Điều 7 Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”), chi nhánh nước ngoài phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài xác nhận.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép lựa chọn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này trước khi áp dụng. Đối với việc trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường, nếu doanh nghiệp, chi nhánh áp dụng phương pháp trích lập khác thì phải bảo đảm cho kết quả dự phòng nghiệp vụ cao hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:
4.1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không: bằng 25% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này.
- Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này.
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:
- Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phân bổ đều giữa các tháng trong quý, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng | = | Phí bảo hiểm giữ lại | x | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012 được tính như sau:
Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2012:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng | |
Năm | Quý | |
2013 | I | 1/8 |
II | 3/8 | |
III | 5/8 | |
IV | 7/8 |
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 8. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2012 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng | |
Năm | Quý | |
2013 | I | 1/16 |
II | 3/16 | |
III | 5/16 | |
IV | 7/16 | |
2014 | I | 9/16 |
II | 11/16 | |
III | 13/16 | |
IV | 15/16 |
- Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phân bổ đều trong tháng, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng | = | Phí bảo hiểm giữ lại | x | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng |
Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012 được tính như sau:
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2012:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng | |
Năm | Tháng | |
2013 | 1 | 1/24 |
2 | 3/24 | |
3 | 5/24 | |
4 | 7/24 | |
5 | 9/24 | |
6 | 11/24 | |
7 | 13/24 | |
8 | 15/24 | |
9 | 17/24 | |
10 | 19/24 | |
11 | 21/24 | |
12 | 23/24 |
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 24. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2012 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực | Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng | |
Năm | Tháng | |
2013 | 1 | 1/48 |
2 | 3/48 | |
3 | 5/48 | |
4 | 7/48 | |
5 | 9/48 | |
6 | 11/48 | |
7 | 13/48 | |
8 | 15/48 | |
9 | 17/48 | |
10 | 19/48 | |
11 | 21/48 | |
12 | 23/48 | |
2014 | 1 | 25/48 |
2 | 27/48 | |
3 | 29/48 | |
4 | 31/48 | |
5 | 33/48 | |
6 | 35/48 | |
7 | 37/48 | |
8 | 39/48 | |
9 | 41/48 | |
10 | 43/48 | |
11 | 45/48 | |
12 | 47/48 |
- Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:
Dự phòng phí chưa được hưởng | = | Phí bảo hiểm giữ lại x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm |
Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm |
4.2. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường: Theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập 2 loại dự phòng:
- Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
- Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường được trích lập theo công thức sau đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm:
Dự phòng BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT cho năm TC hiện tại |
| Tổng số tiền BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT của 3 năm TC trước liên tiếp |
| Số tiền BT phát sinh của năm TC hiện tại |
| Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của năm TC hiện tại |
| Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC hiện tại |
= | --------------------- | x | x | -------------------- | x | ------------------ | ||
| Tổng số tiền BT phát sinh của 3 năm TC trước liên tiếp |
|
| Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm TC trước |
| Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC trước |
Trong đó:
Số tiền bồi thường phát sinh của một năm tài chính bao gồm số tiền bồi thường thực trả trong năm cộng với dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết tại thời điểm cuối năm tài chính đó.
Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xảy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không có đầy đủ số liệu thống kê để thực hiện trích lập bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường theo công thức quy định, doanh nghiệp, chi nhánh phải trích lập theo tỷ lệ từ 3% đến 5% tổng phí bảo hiểm giữ lại đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:
Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.
Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2012:
- Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm 31/12/2012 phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu chỉ mang tính minh họa):
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
2005 | 5.445 | 3.157 | 2.450 | 1.412 | 600 | 352 | 431 | 185 |
2006 | 5.847 | 3.486 | 1.366 | 848 | 1.045 | 1.054 | 369 |
|
2007 | 5.981 | 4.854 | 1.948 | 2.554 | 1.680 | 489 |
|
|
2008 | 7.835 | 4.453 | 3.888 | 3.335 | 2.088 |
|
|
|
2009 | 9.763 | 6.517 | 3.563 | 3.984 |
|
|
|
|
2010 | 10.745 | 6.184 | 4.549 |
|
|
|
|
|
2011 | 14.137 | 8.116 |
|
|
|
|
|
|
2012 | 15.162 |
|
|
|
|
|
|
|
Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng 2005):
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2005 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005 là 5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2006 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005 là 3.157 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2007 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005 là 2.450 triệu đồng.
..................
Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005 được tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi thường nào phát sinh thêm nữa. Ở ví dụ này, sau năm 2012 (năm bồi thường thứ 8) không còn khoản tiền bồi thường nào phải thanh toán cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005.
Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2006 đến 2012 được thực hiện tương tự như năm 2005. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ dài thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi thường hết. Thông thường, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
- Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế, trong đó số liệu bồi thường luỹ kế của mỗi năm là tổng các khoản bồi thường thực trả của năm đó và các năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
2005 | 5.445 | 8.602 | 11.052 | 12.464 | 13.064 | 13.416 | 13.847 | 14.032 |
2006 | 5.847 | 9.333 | 10.699 | 11.547 | 12.592 | 13.646 | 14.015 |
|
2007 | 5.981 | 10.835 | 12.783 | 15.337 | 17.017 | 17.506 |
|
|
2008 | 7.835 | 12.288 | 16.176 | 19.511 | 21.599 |
|
|
|
2009 | 9.763 | 16.280 | 19.843 | 23.827 |
|
|
|
|
2010 | 10.745 | 16.929 | 21.478 |
|
|
|
|
|
2011 | 14.137 | 22.253 |
|
|
|
|
|
|
2012 | 15.162 |
|
|
|
|
|
|
|
Theo bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế nêu trên (dòng năm 2005):
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2005 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005 là 5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2006 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005 là 3.157 triệu đồng 5.445 triệu đồng = 8.602 triệu đồng.
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2007 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2005 là 2.450 triệu đồng 8.602 triệu đồng = 11.052 triệu đồng.
..................
- Bước 3: Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi thường luỹ kế của năm sau cho năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Hệ số phát sinh bồi thường | ||||||
2/1 | 3/2 | 4/3 | 5/4 | 6/5 | 7/6 | 8/7 | |
2005 | 1.580 | 1.285 | 1.128 | 1.048 | 1.027 | 1.032 | 1.013 |
2006 | 1.596 | 1.146 | 1.079 | 1.090 | 1.084 | 1.027 |
|
2007 | 1.812 | 1.180 | 1.200 | 1.110 | 1.029 |
|
|
2008 | 1.568 | 1.316 | 1.206 | 1.107 |
|
|
|
2009 | 1.668 | 1.219 | 1.201 |
|
|
|
|
2010 | 1.576 | 1.269 |
|
|
|
|
|
2011 | 1.574 |
|
|
|
|
|
|
Hệ số phát sinh BT bình quân | 1.625 | 1.236 | 1.163 | 1.089 | 1.047 | 1.030 | 1.013 |
Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm thứ 2 qua năm thứ 3, từ năm thứ 3 qua năm thứ 4,... bằng cách tính giá trị trung bình của hệ số phát sinh bồi thường của từng cột trong bảng trên.
- Bước 4: Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân tính được ở bước 3 để ước tính số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2005 đến 2012 (phần in đậm trong bảng dưới đây):
Đơnr vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
2005 | 5.445 | 8.602 | 11.052 | 12.464 | 13.064 | 13.416 | 13.847 | 14.032 |
2006 | 5.847 | 9.333 | 10.699 | 11.547 | 12.592 | 13.646 | 14.015 | 14.197 |
2007 | 5.981 | 10.835 | 12.783 | 15.337 | 17.017 | 17.506 | 18.031 | 18.266 |
2008 | 7.835 | 12.288 | 16.176 | 19.511 | 21.599 | 22.614 | 23.293 | 23.595 |
2009 | 9.763 | 16.280 | 19.843 | 23.827 | 25.948 | 27.167 | 27.982 | 28.346 |
2010 | 10.745 | 16.929 | 21.478 | 24.979 | 27.202 | 28.481 | 29.335 | 29.716 |
2011 | 14.137 | 22.253 | 27.505 | 31.988 | 34.835 | 36.472 | 37.566 | 38.055 |
2012 | 15.162 | 24.638 | 30.453 | 35.417 | 38.569 | 40.382 | 41.593 | 42.134 |
Theo bảng trên (dòng năm 2012):
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2013 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2012 là 15.162 triệu đồng x 1,625 = 24.638 triệu đồng (1,625 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2).
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2014 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2012 là 24.638 triệu đồng x 1,236 = 30.453 triệu đồng (1,236 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 2 qua năm thứ 3).
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2015 (năm bồi thường thứ 4) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2012 là 30.453 triệu đồng x 1,163 = 35.417 triệu đồng (1,163 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 3 qua năm thứ 4).
.........................
Số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong năm 2011, 2010,..., 2005 tính tương tự như năm 2012.
- Bước 5: Ước tính dự phòng bồi thường:
Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2012 được ước tính bằng cách lấy tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2005 đến năm 2012 trừ đi tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất đó tính tới ngày 31/12/2012, trong đó:
Tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2005 đến năm 2012 chính là số tiền bồi thường luỹ kế ở năm bồi thường thứ 8 của bảng trên.
Tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2005, 2006,..., 2012 tính tới thời điểm 31/12/2012 chính là số tiền bồi thường luỹ kế nằm dọc theo đường chéo của bảng trên.
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra tổn thất | Năm bồi thường | Tính toán dự phòng BT tại 31/12/2012 | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | Tổng số tiền ước tính phải BT | Tổng số tiền đã BT tới ngày 31/12/12 | Dự phòng bồi thường ước tính | |
2005 |
|
|
|
|
|
|
| 14.032 | 14.032 | 14.032 | 0 |
2006 |
|
|
|
|
|
| 14.015 | 14.197 | 14.197 | 14.015 | 182 |
2007 |
|
|
|
|
| 17.506 |
| 18.266 | 18.266 | 17.506 | 760 |
2008 |
|
|
|
| 21.599 |
|
| 23.595 | 23.595 | 21.599 | 1.996 |
2009 |
|
|
| 23.827 |
|
|
| 28.346 | 28.346 | 23.827 | 4.519 |
2010 |
|
| 21.478 |
|
|
|
| 29.716 | 29.716 | 21.478 | 8.238 |
2011 |
| 22.253 |
|
|
|
|
| 38.055 | 38.055 | 22.253 | 15.802 |
2012 | 15.162 |
|
|
|
|
|
| 42.134 | 42.134 | 15.162 | 26.972 |
TỔNG CỘNG | 208.341 | 149.872 | 58.469 |
Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp vụ bảo hiểm tại thời điểm 31/12/2012 là 58.469 triệu đồng.
4.3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:
a) Trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:
- Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, kể cả trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh có sử dụng (hoặc không sử dụng) dự phòng này để bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất trong năm tài chính.
- Mức trích lập tối đa hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 1% đến 3% phí bảo hiểm giữ lại theo từng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Việc trích lập được thực hiện đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài.
b) Sử dụng dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:
- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được sử dụng cho nghiệp vụ bảo hiểm có dao động lớn về tổn thất.
Nghiệp vụ bảo hiểm được coi là có dao động lớn về tổn thất khi tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp, chi nhánh đối với nghiệp vụ bảo hiểm đó.
- Số tiền tối đa được sử dụng từ dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất (DPDĐL) được tính theo công thức sau:
Số tiền được sử dụng từ DPDĐL trong năm TC hiện tại | = | Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trong năm TC hiện tại | - | Tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm TC hiện tại | - | Dự phòng phí chưa được hưởng phải trích lập trong năm TC hiện tại | - | Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết phải lập vào năm TC hiện tại |
5. Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải rà soát phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ và thực hiện thủ tục phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ để áp dụng cho các năm tài chính tiếp theo theo quy định tại
Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 125/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/07/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 511 đến số 512
- Ngày hiệu lực: 01/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Mục đích trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 7. Trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ và chi nhánh nước ngoài
- Điều 8. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 9. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 10. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng (hoặc thay đổi áp dụng) phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 11. Nguyên tắc đầu tư
- Điều 12. Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu
- Điều 13. Đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 14. Khả năng thanh toán
- Điều 15. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Điều 16. Biên khả năng thanh toán
- Điều 17. Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 18. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 19. Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 21. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 22. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 23. Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng
- Điều 24. Nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý quỹ chủ hợp đồng, quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 26. Bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng
- Điều 27. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 29. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần bảo hiểm
- Điều 30. Vai trò tự quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 31. Kiểm toán nội bộ