Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | VIỆT |
Số: 1326-HCTP | Hà Nội,, ngày 31 tháng 07 năm 1956 |
VỀ VIỆC THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi: | - Các toà án nhân dân liên khu, thành phố, tỉnh và sơ thẩm thành phố |
Thủ tướng phủ có ra nghị định số 764-TTg ngày 8 tháng 5 năm 1956 quy định điều lệ đăng ký hộ tịch và Bộ Nội vụ có thông tư số 6-NV-DC-TT ngày25-5-1956 hướng dẫn thi hành điều lệ này.
Theo các văn bản nói trên thì từ nay về sau:
Điều lệ đăng ký hộ tịch mới giao những việc trên này cho Uỷ ban hành chính các cấp phụ trách.
Vậy xin lưu ý các Toà án về những điểm thay đổi trên, đồng thời xin nhắc lại những việc Toà án còn phải làm đối với việc đăng ký hộ tịch sau khi thi hành điều lệ mới.
Trong những việc thay đổi về tình hình hộ tịch nêu ở điều 26 của bản điều lệ đăng ký hộ tịch có những việc sau này thuộc thẩm quyền của toà án.
Nói chung những việc thay đổi về quan hệ cha con, mẹ con một khi có tranh tụng (như là con đẻ hoang xin truy nhận cha hay mẹ đẻ, chồng không thừa nhận con ngoại tình của vợ, truất quyền của cha mẹ nuôi đối với con nuôi, …) Toà án vẫn có trách nhiệm giải quyết.
Sau khi công nhận việc thay đổi nói trên, Toà án gửi một bản sao án văn cho Uỷ ban hành chính nơi người đương sự khai sinh để ghi chú những thay đổi vào bản lưu khai sinh.
Đối với những việc kiện ly hôn, Toà án vẫn giải quyết theo thủ tục áp dụng từ trước cho tới nay. Trường hợp xử ly hôn, Toà án gửi một bản sao án văn cho Uỷ ban hành chính nơi đã đăng ký việc kết hôn để ghi chú việc ly hôn vào bản lưu tờ khai kết hôn.
Theo điều 21 của bản điều lệ đăng ký hộ tịch mỗi khi thi hành xong một bản án xử tử hình Toà án cấp giấy phép mai táng và báo cho Uỷ ban hành chính sở tại để đăng ký việc tử.
Việc mất tích nêu ở điều 27 của bản điều lệ đăng ký hộ tịch là trường hợp những cá nhân đi mất tích, gia đình không nhận được tin tức, không rõ hiện sống hay chết, lâu nay về pháp lý thường gọi là thất tung.
Điều 27 quy định việc mất tích phải được đăng ký vào sổ khai tử. Việc đăng ký này chỉ có mục đích thống kê tình hình trong nhân dân, không có ý nghĩa là đứng về pháp lý xem người mất tích như đã chết để giải quyết quyền dân sự và quyền gia đình của người ấy như đối với người chết. Đối với người mất tích, Toà án vẫn còn trách nhiệm giải quyết theo luật pháp hiện hành. Khi bản án công nhận sự mất tích đã thành nhất định thì Toà án cấp cho thân nhân người ấy một trích lục án để đem xin đăng ký một việc khai tử với Uỷ ban hành chính nơi cư trú cuối cùng của người mất tích hoặc nơi cư trú hiện nay của thân nhân người ấy. Đồng thời Toà án tống đạt bản án cho những nơi cần tống đạt để thi hành án theo thủ tục hiện hành.
5) Xử lý đối với những trường hợp đăng ký quá hạn
Điều 8 của điều lệ đăng ký hộ tịch quy định: “Người có nhiệm vụ xin đăng ký mà để quá hạn không khai, sẽ bị phê bình, và có thể bị phạt vi cảnh”.
Đối với những vụ đăng ký quá hạn, đường lối giải quyết chủ yếu là phê bình để giáo dục. Nhưng đặc biệt đối với những người cố ý chay lười, mà Uỷ ban hành chính địa phương thấy cần áp dụng một hình thức giáo dục cao hơn thì mới phạt vi cảnh. Trong trường hợp này Uỷ ban hành chính địa phương sẽ đề nghị với Toà án xử phạt.
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
Thông tư 1326-HCTP năm 1956 thi hành điều lệ đăng ký hộ tịch mới do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1326-HCTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/07/1956
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Vũ Đình Hoè
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 25
- Ngày hiệu lực: 15/08/1956
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra