- 1Thông tư 13/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 26/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Nghị định số 26/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.
2. Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức được cấp ngân sách nhà nước để thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.
1. Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế thuộc nhiệm vụ của cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của các cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện các công việc của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế; cụ thể:
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gồm:
- Kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện;
- Kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được Nhà nước, Chính phủ phân công cho các cơ quan cấp tỉnh thực hiện;
b) Ngân sách cấp tỉnh bảo đảm kinh phí cho công tác thỏa thuận hợp tác quốc tế của cơ quan cấp tỉnh nhằm thực hiện hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp tỉnh.
2. Trường hợp công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được tài trợ từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và cá nhân ở nước ngoài thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ đó được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Trường hợp công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương, của tổ chức nhằm thực hiện hợp tác quốc tế khác không thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì kinh phí cho ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế đó được bảo đảm từ nguồn tài chính của cơ quan trung ương, của tổ chức đó.
4. Cơ quan được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, nội dung, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và những quy định tại Thông tư này.
1. Các hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng đề án.
b) Nghiên cứu xây dựng đề xuất kế hoạch dài hạn và hàng năm về việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
c) Điều tra, khảo sát và nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn trong quá trình lập đề xuất xây dựng, soạn thảo, đề xuất phương án đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
d) Soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
đ) Đánh giá tác động của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
e) Tổ chức lấy ý kiến dự thảo điều ước quốc tế, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động đối với các thỏa thuận về thương mại quốc tế.
g) Góp ý, thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế.
h) Thẩm tra, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế.
i) Rà soát, hệ thống hóa điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế phục vụ trực tiếp cho công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
k) Công bố điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
l) Dịch điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
m) Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
2. Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của từng điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ, thực hiện chi theo những nội dung sau:
a) Nội dung chi thực hiện công tác điều ước quốc tế:
Thực hiện theo các nội dung chi đã được quy định tại Điều 4 Chương II Nghị định số 26/2008/NĐ-CP ngày 05/3/2008 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. Nội dung chi cụ thể như sau:
- Chi cho công tác xây dựng đề án, kế hoạch về đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế: Tổ chức dịch thuật điều ước quốc tế; khảo sát thực tiễn; báo cáo đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; báo cáo rà soát các điều ước quốc tế cùng lĩnh vực và đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với pháp luật trong nước; tổ chức họp lấy ý kiến về dự thảo điều ước quốc tế; mua, thu thập tư liệu; tổ chức hội thảo chuyên đề, các cuộc họp để lấy ý kiến hoặc xét duyệt đề án, kế hoạch về đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung phức tạp, phạm vi áp dụng rộng rãi;
- Chi cho công tác kiểm tra đề xuất đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế; thẩm định điều ước quốc tế và các hoạt động khác phục vụ đề xuất đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế:
+ Mua, thu thập tư liệu; tổ chức các cuộc họp, biên soạn báo cáo kiểm tra đề xuất đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế, báo cáo thẩm định điều ước quốc tế;
+ Chi cho hoạt động khác phục vụ đề xuất đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế: Nghiên cứu lập đề xuất đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế; xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; xây dựng phương án đàm phán điều ước quốc tế; xây dựng đề cương chi tiết cho dự thảo điều ước quốc tế, soạn thảo điều ước quốc tế, góp ý điều ước quốc tế, góp ý về việc phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế; công tác nghiên cứu xây dựng báo cáo chuyên đề; chi xây dựng đề cương báo cáo; chi phục vụ hội đồng thẩm định điều ước quốc tế, tư vấn thẩm định điều ước quốc tế (nếu có); chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ;
- Chi cho công tác tổ chức đàm phán, ký, phê duyệt, thẩm tra, phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế bao gồm: Tổ chức đoàn đàm phán, đón đoàn đàm phán của nước ngoài; tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế ở trong nước hoặc ở nước ngoài; tổ chức các cuộc họp thẩm tra, biên soạn báo cáo thẩm tra điều ước quốc tế; và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp việc thẩm tra, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế;
- Chi công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế: Chi soạn thảo, dịch thuật, báo cáo quốc gia về thực hiện điều ước quốc tế; biên soạn báo cáo, tổ chức các cuộc họp đánh giá kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế;
- Chi công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế:
+ Tổ chức họp lấy ý kiến, phê duyệt kế hoạch, đề án thực hiện điều ước quốc tế; tổ chức các kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế; rà soát, so sánh điều ước quốc tế với pháp luật trong nước; tổ chức đối thoại, hội nghị ở Việt Nam hoặc tham dự hội nghị ở nước ngoài về việc thực hiện điều ước quốc tế và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; lưu chiểu, sao lục điều ước quốc tế; công bố điều ước quốc tế trên công báo và niên giám điều ước quốc tế; tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế; mua, thu thập tư liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế; dịch thuật điều ước quốc tế và tư liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế; đóng góp tài chính hoặc niên liễm cho tổ chức quốc tế được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Chi cho hoạt động đăng tải điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế; thống kê điều ước quốc tế.
b) Nội dung chi thực hiện công tác thỏa thuận quốc tế:
Thực hiện theo các nội dung chi đã quy định tại Điều 5 Chương II Nghị định số 26/2008/NĐ-CP ngày 05/3/2008 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. Nội dung chi cụ thể như sau:
- Công tác chuẩn bị đàm phán, ký thỏa thuận quốc tế:
+ Dịch thuật thỏa thuận quốc tế; tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo thỏa thuận quốc tế; văn bản ý kiến của Bộ Ngoại giao đối với đề xuất ký kết Thỏa thuận quốc tế;
+ Chi phí cần thiết khác trực tiếp phục vụ chuẩn bị đàm phán, ký thỏa thuận quốc tế: Nghiên cứu lập đề xuất đàm phán, ký kết, thỏa thuận quốc tế; xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về việc đàm phán, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; xây dựng phương án đàm phán; xây dựng đề chương chi tiết cho dự thảo thỏa thuận quốc tế, soạn thảo thỏa thuận quốc tế, góp ý thỏa thuận quốc tế; công tác nghiên cứu xây dựng báo cáo chuyên đề.
- Công các tổ chức, đàm phán, ký thỏa thuận quốc tế: Tổ chức đoàn đàm phán, đón đoàn đàm phán của nước ngoài; tổ chức đàm phán, ký thỏa thuận quốc tế ở trong nước hoặc nước ngoài;
- Công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế: Chi tổ chức kiểm tra, giám sát việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; biên soạn báo cáo, tổ chức các cuộc họp đánh giá báo cáo kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế;
- Công tác tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế: Lưu trữ, sao lục, công bố, tuyên truyền, phổ biến thỏa thuận quốc tế; tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện thỏa thuận quốc tế; đóng góp tài chính theo thỏa thuận quốc tế; tổ chức họp ở trong nước hoặc nước ngoài về việc thực hiện thỏa thuận quốc tế và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp việc thực hiện thỏa thuận quốc tế.
1. Các nội dung chi tổ chức hội nghị trong nước, công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước; công tác phí cho cán bộ đi công tác ở nước ngoài; chi làm đêm, làm thêm giờ: Thực hiện theo các chế độ quy định hiện hành.
2. Chi rà soát văn bản trong nước và rà soát, thống kê các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong cùng lĩnh vực phục vụ trực tiếp công tác xây dựng điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế: Thực hiện theo chế độ quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.
3. Đối với công tác nghiên cứu xây dựng phương án đàm phán phục vụ cho việc đề xuất đàm phán điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; nghiên cứu xây dựng báo cáo chuyên đề; báo cáo đánh giá tính hợp hiến, mức độ tương thích của điều ước quốc tế với các quy định của pháp luật Việt Nam; báo cáo đánh giá về khả năng áp dụng điều ước quốc tế tại Việt Nam và kiến nghị các biện pháp sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; báo cáo đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; báo cáo rà soát các điều ước quốc tế cùng lĩnh vực và đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tương ứng với mức chi cho chuyên đề loại 1.
Đối với các điều ước quốc tế liên quan đến nhiều Bộ, ngành, lĩnh vực khác nhau thì việc nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán phục vụ cho việc đề xuất đàm phán điều ước quốc tế đối với mỗi Bộ, ngành, lĩnh vực được chi tương ứng với mức chi cho chuyên đề loại 1 nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học có sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Chi dịch thuật (bao gồm cả dịch thuật trong công tác rà soát, đối chiếu văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng nước ngoài); chi đón các đoàn nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
5. Các khoản chi: Chi công bố điều ước quốc tế trên niên giám điều ước quốc tế; chi xây dựng dữ liệu điều ước quốc tế; chi phí sao lục, in ấn tài liệu; chi mua, thu thập tài liệu; chi mua văn phòng phẩm phục vụ trực tiếp cho soạn thảo điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế: Thực hiện theo chứng từ chi thực tế, theo hợp đồng của đơn vị cung ứng, đối với trường hợp thu thập tài liệu phải có chứng từ hợp lệ (bảng kê khai ký nhận tiền của người cung cấp tài liệu), các nội dung chi tiêu trên phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện.
Việc in ấn, mua sắm văn phòng phẩm nếu thuộc diện phải đấu thầu thì thực hiện việc đấu thầu theo quy định hiện hành.
6. Chi tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế: Thực hiện theo chế độ quy định hiện hành về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
7. Đối với các khoản chi đóng góp tài chính theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thì mức đóng góp tài chính được thực hiện như sau:
a) Mức đóng góp tài chính theo điều ước quốc tế (bao gồm đóng góp tài chính, niên liễm cho tổ chức quốc tế được thành lập theo điều ước quốc tế, viện trợ cho chính phủ nước ngoài, hoặc đóng góp tài chính khác theo điều ước quốc tế): Được thực hiện căn cứ vào quy định của điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; trong trường hợp có sự thay đổi mức đóng góp tài chính so với quy định của điều ước quốc tế thì cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định làm căn cứ đóng góp.
b) Mức đóng góp tài chính theo thỏa thuận quốc tế (bao gồm đóng góp tài chính, niên liễm cho tổ chức quốc tế được thành lập theo thỏa thuận quốc tế, hoặc đóng góp tài chính khác theo thỏa thuận quốc tế): Được thực hiện căn cứ vào quy định của thỏa thuận quốc tế có liên quan đang có hiệu lực; trong trường hợp có sự thay đổi mức đóng góp tài chính thì cơ quan chủ trì thực hiện thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và trình cơ quan đã quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế đó phê duyệt mức đóng góp tài chính theo thỏa thuận quốc tế.
8. Một số chế độ, mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế:
a) Chi soạn thảo đề cương chi tiết:
- Đối với điều ước quốc tế soạn thảo mới: Mức chi tối đa không quá 3.000.000đồng/đề cương;
- Đối với điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế soạn thảo mới: Mức chi tối đa không quá 2.500.000đồng/đề cương;
- Đối với thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung: Mức chi tối đa không quá 2.000.000đồng/đề cương.
b) Chi soạn thảo điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế:
- Soạn thảo mới dự thảo điều ước quốc tế: Mức chi tối đa 8.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
- Soạn thảo dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; dự thảo thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 5.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
c) Chi cho các cá nhân tham gia cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; hội thảo về kế hoạch đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; chi hội đồng thẩm định điều ước quốc tế, tư vấn thẩm định điều ước quốc tế (nếu có):
- Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;
- Các thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi;
- Lấy ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: Mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản.
d) Chi báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; báo cáo thẩm định điều ước quốc tế; báo cáo kiểm tra đề xuất đàm phán, ký kết điều ước quốc tế; văn bản ý kiến của Bộ Ngoại giao đối với đề xuất ký kết Thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo/văn bản.
đ) Chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, uỷ viên hội đồng thẩm định; báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng của đơn vị chủ trì soạn thảo:
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi tối đa 700.000 đồng/báo cáo.
e) Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:
- Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước; báo cáo tình hình nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế để thực thi các cam kết quốc tế do Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao thực hiện: Mức chi tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: Mức chi tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo chuyên đề; hoặc đột xuất: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo.
g) Chi soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản:
- Văn bản góp ý:
+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản;
+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản;
- Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra:
+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/báo cáo;
+ Đối với dự thảo điều ước điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng;
h) Chi chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình: Mức chi tối đa 500.000 đồng/lần chỉnh lý.
i) Chi chỉnh lý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế: 600.000 đồng/lần chỉnh lý.
k) Chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ: Mức chi tối đa 4.000.000 đồng/1 ý kiến pháp lý (bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến công tác cấp ý kiến pháp lý như: soạn thảo, họp, dịch tài liệu, ý kiến chuyên gia phản biện và các công việc khác phục vụ việc cấp ý kiến pháp lý).
l) Chi lấy ý kiến chuyên gia độc lập: Trường hợp đề xuất đàm phán, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, thẩm định điều ước tế, đề nghị, dự kiến chương trình soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; tờ trình, dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và các loại báo cáo liên quan đến điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi tối đa là 1.000.000 đồng/văn bản góp ý.
m) Chi bồi dưỡng cho các thành viên trực tiếp tham gia trong những ngày đàm phán, họp với phía đối tác về điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế được tổ chức ở trong nước; chi bồi dưỡng cho việc rà soát văn bản phục vụ lễ ký điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nhân các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo cấp cao nước ngoài: 150.000đ/người/buổi.
n) Các khoản chi phí khác phát sinh phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế: Thanh toán theo hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế hợp pháp theo quy định của Luật Kế toán và nằm trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao của cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế.
Đối với các điều ước quốc tế liên quan đến nhiều Bộ, ngành, lĩnh vực khác nhau thì việc thực hiện các công việc nêu trên đối với mỗi một Bộ, ngành, lĩnh vực được chi theo định mức chi từ điểm a đến điểm n khoản 8 Điều này.
Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các quy định sau:
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí:
a) Lập dự toán:
- Đối với các Bộ, cơ quan trung ương: Hàng năm, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế căn cứ vào nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này và các văn bản liên quan khác để lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gửi cơ quan chủ quản cấp trên. Cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan, đơn vị trực thuộc gửi Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội để tổng hợp, theo dõi; đồng thời tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn;
- Đối với địa phương: Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ thực hiện công tác thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế từ ngân sách địa phương tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của cơ quan gửi Sở Tài chính tỉnh tổng hợp chung vào dự toán chi của địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn.
Riêng đối với nhiệm vụ thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được Nhà nước, Chính phủ phân công thực hiện (do ngân sách trung ương bảo đảm), cơ quan cấp tỉnh lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gửi Sở Tài chính tỉnh tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của địa phương (phần dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương) để gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn; đồng gửi Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội để theo dõi, tổng hợp.
b) Phân bổ dự toán, chấp hành dự toán ngân sách:
- Sau khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính thực hiện giao dự toán cho các Bộ, ngành, các cơ quan trung ương trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm và thực hiện cấp kinh phí cho các địa phương theo hình thức bổ sung có mục tiêu để thực hiện nhiệm vụ công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện giao kinh phí cho các cơ quan đơn vị trực thuộc thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế thực hiện (sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan tài chính cùng cấp) theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn, đồng gửi cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.
c) Trường hợp cần tiến hành gấp các hoạt động ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, hoặc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền mà hoạt động đó chưa có trong kế hoạch công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế, thì cơ quan được phân công chủ trì thực hiện công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế lập dự toán chi tiết gửi cơ quan tài chính để xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để ứng trước dự toán chi ngân sách của năm sau; đồng thời tổng hợp nội dung đã được phê duyệt vào dự toán chi ngân sách năm sau.
2. Sử dụng và quyết toán kinh phí:
a) Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được sử dụng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và văn bản hướng dẫn.
b) Kinh phí thực hiện công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được hạch toán vào phần kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ và theo chương, loại, khoản, mục của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
1. Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa, căn cứ vào khả năng ngân sách và tính chất phức tạp của mỗi dự thảo điều ước quốc tế và dự thảo thỏa thuận quốc tế, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định mức chi cụ thể áp dụng cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi cụ thể áp dụng cho các cơ quan, đơn vị địa phương nhưng không được vượt mức chi tối đa quy định tại Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2013 thay thế Thông tư số 65/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 07 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. Riêng năm 2013 các Bộ, ngành, địa phương sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách năm 2013 đã được giao để thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận : | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 65/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thoả thuận quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 148/2011/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác điều tra tội phạm do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 171/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 57/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với tổ chức cung ứng lao động được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 525/QĐ-BTC năm 2013 đính chính Thông tư liên tịch 225/2012/TTLT-BTC-BTTTT-BKH&ĐT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư liên tịch 119/2013/TTLT-BTC-BNV Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên tổ chức thanh niên xung phong từ ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành
- 6Công văn 11302/BGTVT-TC năm 2013 tiết kiệm trong sử dụng kinh phí đi công tác do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông tư 144/2013/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện xuất bản, phát hành Báo ảnh Dân tộc và Miền núi song ngữ giai đoạn 2013 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư liên tịch 213/2013/TTLT/BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em: mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Quyết định 272/QĐ-BTC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch với các Bộ, ngành ban hành hết hiệu lực
- 10Nghị quyết 67/NQ-CP năm 2014 phân công cho Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ thực hiện công việc về điều ước quốc tế do Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 13/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 1Thông tư 65/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thoả thuận quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 272/QĐ-BTC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch với các Bộ, ngành ban hành hết hiệu lực
- 3Thông tư 13/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Luật Kế toán 2003
- 4Nghị định 26/2008/NĐ-CP về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
- 5Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 7Thông tư 148/2011/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác điều tra tội phạm do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 171/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 57/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với tổ chức cung ứng lao động được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 525/QĐ-BTC năm 2013 đính chính Thông tư liên tịch 225/2012/TTLT-BTC-BTTTT-BKH&ĐT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 11Thông tư liên tịch 119/2013/TTLT-BTC-BNV Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên tổ chức thanh niên xung phong từ ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành
- 12Công văn 11302/BGTVT-TC năm 2013 tiết kiệm trong sử dụng kinh phí đi công tác do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Thông tư 144/2013/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện xuất bản, phát hành Báo ảnh Dân tộc và Miền núi song ngữ giai đoạn 2013 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư liên tịch 213/2013/TTLT/BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em: mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Nghị quyết 67/NQ-CP năm 2014 phân công cho Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ thực hiện công việc về điều ước quốc tế do Chính phủ ban hành
Thông tư 129/2013/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 129/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/09/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Thị Minh
- Ngày công báo: 06/10/2013
- Số công báo: Từ số 639 đến số 640
- Ngày hiệu lực: 10/11/2013
- Ngày hết hiệu lực: 02/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực