- 1Thông tư 114/1999/TT-BTC bổ sung Thông tư 128/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 30/2001/TT-BTC sửa đổi Thông tư 128/1998/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 1Quyết định 40/2005/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đã hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 41/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 100/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/1998/TT-BTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 1998 |
Thi hành Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
2.1) Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2.2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì thực hiện theo điều ước đã ký.
3. Cơ quan thu thuế theo quy định tại Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 bao gồm cơ quan thuế và cơ quan Hải quan ( đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu).
4. Nguyên tắc hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
4.1) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995.
4.2) Hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
Trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trong một lần phát hiện, kiểm tra thì xử phạt về từng hành vi vi phạm, sau đó tổng hợp các mức phạt bằng tiền.
Ngoài việc áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi pham hành chính.
5. Các tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại.
6. Các tình tiết tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
6.1) Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
6.2) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ để vi phạm.
6.3) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử phạt. 6.4) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm.
7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
7.1) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bị phát hiện đã quá thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 12 của Nghị định số 22/CP (được tính là 2 năm trở về trước, kể từ ngày hành vi vi phạm bị phát hiện). Riêng đối với các hành vi khai man, trốn các loại thuế thì thời hiệu xử phạt được xác định theo quy định tại các Luật thuế, Pháp lệnh thuế.
- Quá thời hạn 3 tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
Trong thời hiệu xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân có vi phạm mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng các thời hiệu trên và sẽ bị xử phạt đối với mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bị phát hiện.
7.2) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế mà theo quy định của Pháp luật có dấu hiệu của tội phạm và cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
7.3) Người chưa đủ tuổi thành niên có hành vi vi phạm hành chính về thuế sẽ áp dụng theo điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.
7.4) Người có hành vi vi phạm hành chính về thuế trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình.
II. NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM, MỨC XỬ PHẠT:
Căn cứ quy định tại điều 1, 2, 3, 4, 5 chương I Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ, những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hình thức và mức phạt cụ thể như sau:
1.1. Vi phạm lần đầu phạt cảnh cáo, nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; đăng ký nộp thuế, kê khai với cơ quan thuế quá thời hạn quy định trong các văn bản hiện hành hướng dẫn thực hiện các luật thuế, pháp lệnh thuế, lệ phí và các khoản thu nộp khác của Ngân sách Nhà nước.
b) Khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai nộp thuế hay trong các tài liệu kế toán cung cấp cho cơ quan thuế.
1.2. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm lần đầu. Nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
- Thực hiện không đầy đủ chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng theo quy định của Nhà nước.
- Ghi không đầy đủ các yếu tố theo quy định của từng mẫu hoá đơn, biên lai và các mẫu ấn chỉ thuế khi xuất hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
1.3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 6.000.000 đồng, nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không xuất trình sổ kế toán, chứng từ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan thuế.
b) Không nộp tờ khai nộp thuế, báo cáo kế toán cho cơ quan thu thuế trong thời hạn quy định của các văn bản hiện hành hướng dẫn thực hiện pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật về các khoản thu Ngân sách Nhà nước.
c) Thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện chế độ kế toán theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê.
d) Vận chuyển hàng hoá không kèm theo các hồ sơ về quy định cho từng đối tượng kinh doanh (sổ mua hàng, chứng từ, giấy tờ hợp lệ khác) 1.4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm lần đầu, nếu vi phạm lần 2 phạt tiền đến 13.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cố ý không nộp các tờ khai nộp thuế, báo cáo kế toán và các giấy tờ khác cho cơ quan thu thuế theo quy định của Pháp luật.
Hành vi cố ý là sau khi hết hạn nộp các loại giấy tờ trên, cơ quan thu thuế gửi giấy báo lần thứ nhất yêu cầu nộp những tài liệu trên. Quá 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ nhất nếu cơ sở vẫn không nộp, cơ quan thuế gửi thông báo lần thứ 2. Nếu sau 10 ngày cơ sở vẫn không nộp, cơ quan thu thuế được áp dụng các mức phạt quy định tại điểm này.
- Bán hàng không lập hoá đơn giao cho khách hàng theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức cá nhân mua, sử dụng các loại hoá đơn, biên lai không phải do Bộ Tài chính phát hành hoặc không cho phép sử dụng.
- Làm mất hoặc để người khác lợi dụng hoá đơn của mình để làm ăn phi pháp, trốn thuế.
1.5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt đến 15.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Huỷ bỏ chứng từ, sổ, báo cáo kế toán liên quan đến việc tính thuế, thu thuế khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu giữ theo quy định.
+ Làm hư hỏng chứng từ, sổ, báo cáo kế toán liên quan đến việc tính thuế, thu thuế đến mức không phục chế lại được (không đọc được, không sao chụp lại được).
2. Hành vi khai man trốn thuế:
Tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn thuế được quy định tại các Luật thuế hiện hành và Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), ngoài việc phải nộp đủ số tiền do khai man, trốn thuế còn bị phạt tiền theo số lần mà từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) đã quy định.
Tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn các loại thuế khác ngoài các loại thuế trên phải nộp đủ số thuế khai man, trốn thuế và bị xử phạt tiền theo số lần thuế đã khai man, trốn thuế theo các mức quy định dưới đây, nhưng mức phạt tối đa không quá 100.000.000 đồng:
2.1. Phạt bằng số tiền thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm) thì bị phạt đến 2 lần số tiền thuế trốn đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai sai căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế.
b) Lập sổ kế toán, hoá đơn chứng từ sai với thực tế phát sinh.
c) Để ngoài sổ số liệu kế toán hoặc hạch toán không đúng tài khoản quy định làm cho việc xác định căn cứ tính thuế sai lệch với thực tế.
d) Xin tạm nghỉ kinh doanh để được giảm, miễn thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm quy định tại điểm 2.1 này, nếu bị phát hiện trước thời điểm đối tượng vi phạm phải quyết toán thuế hoặc phải nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật thì không áp dụng các mức xử phạt quy định tại điểm 2.1 này mà chuyển sang áp sụng các mức phạt quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
2.2. Phạt tiền 2 lần số tiền thuế trốn lậu, nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm) thì bị phạt đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi vi phạm sau:
a) Hàng hoá vận chuyển không có đầy đủ hồ sơ chứng minh hàng đã nộp thuế hoặc hàng đã được cơ quan thuế quản lý theo quy định cho từng đối tượng kinh doanh.
Hành vi vi phạm nêu tại điểm này chỉ coi là hành vi khai man trốn thuế, nếu sau khi cơ quan thuế qua kiểm tra thấy còn nghi vấn và cho phép đối tượng có hành vi vi phạm một thời hạn đi lại để thu thập đầy đủ hồ sơ hợp lệ chứng minh lô hàng đã nộp thuế (đối với hàng hoá mua bán, trao đổi) hoặc đã được cơ quan thu thuế quản lý (đối với hàng hoá chuyển kho trong cùng một đơn vị), nhưng đối tượng vi phạm vẫn không xuất trình đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp trong thời hạn cơ quan thuế cho phép, đối tượng vi phạm đã trình đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt chỉ có thể ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
Trường hợp chủ hàng không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc quá thời hạn một ngày đối với hàng là thực phẩm tươi sống, 5 ngày đối với các hàng hoá khác kể từ khi có quyết định xử lý mà chủ hàng không đến nộp thuế, nộp phạt để nhận lại hàng, cơ quan thuế chuyển sang cơ quan tài chính đồng cấp, từ cấp huyện trở lên để thành lập hội đồng bán đấu giá số hàng hoá tạm giữ để thực hiện cưỡng chế.
b) Kinh doanh không kê khai, đăng ký với cơ quan thuế.
c) Giả mạo hoá đơn bán hàng, chứng từ thu tiền, biên lai thuế, giấy trích vận chuyển hàng hoá và các chứng từ khác có liên quan đến việc tính thuế.
2.3. Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu vi phạm các điểm quy định tại điểm 2.1, 2.2 mục II Thông tư này thì tuỳ trường hợp vi phạm, mà phạt tiền từ 2 đến 5 lần số thuế trốn lậu theo luật định.
2.4. Trường hợp trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì cơ quan thu thuế chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
3. Hành vi vi phạm chế độ thu nộp tiền thuế, tiền phạt:
3.1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 3.000.000 đồng, nếu vi phạm từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau:
- Không nhận thông báo thu thuế, lệnh thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp cơ quan thuế trực tiếp giao.
Khi cán bộ thu thuế trực tiếp giao thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt về thuế cho đối tượng nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm mà đương sự không nhận, thì cơ quan thuế mời người làm chứng và lập biên bản vi phạm hành chính, ghi rõ lý do để làm căn cứ xử phạt.
3.2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 5.000.000 đồng, nếu vi phạm từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo nộp thuế hoặc ghi trong quyết định xử lý vi phạm về thuế của cơ quan thuế.
Những cán bộ thuế, những tổ chức hoặc cán bộ được uỷ nhiệm thu, cán bộ ngân hàng hoặc cán bộ của các tổ chức tín dụng khác do thiếu tinh thần trách nhiệm mà chậm nộp tiền thuế vào Kho bạc cũng bị phạt nộp chậm theo quy định này.
Khi các doanh nghiệp nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác và trên tài khoản của các doanh nghiệp này có số dư đủ để nộp thuế, nhưng cơ quan ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác chậm trích chuyển tiền nộp thuế từ tài khoản của doanh nghiệp vào tài khoản kho bạc thì cơ quan ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bị phạt nộp chậm theo quy định này.
- Dây dưa nộp thuế, nộp phạt:
Coi là dây dưa nộp thuế, nộp phạt là những trường hợp chậm nộp thuế, nộp phạt quá thời hạn quy định trên thông báo nộp thuế, quyết định xử phạt trên 30 ngày.
3.3. Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định tại điểm 3.2 mục II Thông tư này thì ngoài việc xử phạt theo quy định tại điểm 3.2 mục II nêu trên còn bị phạt mỗi ngày 0,1% số tiền chậm nộp.
4. Hành vi vi phạm chế độ kiểm tra hàng hoá, niêm phong hàng hoá:
4.1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng thì phạt đến 3.000.000 đồng, nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Không cho cơ quan thuế kiểm tra hàng hoá đang trên đường vận chuyển, kiểm tra kho hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất kinh doanh.
4.2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu, nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.200.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Tự ý phá niêm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng trong thời hạn niêm phong của cơ quan thuế.
III. THẨM QUYỀN - THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
1.2) Chi cục trưởng Chi cục Thuế được quyền:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định tại các Điều 2, 4, 5 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn đối với hành vi khai man, trốn thuế.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị đến 10.000.000 đồng.
1.3) Cục trưởng Cục Thuế được quyền:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý của mình trong lĩnh vực thuế quy định tại các Điều 2, 4 và 5 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Phạt đến 5 lần số tiền thuế trốn đối với các hành vi khai man, trốn thuế theo đúng quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế hiện hành.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Cơ quan thu thuế các cấp là cơ quan có thẩm quyền xử phạt mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trong phạm vi quyền hạn của mình. Nếu thấy vụ việc vượt quá thẩm quyền của mình thì phải chuyển cho cấp có thẩm quyền giải quyết. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành thuế thì thủ trưởng cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng phải có ý kiến đề nghị bằng văn bản nêu rõ hình thức phạt, mức phạt.
Các cơ quan khác như: Quản lý thị trường, Công an, Biên phòng, Kiểm lâm, cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành trong quá trình thực hiện chức năng của mình nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì chuyển cho cơ quan thuế đồng cấp xử lý.
2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
2.1) Cảnh cáo được áp dụng đối với vi phạm lần đầu được quy định tại điểm 1.1 mục II Thông tư này.
Việc quyết định phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú hoặc cơ quan quản lý người vi phạm.
Việc quyết định phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú hoặc cơ quan quản lý người vi phạm.
2.2) Phạt tiền:
- Nếu phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử lý phải ra quyết định xử phạt tại chỗ và ghi biên lai thu tiền. Trong quyết định phạt tiền phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người có hành vi vi phạm, mức tiền phạt, nơi nộp phạt và họ, tên người ra quyết định xử phạt; Biên lai thu tiền phạt phải được giao cho người vi phạm l liên.
- Nếu phạt tiền trên 20.000 đồng thì cơ quan (người) có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính (theo mẫu đính kèm). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt (theo mẫu đính kèm).
- Trong trường hợp quyết định xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp 1 bản.
2.3) Việc cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo Điều 11 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996. Nay hướng dẫn thêm như sau:
- Quyết định xử phạt phải gửi cho người hoặc tổ chức bị xử phạt chậm nhất trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
- Sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác thi hành thì thủ trưởng cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt được quyền:
+ Yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân để nộp thuế, nộp phạt.
Cơ quan thuế gửi công văn kèm theo quyết định xử lý để ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước, hoặc các tổ chức tín dụng khác làm căn cứ trích tiền từ tài khoản của cơ sở để nộp thuế, nộp phạt. Các tổ chức tín dụng trên có trách nhiệm thực hiện chế độ ưu tiên trích nộp tiền thuế, tiền phạt.
+ Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt. Biện pháp này chỉ áp dụng đối với trường hợp mà không tạm giữ hàng hoá, tang vật thì không thu được tiền thuế, tiền phạt.
Mọi trường hợp tạm giữ hàng hoá, tang vật phải có quyết định bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan thu thuế cấp huyên (hoặc tương đương) trở lên. Khi thực hiện quyết định tạm giữ hàng hoá, tang vật phải lập biên bản nhận tạm giữ hàng hoá (mẫu CTT30). Trường hợp cần niêm phong, thì phải tiến hành ngay trước mặt người chủ hàng hoặc đại diện cơ sở kinh doanh. Hàng hoá, tang vật tạm giữ phải được làm thủ tục giao nhận giữa các cán bộ thuế, người bảo quản phải chịu trách nhiệm nếu có sự đánh tráo, mất mát, hư hỏng.
+ Kê biên tài sản để bán đấu giá.
Trường hợp cần xử lý kê biên tài sản, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt phải báo cáo xin ý kiến UBND cùng cấp và cơ quan thu thuế cấp trên. Sau khi được UBND cùng cấp ký quyết định, cơ quan thuế phối hợp với lực lượng công an, Viện kiểm sát nhân dân tiến hành việc kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt, tiền thuế để bán đấu giá theo luật định. Tiền thu về bán đấu giá hàng hoá, tang vật vi phạm hành chính về thuế mà chủ hàng bỏ hoặc không biết rõ của ai được giải quyết theo thứ tự: chi cho các chi phí điều tra, xác minh, vận chuyển, bốc xếp, bán hàng... (nếu có), nhưng phải có chứng từ hợp lệ; được trích thưởng theo quy định trên số tiền thuế trốn đã bị phát hiện. Số tiền còn lại phải nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước.
- Mọi trường hợp vi phạm hành chính áp dụng hình thức phạt tiền, khi thu tiền phạt, cơ quan thu phạt phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành. Tiền phạt thu được phải nộp vào NSNN theo đúng chương, loại, khoản, hạng, mục theo quy định của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền và nguyên tắc trích thưởng tiền phạt thực thu được thực hiện theo các văn bản hiện hành của Nhà nước.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp một bản.
3. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại tố cáo:
Trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; trình tự giải quyết tố cáo hành vi lạm quyền hoặc trái pháp luật khác của cơ quan thu thuế, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
IV. MỞ TÀI KHOẢN VÀ THU NỘP TIỀN PHẠT
Cơ quan thuế các cấp bao gồm: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế được mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp để gửi và thanh toán số tiền thuế trốn, tiền phạt do cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra, phát hiện, kể cả các trường hợp tiếp nhận xử phạt từ các cơ quan: quản lý thị trường, công an, biên phòng, kiểm lâm, cơ quan thanh tra Nhà nước chuyên ngành chuyển sang.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được mở tài khoản tạm giữ riêng cho ngành mình tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố để gửi và thanh toán số tiền thuế trốn, tiền phạt do cơ quan Hải quan trực tiếp kiểm tra đã phát hiện được.
a) Đối với hàng hoá, tang vật tịch thu:
Khi bán hàng hoá, tang vật bị tịch thu phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành (CTT11). Toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước.
Hồ sơ hàng hoá, tang vật bị tịch thu bao gồm: Giấy biên nhận giữ hàng hoá, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, biên lai thu tiền (CTT11), phiếu xuất hàng hoá, tang vật bị tịch thu, giấy nộp tiền vào Ngân sách, biên bản bán đấu giá, quyết định trích lập quỹ, các chứng từ về chi phí khác (nếu có) như chi phí điều tra, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, kiểm nghiệm, giám định, chi phí tổ chức bán đấu giá.
b) Đối với khoản tiền thuế trốn và các khoản tiền phạt (trừ khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế):
- Đối với khoản tiền phạt, căn cứ vào quyết định xử phạt và cấp biên lai thu tiền (CTT11) cho đối tượng bị xử phạt, nộp các khoản tiền phạt vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
- Đối với khoản tiền thuế trốn, căn cứ vào biên bản kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý truy thu số tiền thuế trốn, đồng thời gửi quyết định đó cho đối tượng bị xử phạt để yêu cầu nộp ngay số tiền thuế trốn vào tài khoản tạm giữ tại Khoa bạc Nhà nước.
Tiền thuế trốn đã phát hiện và truy thu được là số tiền thuế được phát hiện thêm ngoài tờ khai tính thuế, ngoài báo cáo quyết toán về kết quả kinh doanh quý, năm của doanh nghiệp, ngoài số tiền thuế đã ghi trong sổ bộ hàng tháng của cơ quan thuế. Không được tính số thuế thu về hoạt động buôn chuyến trong khâu lưu thông (trừ trường hợp truy thu thuế cùng với phạt trốn thuế doanh thu, thuế lợi tức trong khâu lưu thông đối với các đối tượng kinh doanh buôn chuyến không nộp thuế doanh thu, thuế lợi tức trước khi vận chuyển hàng hoá).
- Tiền thuế trốn và tiền phạt phát sinh tại địa phương nào thì nộp vào tài khoản tạm giữ tại địa phương đó. Nghiêm cấm việc điều chuyển giữa các địa phương.
V. KHEN THƯỞNG - XỬ LÝ VI PHẠM
Mức trích thưởng thực hiện như sau:
- 2% (hai phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế ở khu vực kinh tế quốc doanh.
- 5% (năm phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế khác.
- 30% (ba mươi phần trăm) trên số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Cơ quan được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ chống hành vi khai man trốn thuế bao gồm: Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, thuế, Biên phòng, Kiểm lâm, Thanh tra Nhà nước chuyên ngành.
Các cơ quan được trích lập quỹ phải tuân thủ theo nguyên tắc sau: Chỉ được trích lập quỹ sau khi đã có quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không có khiếu nại trong thời gian pháp luật quy định. Trường hợp có khiếu nại thì chỉ sau khi giải quyết xong việc khiếu nại mới được trích lập quỹ.
Quỹ khen thưởng được phân phối:
- Trích 30% lập quỹ thưởng của đơn vị.
- Trích 60% lập quỹ bổ sung kinh phí hoạt động chống trốn thuế của đơn vị. Trường hợp nhiều cơ quan cùng phối hợp kiểm tra thì cơ quan chủ trì được giữ lại để lập quỹ.
- Trích 10% nộp cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị xử lý để lập quỹ chống các hành vi khai man trốn thuế để thưởng cho bộ phận phối hợp. Trường hợp không có cơ quan cấp trên trực tiếp thì được để lại đơn vị bổ sung kinh phí hoạt động.
Căn cứ vào số tiền đã nộp vào tài khoản tạm giữ theo giấy báo của Kho bạc Nhà nước và hồ sơ có liên quan, Cơ quan Thuế, Cục Hải quan là chủ tài khoản tạm giữ chi trả các khoản chi phí (nếu có), ra quyết định trích quỹ cho đơn vị theo tỷ lệ quy định. Việc trích quỹ theo vụ việc đã được xử lý.
Trường hợp đối tượng bị kiểm tra cùng một lúc vừa phải nộp tiền thuế chậm nộp, vừa phải nộp tiền thuế trốn, vừa phải nộp tiền phạt thì đơn vị kiểm tra phải ghi rõ từng loại phải nộp trong biên bản kiểm tra, trong quyết định xử lý để tránh nhầm lẫn khi trích lập quỹ.
Nếu đơn vị kiểm tra cố tình làm sai chế độ để được trích thưởng, thì ngoài việc phải truy hoàn số tiền đã trích còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp nhiều cơ quan cùng phối hợp kiểm tra một vụ việc, cơ quan nào chủ trì việc tổ chức kiểm tra, cơ quan đó có trách nhiệm xem xét chi trả chi phí chịu trách nhiệm thưởng cho các đơn vị cùng phối hợp một cách công khai, dân chủ, hợp lý theo hiệu quả phối hợp.
Sử dụng quỹ: thủ trưởng cơ quan được lập quỹ có trách nhiệm xét thưởng cho cá nhân trực tiếp và gián tiếp tham gia chống hành vi khai man trốn thuế. Mức xét thưởng cá nhân cao nhất không quá 300.000 đồng/vụ và không quá 900.000 đồng/tháng/người, trường hợp đặc biệt thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định được trích cao hơn 900.000 đồng/tháng/người và chịu trách nhiệm về quyết định này.
Trường hợp số tiền thưởng được trích lập quỹ thưởng của đơn vị không nhiều, do đó mức trích thưởng cho cá nhân quá nhỏ, thủ trưởng đơn vị được trích từ "Quỹ bổ sung kinh phí hoạt động chống trốn thuế của đơn vị" để thưởng cho những người có thành tích tham gia chống hành vi khai man trốn thuế.
Trường hợp một vụ kiểm tra kéo dài trong nhiều tháng thì số tháng được xét trích thưởng tính bằng số tháng kiểm tra ghi trong biên bản kiểm tra. Nghiêm cấm việc chia một vụ lớn thành nhiều vụ nhỏ để được trích thưởng. Trích thưởng phải được thực hiện dứt điểm theo từng vụ việc.
Đối với cán bộ ngoài ngành cùng phối hợp kiểm tra trực tiếp được thưởng như cán bộ trong ngành.
Đối với cán bộ gián tiếp (cán bộ làm công tác chỉ đạo, tổng hợp, phục vụ) nếu được các đơn vị kiểm tra đề nghị xét thưởng thì được hưởng không quá 150.000 đồng/vụ và không quá 500.000 đồng/tháng/người. Trường hợp đặc biệt thủ trưởng đơn vị có thể quyết định trích thưởng mức cao hơn 500.000 đồng/tháng/người.
Để phát huy tác dụng tích cực trong khen thưởng, thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định trích thưởng. Việc quyết định trích thưởng, kể cả các trường hợp có quyết định mức trích cao hơn, thủ trưởng đơn vị phải xem xét tính chính xác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Số tiền còn lại sau khi trích thưởng được giữ lại quỹ thưởng để sử dụng vào việc trích thưởng cho cán bộ có thành tích trong việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra trong năm.
* Quỹ bổ sung kinh phí hoạt động chống trốn thuế được sử dụng vào các mục đích sau:
- Bổ sung chi phí mua sắm phương tiện làm việc.
- Chi phí tổng kết thi đua.
- Bổ sung chi cho công tác tuyền truyền.
- Chi thưởng cho các đơn vị phối hợp, cán bộ gián tiếp tham gia chống hành vi kinh doanh trốn thuế.
- Trong trường hợp quỹ khen thưởng không nhiều, được trích từ nguồn này để chi bổ sung.
- Bổ sung cho những địa phương có khó khăn về kinh phí nhằm đẩy mạnh công tác chống trốn lậu thuế.
* Quỹ ngành được sử dụng vào mục đích sau:
- Bổ sung chi cho công tác tuyên truyền.
- Bổ sung mua sắm phương tiện làm việc
- Bổ sung thưởng thi đua, tổng kết công tác ngành và thưởng cho các ngành phối hợp tham gia chống trốn thuế.
Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp được trích lập quỹ khen thưởng có trách nhiệm xét thưởng cho cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia chống các hành vi kinh doanh trốn thuế.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo Điều 91, Điều 92 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995; Điều 14 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996. Trường hợp xử phạt sai, tiền phạt đã nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, thì người ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt sai đó, đồng thời yêu cầu Kho bạc Nhà nước thoái trả số tiền đã nộp phạt sai.
1. Căn cứ vào hướng dẫn trong Thông tư này, Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
Tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi nội dung cơ bản các văn bản trên tới các cấp lãnh đạo, các cán bộ làm công tác quản lý, thu nộp thuế, tới các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân để triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 và Thông tư này.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị tăng ở khâu nhập khẩu. Cơ quan Hải quan là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với những hành vi vi phạm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, bãi bỏ Thông tư số 45 TC/TCT ngày 01/8/1996.
| Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ | ... ngày... tháng......năm 19... |
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
- Căn cứ Luật thuế, Pháp lệnh thuế;
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995;
- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Căn cứ Thông tư số 38 TC/TCT ngày 25/8/1990 của Bộ Tài chính qui định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống thu thuế Nhà nước.
- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số... ngày... tháng...năm 199..
Xét tính chất, mức độ vi phạm của.......
Cục trưởng cục Thuế:
Chi cục trưởng Chi cục Thuế:
Trưởng trạm thuế; Đội trưởng đội thuế:
Nhân viên thuế:
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
- Phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Ông (Bà).... - Địa điểm kinh doanh .... ngành nghề kinh doanh...... - Đã vi phạm..........................................
Hình thức phạt:
1. Hình thức phạt chính thức:
- Phạt theo điểm.... Khoản.... Điều.....
- Phạt theo điểm.... Khoản.... Điều.....
..........
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tổng cộng số tiền:............ đồng (viết bằng chữ)........
Đối với Ông (Bà):..........................................
Địa chỉ:...................................................
Điều 2: Ông (Bà)................ đại diện........ có trách nhiệm nộp các khoản tiền phạt ghi ở Điều 1 vào Ngân sách Nhà nước tại.... trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định. Ông (Bà) có trách nhiệm thi hành Quyết định này, nếu không tự giác thực hiện, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật hiện hành.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Cơ quan thuế, nhân viên thuế trực tiếp xử phạt có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Ông (Bà) có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tại........
Nơi nhận:
- Như Điều 2,
- Lưu:
Họ, tên, chức vụ người ra quyết định
(ký tên)
CỤC THUẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ | ... ngày... tháng......năm 19... |
Hôm nay, vào lúc..... giờ.... ngày... tháng.... năm....
tại
Chúng tôi gồm:
1. Chức vụ:
thuộc
2.
thuộc
3.
thuộc
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính xảy ra ngày... tháng... năm....
Địa điểm vi phạm:
Có sự chứng kiến của ông (bà)
Địa chỉ:
Số giấy CMND..... ngày...... Nơi cấp
Họ tên người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) hành chính:
Địa chỉ:
Nội dung vi phạm:
Lời khai của người vi phạm:
Biên bản được lập thành 2 bản, giao cho đương sự 1 bản.
Trong quá trình kiểm tra, tổ kiểm tra không làm hư hỏng, mất tài
sản gì của cơ sở.
Biên bản được đọc cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên.
Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) | Người chứng kiến | Người lập biên bản (ghi rõ họ, tên) |
- 1Quyết định 40/2005/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đã hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Công văn số 3149 TCT/NV6 ngày 21/08/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn thực hiện chính sách thuế
- 3Công văn số 3321 TCT/CS ngày 05/09/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc vướng mắc trong quyết toán thuế và xử lý vi phạm về thuế
- 4Công văn số 12229 TC/TCT ngày 13/11/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Thông tư số 69/2002/TT-BTC
- 5Thông tư 45/TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 22/CP-1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 15/2000/TT-BTC bổ sung và sửa đổi Thông tư 39-TC/TCT hướng dẫn Nghị định 05/CP 1995 và Nghị định 30/CP 1997 thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 8Công văn về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 9Công văn về việc xử lý vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ
- 10Công văn 754/TCT/AC của Tổng cục Thuế về việc xử lý các vi phạm về sử dụng hoá đơn
- 11Thông tư 69/2002/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 41/2002/QĐ-TTg về việc chống thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy do Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 13Thông tư 41/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 100/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 14Công văn số 780TCT/PC-CS về việc giải pháp vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Quyết định 40/2005/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đã hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 45/TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 22/CP-1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 114/1999/TT-BTC bổ sung Thông tư 128/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 30/2001/TT-BTC sửa đổi Thông tư 128/1998/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 5Thông tư 41/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 100/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 3149 TCT/NV6 ngày 21/08/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn thực hiện chính sách thuế
- 2Công văn số 3321 TCT/CS ngày 05/09/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc vướng mắc trong quyết toán thuế và xử lý vi phạm về thuế
- 3Công văn số 12229 TC/TCT ngày 13/11/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Thông tư số 69/2002/TT-BTC
- 4Công văn 5664/TCHQ-KTTT năm 1999 hướng dẫn Thông tư số 114/1999/TT-BTC bổ sung Thông tư 128/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Thông tư 15/2000/TT-BTC bổ sung và sửa đổi Thông tư 39-TC/TCT hướng dẫn Nghị định 05/CP 1995 và Nghị định 30/CP 1997 thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 7Công văn về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 8Công văn về việc xử lý vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ
- 9Công văn 754/TCT/AC của Tổng cục Thuế về việc xử lý các vi phạm về sử dụng hoá đơn
- 10Thông tư 69/2002/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 41/2002/QĐ-TTg về việc chống thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy do Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 12Công văn số 780TCT/PC-CS về việc giải pháp vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Thông tư 128/1998/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45-TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 22/CP-1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 128/1998/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/09/1998
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 07/10/1998
- Ngày hết hiệu lực: 16/06/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực