truyền hình

33

G033

Số tiền cơ quan phát thanh, truyền hình nộp ngân sách nhà nước

34

G034

Số tiền chênh lệch thu - chi sau thuế của cơ quan phát thanh, truyền hình

35

G035

Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

36

G036

Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

37

G037

Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền

38

G038

Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền

39

G039

Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp ngân sách nhà nước

40

G040

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

41

G041

Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

42

G042

Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng

43

G043

Doanh thu dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

44

G044

Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng nộp ngân sách nhà nước

45

G045

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng

46

G046

Số lượng giấy phép thiết lập mạng xã hội

47

G047

Số lượng giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

(IV)

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

48

G048

Số lượng báo tham gia hoạt động thông tin đối ngoại

49

G049

Số lượng tạp chí tham gia hoạt động thông tin đối ngoại

50

G050

Số lượng kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại

51

G051

Số lượng lao động trong các cơ quan báo chí đối ngoại

(V)

THÔNG TIN CƠ SỞ

52

G052

Số lượng cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện

53

G053

Số lượng đài truyền thanh cấp xã

54

G054

Số lượng nhân lực của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện

55

G055

Số lượng nhân lực của đài truyền thanh cấp xã

56

G056

Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của đài truyền thanh cấp huyện

57

G057

Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của đài truyền thanh cấp xã

(*) 01 chỉ tiêu được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê là: Tỷ lệ người dân tham gia mạng xã hội. (Mã số 1320).

II. NỘI DUNG CHỈ TIÊU

(I) HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH

G001. Số lượng nhà xuất bản.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng cơ quan, tổ chức thực hiện việc xuất bản và được Bộ TT&TT cấp giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình tổ chức (đơn vị sự nghiệp /công ty TNHH Nhà nước MTV xuất bản);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi NXB có trụ sở chính);

-Theo nhóm sản phẩm xuất bản (xuất bản bản in /xuất bản điện tử);

-Theo phạm vi hoạt động (tham gia xuất bản sách giáo khoa /không tham gia xuất bản sách giáo khoa).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G002. Số lượng lao động trong lĩnh vực xuất bản.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động hưởng lương tại nhà xuất bản tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (trên đại học /đại học - cao đẳng /trung cấp /trung học phổ thông /trình độ khác);

-Theo nghiệp vụ (lao động là biên tập viên xuất bản /lao động khác). Biên tập viên xuất bản là người thực hiện biên tập bản thảo; đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi NXB, chi nhánh, văn phòng đại diện sử dụng lao động).

c) Kỳ công bố: Kỳ 6 tháng (phân tổ theo giới, phân tổ theo nghiệp vụ); Kỳ năm (các phân tổ còn lại).

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G003. Tổng số sách in xuất bản.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số sách in được xuất bản trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo mảng đề tài (chính trị, pháp luật /khoa học công nghệ, kinh tế /văn hóa, xã hội, nghệ thuật, tôn giáo /văn học /giáo khoa, giáo trình, tham khảo /thiếu niên, nhi đồng /từ điển, ngoại văn);

-Theo phương thức xuất bản (tự xuất bản /liên kết xuất bản).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G004. Số lượng xuất bản phẩm khác không phải là sách.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng xuất bản phẩm khác không phải là sách được xuất bản theo phương thức in trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm xuất bản phẩm in không phải là sách (tranh ảnh, bản đồ, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, lịch).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G005. Doanh thu hoạt động xuất bản.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền nhà xuất bản thu được từ hoạt động xuất bản trong kỳ báo cáo (bao gồm cả doanh thu từ hoạt động liên kết xuất bản).

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm hoạt động (tự xuất bản /liên kết xuất bản).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G006. Số tiền nhà xuất bản nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền nhà xuất bản đã nộp và sẽ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo, gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G007. Lợi nhuận sau thuế của nhà xuất bản.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là phần lợi nhuận hoặc chênh lệch thu - chi còn lại của NXB sau khi đã trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G008. Số lượng doanh nghiệp in.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số doanh nghiệp /cơ sở trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo quy định của pháp luật về hoạt động in tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo phân cấp quản lý (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình kinh tế của cơ sở in (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi cơ sở in có trụ sở chính);

-Theo cơ cấu sản phẩm (in xuất bản phẩm /in bao bì);

-Theo loại hình hoạt động (đơn vị sự nghiệp /doanh nghiệp).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G009. Số lượng lao động trong lĩnh vực in.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động hưởng lương tại các doanh nghiệp /cơ sở in tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (địa bàn cơ sở in sử dụng lao động);

-Trình độ lao động in (được đào tạo /chưa được đào tạo).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G010. Sản lượng in ấn.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là sản lượng in do các doanh nghiệp /cơ sở in thực hiện trong kỳ báo cáo (quy đổi ra trang A4).

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G011. Doanh thu hoạt động in.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền doanh nghiệp /cơ sở in thu được từ hoạt động in trong kỳ báo cáo. Hoạt động in bao gồm trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.

b) Kỳ công bố: 6 tháng.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G012. Số tiền doanh nghiệp in nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền doanh nghiệp /cơ sở in đã nộp và sẽ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo, gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G013. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp in.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là phần lợi nhuận hoặc chênh lệch thu - chi còn lại của doanh nghiệp /cơ sở in sau khi trừ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của báo cáo theo quy định.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G014. Số lượng cơ sở phát hành.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số doanh nghiệp /đơn vị sự nghiệp /hộ cá thể có đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo phân cấp quản lý (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình kinh tế của cơ sở phát hành xuất bản phẩm (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi cơ sở phát hành có trụ sở chính);

-Theo loại hình tổ chức hoạt động (đơn vị sự nghiệp công lập /doanh nghiệp).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G015. Số lượng lao động trong lĩnh vực phát hành.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động hưởng lương tại các cơ sở phát hành tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (địa bàn cơ sở phát hành sử dụng lao động).

c) Kỳ công bố: 6 tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G016. Doanh thu hoạt động phát hành.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền cơ sở phát hành thu được từ hoạt động phát hành xuất bản phẩm trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: 6 tháng.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G017. Số tiền cơ sở phát hành nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền cơ sở phát hành đã nộp và sẽ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo, gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

G018. Lợi nhuận sau thuế của cơ sở phát hành.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là phần lợi nhuận (hoặc chênh lệch thu chi còn lại) của doanh nghiệp /cơ sở phát hành sau khi trừ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục XBIPH.

(II) HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

G019. Số lượng cơ quan báo.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng cơ quan báo (gồm báo in, báo điện tử, báo hoạt động hai loại hình in và điện tử) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình hoạt động (báo in /báo điện tử /báo thực hiện hai loại hình in và điện tử);

-Theo hoạt động hợp tác với tổ chức quảng cáo xuyên biên giới của nước ngoài (có hợp tác /không hợp tác). Hoạt động hợp tác là việc cơ quan báo chí giao kết hợp đồng với các tổ chức quảng cáo xuyên biên giới (ví dụ: Google, Facebook,..) để thực hiện hợp đồng quảng cáo cho khách hàng nhằm tăng phạm vi phổ biến của nội dung thông tin quảng cáo;

-Theo mức độ tự chủ tài chính (đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư /đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên /đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên và chi đầu tư /ngân sách nhà nước đảm bảo chi toàn bộ);

-Theo tỉnh /thành phố trực thuộc Trung ương (nơi cơ quan báo có trụ sở chính);

-Theo phương thức ứng dụng công nghệ trong hoạt động (ứng dụng công nghệ nền tảng di động /không ứng dụng). Ứng dụng công nghệ nền tảng di động là sử dụng phần mềm được viết riêng để Tổng biên tập, Biên tập viên, Phóng viên, Cộng tác viên cài đặt và sử dụng trên điện thoại di động hoặc trên máy tính bảng - phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, biên tập, duyệt, đăng, quản lý tin/bài.

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G020. Số lượng cơ quan tạp chí.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng cơ quan tạp chí (gồm tạp chí in, tạp chí điện tử, tạp chí hoạt động hai loại hình in và điện tử) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, đang hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo nhóm cơ quan chủ quản là các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu (thuộc trường đại học, học viện, viện nghiên cứu /không thuộc);

-Theo loại hình hoạt động (tạp chí in /tạp chí điện tử /tạp chí thực hiện hai loại hình in và điện tử);

-Theo hoạt động hợp tác với tổ chức quảng cáo xuyên biên giới của nước ngoài (có hợp tác /không hợp tác);

-Theo mức độ tự chủ tài chính (đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư /đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên /đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên và chi đầu tư /ngân sách nhà nước đảm bảo chi toàn bộ);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi tạp chí có trụ sở chính);

-Theo phương thức ứng dụng công nghệ trong hoạt động (ứng dụng công nghệ nền tảng di động trong hoạt động /không ứng dụng).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G021. Số lượng lao động trong cơ quan báo, tạp chí.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động (gồm phóng viên, biên tập viên, quản lý, phục vụ) hưởng lương tại cơ quan báo, tạp chí tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (trên đại học /đại học - cao đẳng /trung cấp /trung học phổ thông /trình độ khác);

-Theo nghiệp vụ (phóng viên, biên tập viên biên chế hoặc lao động hợp đồng /lao động khác);

-Theo hiện trạng thẻ nhà báo của nhóm lao động trong cơ quan báo chí thuộc đối tượng được cấp thẻ theo quy định (đã được cấp /chưa được cấp);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (theo địa bàn cơ quan báo chí sử dụng người lao động).

c) Kỳ công bố: Kỳ 6 tháng: Phân tổ theo giới; Kỳ năm: Các phân tổ.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G022. Số lượng thẻ nhà báo đã cấp.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số thẻ nhà báo đã cấp, còn thời hạn sử dụng (theo thông tin trên thẻ) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương - đối với tòa soạn có nhà báo được cấp thẻ);

-Theo tình trạng thẻ (đang còn hiệu lực /bị thu hồi do sai phạm).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G023. Số lượng bản báo in.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số bản báo in được phát hành trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G024. Số lượng bản tạp chí in.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số bản tạp chí in các loại được phát hành trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo nội dung (tạp chí khoa học /tạp chí khác).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

G025. Tỷ lệ người đọc báo, tạp chí.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ % giữa số lượng người có đọc báo, tạp chí (in /điện tử) và dân số tương ứng của kỳ báo cáo. Người đọc báo in là người trong vòng 1 tháng trở về trước tính từ thời điểm khảo sát có đọc báo, tạp chí in. Người đọc báo điện tử là người trong vòng 1 tuần trở về trước tính đến thời điểm khảo sát có đọc báo, tạp chí điện tử.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo nội dung (tạp chí khoa học /tạp chí khác).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G026. Doanh thu báo.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền cơ quan báo (gồm báo in, báo điện tử, báo hoạt động hai loại hình in và điện tử) thu được từ các hoạt động của báo trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình hoạt động (báo in /báo điện tử /báo hoạt động hoạt động hai loại hình in & điện tử);

-Theo nguồn doanh thu (cơ quan chủ quản đặt hàng, giao nhiệm vụ /quảng cáo /nguồn từ các hoạt động hợp pháp khác).

c) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G027. Doanh thu tạp chí.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền cơ quan tạp chí (gồm tạp chí in, tạp chí điện tử, tạp chí hoạt động hai loại hình in và điện tử) thu được từ các hoạt động của tạp chí trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình hoạt động (tạp chí in /tạp chí điện tử /tạp chí hoạt động hai loại hình in và điện tử);

-Theo nguồn hình thành doanh thu (cơ quan chủ quản đặt hàng, giao nhiệm vụ /quảng cáo /nguồn từ các hoạt động hợp pháp khác).

c) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G028. Số tiền cơ quan báo, tạp chí nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền các cơ quan báo, tạp chí đã nộp và sẽ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình hoạt động (báo /tạp chí).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

G029. Số tiền chênh lệch thu - chi sau thuế của cơ quan báo, tạp chí

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền chênh lệch thu - chi của cơ quan báo, tạp chí của kỳ báo cáo sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình hoạt động (báo /tạp chí).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục BC.

(III) HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ TTĐT

G030. Số lượng cơ quan phát thanh, truyền hình.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động truyền hình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại hình tổ chức (đài phát thanh /đài truyền hình /đài phát thanh và truyền hình /tổ chức hoạt động truyền hình);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đài có trụ sở chính);

-Theo mức độ tự chủ tài chính (đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư /đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên /đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên và chi đầu tư /ngân sách nhà nước đảm bảo chi toàn bộ).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G031. Số lượng lao động của cơ quan phát thanh, truyền hình.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số lao động (gồm phóng viên, biên tập viên, quản lý, phục vụ) hưởng lương tại các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động truyền hình tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (trên đại học /đại học - cao đẳng /trung cấp /trung học phổ thông /trình độ khác);

-Theo nghiệp vụ (phóng viên, biên tập viên biên chế hoặc lao động hợp đồng /lao động khác);

-Theo hiện trạng thẻ nhà báo của nhóm lao động được cấp thẻ theo quy định (đã có thẻ /chưa có thẻ).

c) Kỳ công bố: Kỳ quý: Phân tổ theo giới; Kỳ năm: Các phân tổ.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G032. Doanh thu phát thanh, truyền hình.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình thu được từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trong kỳ báo cáo, gồm doanh thu quảng cáo, bán bản quyền phát sóng chương trình, liên kết sản xuất và phát sóng chương trình, nguồn thu từ các hoạt động hợp pháp khác.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo nguồn doanh thu (từ quảng cáo /bán bản quyền phát sóng chương trình /liên kết sản xuất và phát sóng chương trình /nguồn hoạt động hợp pháp khác);

-Doanh thu quảng cáo theo phương tiện truyền thông thực hiện (trên đài phát thanh /trên đài truyền hình).

c) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G033. Số tiền cơ quan phát thanh, truyền hình nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình đã nộp và sẽ phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G034. Số tiền chênh lệch thu - chi sau thuế của đài phát thanh, đài truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền chênh lệch thu - chi của đài phát thanh, đài truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình trong kỳ báo cáo sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo cấp cơ quan chủ quản (Trung ương /địa phương);

-Theo loại hình hoạt động (đài phát thanh /đài truyền hình /đài phát thanh và truyền hình /tổ chức hoạt động truyền hình).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G035. Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại hình dịch vụ doanh nghiệp cung cấp (truyền hình cáp /truyền hình vệ tinh /truyền hình số mặt đất /truyền hình Internet (IPTV) /truyền hình di động /phát thanh, truyền hình trên mạng Internet - OTT TV). OTT là từ viết tắt của (Over The Top) là giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet;

-Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có trụ sở chính).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G036. Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng người lao động hưởng lương tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (trên đại học /đại học, cao đẳng /khác).

c) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

(Kỳ 6 tháng: Phân tổ theo giới; Kỳ năm: Các phân tổ).

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G037. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền của doanh nghiệp THTT đang được duy trì dịch vụ tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Tính theo số lượng thuê bao Doanh nghiệp THTT trực tiếp thu cước).

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại hình thuê bao (truyền hình cáp /truyền hình vệ tinh /truyền hình số mặt đất /truyền hình Internet /truyền hình di động);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (căn cứ thông tin đăng ký của thuê bao).

c) Kỳ công bố: Quý, năm.

(Kỳ quý: Phân tổ loại hình thuê bao; Kỳ năm: Các phân tổ).

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G038. Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại hình dịch vụ doanh nghiệp cung cấp (truyền hình cáp /truyền hình vệ tinh /truyền hình số mặt đất /truyền hình Internet /truyền hình di động).

c) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G039. Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đã nộp và sẽ phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G040. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sau khi trừ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G041. Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo loại trò chơi doanh nghiệp cung cấp (G1 /G2 /G3 /G4);

-Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi DN có trụ sở chính).

c) Kỳ công bố: Quý.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G042. Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng người lao động hưởng lương tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (trên đại học /đại học, cao đẳng /khác).

c) Kỳ công bố: Quý, năm

(Kỳ quý: Phân tổ theo giới; Kỳ năm: Các phân tổ).

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G043. Doanh thu dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng thu về từ hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 (được cấp quyết định phê duyệt kịch bản) trong kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI).

c) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G044. Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng nộp ngân sách nhà nước.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng đã nộp và sẽ phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo.

b) Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G045. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định.

b) Kỳ công bố: Năm.

c) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

d) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G046. Số lượng giấy phép thiết lập mạng xã hội.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng giấy phép thiết lập Mạng xã hội được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức /doanh nghiệp đang có hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo loại hình kinh tế của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép thiết lập MXH (nhà nước /ngoài nhà nước (trừ FDI) /có vốn đầu tư FDI).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

G047. Số lượng giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức /doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

b) Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm tổ chức được cấp phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp (doanh nghiệp/ cơ quan, tổ chức khác).

c) Kỳ công bố: Tháng.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục PTTH&TTĐT.

(IV) HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

G048. Số lượng báo tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng cơ quan (tòa soạn) báo có xuất bản báo bằng tiếng nước ngoài hoặc có chuyên trang xuất bản bằng tiếng nước ngoài tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo quy hoạch (thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại /không thuộc Quy hoạch);

-Theo hình thức xuất bản (báo in /báo điện tử /báo hoạt động hai loại hình in và điện tử);

-Theo ngôn ngữ thực hiện (Anh /Trung /Pháp /Nga...).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTĐN. (Đơn vị phối hợp cung cấp: Cục BC).

G049. Số lượng tạp chí tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng cơ quan (tòa soạn) tạp chí có xuất bản tạp chí bằng tiếng nước ngoài hoặc có chuyên trang xuất bản bằng tiếng nước ngoài tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo quy hoạch (thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại /không thuộc Quy hoạch);

-Theo hình thức xuất bản (tạp chí in /tạp chí điện tử /tạp chí hoạt động hai loại hình in và điện tử);

-Theo ngôn ngữ thực hiện (Anh /Trung /Pháp /Nga...).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTĐN. (Đơn vị phối hợp cung cấp: Cục BC).

G050. Số lượng kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số các kênh phát thanh, truyền hình thuộc danh mục kênh phát thanh - truyền hình đối ngoại trong quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại Việt Nam tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo quy hoạch (thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại /không thuộc Quy hoạch);

-Theo nhóm kênh (phát thanh /truyền hình);

-Theo ngôn ngữ thực hiện (Anh /Trung /Pháp /Nga...).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTĐN. (Đơn vị phối hợp cung cấp: Cục PTTH&TTĐT).

G051. Số lượng lao động trong các cơ quan báo chí đối ngoại.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tổng số người lao động (gồm phóng viên, biên tập viên, quản lý, phục vụ) hưởng lương tại cơ quan báo, tạp chí, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại Việt Nam tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (trên đại học /đại học - cao đẳng /trung cấp /trung học phổ thông /trình độ khác);

-Theo loại hình hoạt động (báo chí đối ngoại /kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại);

-Theo nghiệp vụ (phóng viên, biên tập viên biên chế hoặc lao động hợp đồng /lao động khác);

-Theo hiện trạng thẻ nhà báo của nhóm lao động được cấp thẻ theo quy định (đã được cấp /chưa được cấp).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTĐN.

(V) HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ

G052. Số lượng cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng đài truyền thanh, đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện có hoạt động truyền thanh - truyền hình tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo hình thức hoạt động (đã sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp văn hóa - thông tin /hoạt động độc lập);

-Theo công nghệ sử dụng (có dây /không dây FM /vừa có dây vừa không dây/IP);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTCS.

G053. Số lượng đài truyền thanh cấp xã.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số lượng đài truyền thanh cấp xã tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo công nghệ sử dụng (có dây /không dây FM /vừa có dây vừa không dây/IP);

-Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTCS.

G054. Số lượng nhân lực của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số người hưởng lương tại cơ sở TT-TH cấp huyện tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (gồm người làm quản lý, người làm nội dung, người làm kỹ thuật, người làm các công việc phục vụ khác).

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (đại học trở lên /cao đẳng trở xuống);

-Theo chuyên ngành đào tạo (báo chí, truyền thông /công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử /chuyên ngành khác);

-Theo nhiệm vụ chính (quản lý /nội dung /kỹ thuật /phục vụ khác);

-Theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng (kỹ năng sản xuất, biên tập tin bài /kỹ năng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện kỹ thuật).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTCS.

G055. Số lượng nhân lực của đài truyền thanh cấp xã.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là số người làm việc của đài truyền thanh cấp xã của kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu:

-Theo giới tính;

-Theo trình độ đào tạo (đại học trở lên /cao đẳng trở xuống);

-Theo chuyên ngành đào tạo (báo chí, truyền thông /công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử /chuyên ngành khác);

-Theo tính chất kiêm nhiệm (công chức văn hóa xã hội kiêm nhiệm /công chức khác kiêm nhiệm /hoạt động không chuyên trách);

-Theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng (kỹ năng sản xuất, biên tập tin bài /kỹ năng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện kỹ thuật).

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Dữ liệu hành chính; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTCS.

G056. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của đài truyền thanh cấp huyện.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ % giữa số lượng hộ dân cư nghe được, thu được tín hiệu của đài truyền thanh cấp huyện và tổng số hộ dân cư tại địa bàn cấp huyện tương ứng của kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTCS.

G057. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của đài truyền thanh cấp xã.

a) Khái niệm, phương pháp tính: Là tỷ lệ % giữa số lượng hộ dân cư nghe được truyền thanh cấp xã và tổng số hộ dân cư tại địa bàn cấp xã tương ứng của kỳ báo cáo.

b) Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỳ công bố: Năm.

d) Nguồn số liệu: Báo cáo định kỳ ngành TT&TT; Điều tra, khảo sát.

đ) Đơn vị thu thập số liệu: Cục TTCS.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 03/2022/TT-BTTTT quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 03/2022/TT-BTTTT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/06/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/08/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản