Điều 19 Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 19. Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ, bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
a) Chi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm gốc (đối với bảo hiểm phi nhân thọ), trả tiền bảo hiểm (đối với bảo hiểm nhân thọ), chi bồi thường theo hợp đồng nhận tái bảo hiểm sau khi đã trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như: bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%;
Việc chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài đảm bảo theo đúng quy định tại hợp đồng bảo hiểm đã được thoả thuận giữa các bên và có bằng chứng chứng minh thiệt hại xảy ra;
Việc trả tiền bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đảm bảo theo đúng quy định tại hợp đồng bảo hiểm đã được thoả thuận giữa các bên.
b) Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại
c) Chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, chi hoa hồng nhận tái bảo hiểm;
d) Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định. Trong mọi trường hợp, các khoản chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không vượt quá 15% phí bảo hiểm thực thu;
đ) Chi giám định tổn thất; chi điều tra, thu thập thông tin liên quan đến sự kiện bảo hiểm;
e) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
g) Chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100%;
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý.
i) Chi đề phòng, hạn chế tổn thất:
- Mức chi đề phòng, hạn chế tổn thất không quá 2% số phí bảo hiểm thực tế thu trong năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định 45/2007/NĐ-CP.
- Các khoản chi phải đúng mục đích theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh.
k) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm;
l) Các khoản trích lập bắt buộc theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
m) Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho hoạt động đầu tư theo quy định;
b) Khoản thanh toán cho bên mua bảo hiểm về thu nhập đầu tư theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi trả lãi tiền vay và thủ tục phí ngân hàng;
d) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thoả thuận về khoản chi này);
d) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 125/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/07/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 511 đến số 512
- Ngày hiệu lực: 01/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Mục đích trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 7. Trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ và chi nhánh nước ngoài
- Điều 8. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 9. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 10. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng (hoặc thay đổi áp dụng) phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 11. Nguyên tắc đầu tư
- Điều 12. Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu
- Điều 13. Đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 14. Khả năng thanh toán
- Điều 15. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Điều 16. Biên khả năng thanh toán
- Điều 17. Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 18. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 19. Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 21. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 22. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 23. Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng
- Điều 24. Nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý quỹ chủ hợp đồng, quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 26. Bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng
- Điều 27. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 29. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần bảo hiểm
- Điều 30. Vai trò tự quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 31. Kiểm toán nội bộ