- 1Sắc lệnh số 53 về việc quy định quốc tịch Việt nam do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 2Sắc lệnh số 73 về việc quy định về việc nhập quốc tịch Việt nam do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 3Sắc lệnh số 25 về việc sửa đổi Sắc lệnh số 23 ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
BỘ NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 13-TT/LB | Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 1960 |
THÔNG TƯ
GIẢI THÍCH SẮC LỆNH SỐ 051-SL NGÀY 14/12/1959 VỀ VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG NGOẠI QUỐC
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ - BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi: Ủy ban hành chính các khu, tỉnh và thành phố.
Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 53 ngày 20/10/1945 quy định về quốc tịch Việt Nam.
Điều 5 của Sắc lệnh nói trên quy định: “Đàn bà ngoại quốc lấy chồng Việt Nam muốn trở nên công dân Việt Nam, thì lúc làm giá thú phải khai ý muốn như thế”.
Điều 6 của Sắc lệnh nói trên quy định: “Đàn bà Việt Nam lấy chồng ngoại quốc thì theo quốc tịch chồng, trừ khi lúc khai giá thú, người đàn bà ấy xin quốc tịch Việt Nam ”.
Căn cứ vào tình hình chính trị chung hiện nay, Chính phủ vừa mới ban hành Sắc lệnh số 051-SL ngày 14/12/1959 nhằm hủy bỏ hai điều 5 và 6 nói trên (đăng Công báo số 51 ngày 31/12/1959).
Những quy định trong Sắc lệnh số 051-SL ngày 14/12/1959 dựa trên mấy nguyên tắc căn bản như sau:
- Việc kết hôn với người ngoại quốc không có ảnh hưởng gì đến vấn đề quốc tịch, đối với người đàn bà, cũng như đối với người đàn ông;
- Chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có quyền xét việc xin thay đổi quốc tịch của một người.
Theo điều 2 của Sắc lệnh số 051-SL ngày 14/2/1959, thì người phụ nữ Việt Nam lấy chồng có quốc tịch ngoại quốc, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam nào lấy chồng ngoại quốc trước ngày ban hành Sắc lệnh này, muốn theo quốc tịch của chồng, thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ban hành Sắc lệnh, phải làm đơn xin bỏ quốc tịch Việt Nam và phải được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phép. Nếu người phụ nữ này hiện đang ở nước ngoài, hoặc đi xa vắng, hay bị ốm đau nặng, thì thời hạn 6 tháng này được châm chước.
Nếu đương sự ở trong nước, thì đơn xin phải nộp tại Ủy ban hành chính khu, tỉnh hay thành phố, nơi hiện đương cư trú; Ủy ban này sẽ chuyển đơn đó cùng với hồ sơ và nhận định của mình đến Bộ Nội vụ; Bộ Nội vụ xét hồ sơ rồi trình lên Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định.
Nếu đương sự ở ngoài nước, thì đơn đó sẽ gửi đến cơ quan đại diện của ta ở nước họ đương cư trú, để cơ quan này chuyển về nước cùng với hồ sơ và nhận định. Trong trường hợp ở nước cư trú chưa có cơ quan đại diện của ta, thì đương sự gửi thẳng đơn về Bộ Nội vụ.
Còn đối với phụ nữ ngoại quốc lấy chồng Việt Nam, họ vẫn giữ quốc tịch của họ. Nếu họ muốn theo quốc tịch của chồng, thì họ phải làm đơn xin nhập quốc tịch Việt nam. Cách nộp đơn và xét đơn cũng theo thủ tục quy định ở trên. Khi xét đơn, Chính phủ có thể chiếu cố đến việc họ có chồng Việt Nam mà châm chước cho họ về những điều kiện phải có đã ghi trong Sắc lệnh số 73-SL ngày 07/12/1945.
BỘ TRƯỞNG | K. T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1Sắc lệnh số 53 về việc quy định quốc tịch Việt nam do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 2Sắc lệnh số 73 về việc quy định về việc nhập quốc tịch Việt nam do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 3Sắc lệnh số 25 về việc sửa đổi Sắc lệnh số 23 ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 4Sắc lệnh số 051-SL về việc bãi bỏ Điều 5 và Điều 6 Sắc lệnh số 53-SL ngày 20-10-1945 và Sắc lệnh số 25-SL ngày 25-02-1946 quy định về Quốc tịch Việt Nam do Chủ tịch nước ban hành
Thông tư 13-TT/LB năm 1960 giải thích Sắc lệnh 051-SL về vấn đề quốc tịch phụ nữ Việt nam lấy chồng ngoại quốc do Bộ Nội Vụ- Bộ Tư Pháp ban hành
- Số hiệu: 13-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/03/1960
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp
- Người ký: Tô Quang Đẩu, Vũ Đình Hoè
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 24/03/1960
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định