Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 171/2012/TT-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2012

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 57/2005/TT-BTC NGÀY 15/7/2005 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

n cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

n cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ quan quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ quy định về tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 46/1999/NĐ-CP ngày 01/7/1999 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 75/2001/NĐ-CP ngày 19/10/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/1999/NĐ-CP ngày 01/7/1999 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 57/2005/TT-BTC ngày 15/7/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với các tổ chức cung ứng lao động được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 mục II Thông tư số 57/2005/TT-BTC ngày 15/7/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với các tổ chức cung ứng lao động được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“a) Đối với các khoản chi trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quản lý người lao động:

- Chi tiền lương, phụ cấp cho những người trực tiếp chuyên trách thực hiện công tác quản lý người lao động: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) thực hiện theo quy định hiện hành;

- Tiền công thuê mướn lao động: Thực hiện theo hợp đồng lao động ký kết với từng người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn Luật. Giá tiền công lao động theo loại công việc thực tế tại địa phương được cơ quan có thẩm quyền quy định;

- Chi đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lao động hợp đồng: Thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản hướng dẫn;

- Chi tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác quản lý người lao động; chi tổ chức hội nghị hướng dẫn cho người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để kịp thời cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; chi công tác phí đi công tác trong nước: Thực hiện theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đối với các khoản chi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý lao động: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;

- Chi khen thưởng cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý người lao động: Thực hiện theo chế độ chi khen thưởng hiện hành;

- Chi hỗ trợ may sắm trang phục cho bộ phận cán bộ thường xuyên phải tiếp và làm việc với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài (do thủ trưởng cơ quan quy định): 1.500.000 đồng/người/năm;

- Chi tiếp khách các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến làm việc và chi tiếp khách trong nước đến làm việc liên quan đến công tác tuyển chọn, cung ứng và quản lý lao động: Thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;

- Chi tặng phẩm đối ngoại đối với văn phòng, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong một số dịp đặc biệt (nhân ngày quốc khánh hoặc ngày thiết lập quan hệ hai bên), tặng phẩm đối với các trưởng đại diện văn phòng, tổ chức khi kết thúc nhiệm kỳ về nước: Thực hiện theo mức chi tặng phẩm hiện hành quy định tại chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi mua vật tư văn phòng; chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi thuê mướn, các khoản chi khác nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam (nếu có): Căn cứ hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ, theo chế độ quy định hiện hành và trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý lao động được ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm;

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trang thiết bị, tài sản phục vụ trực tiếp nhiệm vụ quản lý lao động: Theo dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phân bổ. Trường hợp mua sắm thuộc diện phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị;

Ngoài các mức chi theo quy định nêu trên, đối với các đơn vị sự nghiệp được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động, căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được vận dụng chi với mức cao hơn từ nguồn kinh phí tự đảm bảo của đơn vị. Các doanh nghiệp nhà nước được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động, căn cứ đặc điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị được vận dụng chi với mức cao hơn, mức chi chênh lệch cao hơn được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh chung của đơn vị”.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Những nội dung quy định khác tại Thông tư số 57/2005/TT-BTC ngày 15/7/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với các tổ chức cung ứng lao động được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ hức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam vẫn có hiệu lực thi hành.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính ph(để báo cáo);
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chtịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TW Đảng và các Ban của Đng;
- Văn phòng BCĐ Phòng, chng tham nhũng;
- Tòa án NDTC, Viện KSNDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các Đoàn th;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- S TC, KBNN các tnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kim tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 171/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 57/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với tổ chức cung ứng lao động được chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 171/2012/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/10/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Nguyễn Thị Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 651 đến số 652
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 01/05/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản