UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ TRẺ EM | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 12-UB/TT | Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 1975 |
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC NHÀ TRẺ KHU VỰC Ở CÁC THÀNH PHỐ, THỊ XÃ, THỊ TRẤN…
Thi hành nghị quyết số 140-CP ngày 15-7-1971 của Hội đồng Chính Phủ về việc tăng cường tổ chức và quản lý công tác nhà trẻ, trong mấy năm qua các ngành, các cấp đã có cố gắng củng cố và phát triển nhà trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu gửi trẻ của nữ công nhân, viên chức. Từ năm 1973 đến nay nhà trẻ được phục hồi và phát triển thêm. Tỷ lệ cháu gửi vào nhà trẻ năm 1972 là 36,6% đến cuối năm 1974 đã tăng lên 45,12%.
Tuy vậy yêu cầu gửi trẻ ở các thành phố, thị xã, thị trấn và khu công nghiệp rất lớn và cấp bách, nhưng khả năng vật chất (nhà cửa, trang bị) còn rất hạn chế, mặt khác tổ chức mạng lưới còn chưa thật phù hợp: nhà trẻ quy mô còn nhỏ, phân tán nên chất lượng nuôi dạy yếu, hiệu quả kinh tế ít.
Để từng bước tạo điều kiện thuận tiện cho việc gửi trẻ, tận dụng được khả năng hiện có, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, sau khi trao đổi ý kiến với các ngành liên quan và Tổng công đòan Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương ra thông tư quy định tổ chức nhà trẻ khu vực ở các thành phố, thị xã, thị trấn như sau:
Nhà trẻ khu vực chịu trách nhiệm nuôi dạy trẻ trong giờ làm việc. Nếu nơi nào có yêu cầu gửi trẻ đêm để mẹ đi làm ca, đi học đêm hoặc công tác xa thì nhà trẻ phải căn cứ vào khả năng mà cố gắng tổ chức nuôi dạy trẻ ngoài giờ làm việc.
Nơi nào có yêu cầu gửi trẻ thường xuyên thì có thể tổ chức nhóm trẻ thường xuyên ở trong nhà trẻ khu vực.
3. Biên chế của nhà trẻ khu vực tạm thời quy định như sau:
- Một người phục vụ từ 6 đến 6,5 cháu gửi theo giờ làm việc, từ 3 đến 4 cháu gửi thường xuyên. Tiêu chuẩn người phục vụ bao gồm toàn bộ cán bộ, nhân viên công tác tại nhà trẻ mà lương do kinh phí nhà trẻ đài thọ. Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện làm việc, nội dung nuôi dạy của nhà trẻ và trên tinh thần hết sức tiết kiệm lao động mà quy định biên chế cụ thể.
- Trong việc bố trí biên chế cần có người phụ trách (nhà trẻ dưới 50 cháu nên có ½ biên biên chế, từ 50 cháu trở lên nên có 1 biên chế) người kế toán, người nấu ăn, người làm vệ sinh và bảo vệ, v.v… Nhà trẻ dưới 100 cháu thì Ủy ban hành chính địa phương giao trách nhiệm cho trạm y tế khu vực gần đó chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ của các cháu ở nhà trẻ. Nhà trẻ có trên 100 cháu thì được bố trí riêng thêm 1 y sĩ.
Cô nuôi dạy trẻ phải được lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn chức vụ đã quy định trong thông tư số 44-UB/CBĐT ngày 23-11-1972 của Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương. Nếu thiếu cô nuôi dạy trẻ mà được tuyển mới (theo chỉ tiêu được duyệt) thì được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước theo như chế độ hiện hành.
Cán bộ, nhân viên công tác tại nhà trẻ được hưởng mọi quyền lợi vật chất, tinh thần như các công nhân, viên chức khác của Nhà nước (đã được quy định trong thông tư số 18-TT/LB ngày 18-10-1961 của liên Bộ Lao động – Nội vụ).
Kinh phí xây dựng mới, trang bị ban đầu, sửa chữa lớn do ngân sách địa phương đài thọ theo như thông tư số 12-TTg ngày 20-12-1962 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định.
Kinh phí nhà trẻ do tổ chức bảo vệ bà mẹ và trẻ em trực tiếp quản lý dự toán quyết toán theo chế độ hiện nay. Những nhà trẻ lớn có từ 100 cháu trở lên nếu có đủ điều kiện thì có thể quản lý kinh phí độc lập.
Nơi nào có điều kiện xây dựng mới, phải xác định quy mô nhà trẻ cho hợp lý, địa điểm cho thuận tiện phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương và xây dựng theo mẫu thiết kế của Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương đã hướng dẫn. Khi đã tổ chức xong thì căn cứ vào khả năng thu nhận mà từng bước giải thể các nhóm trẻ nằm trong khu vực đó.
Nơi nào chưa có điều kiện xây dựng mới ngay thì tiếp thu những nhóm trẻ cơ quan hiện có (bao gồm nhà cửa, trang bị, cô nuôi dạy trẻ đủ tiêu chuẩn chức vụ hiện có) tổ chức lại thành nhà trẻ khu vực.
Việc tổ chức nhà trẻ khu vực hiện nay là cần thiết phù hợp với yêu cầu của nữ công nhân, viên chức có con thuộc lứa tuổi nhà trẻ, vì vậy Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương cần có kế hoạch tiến hành khẩn trương để trong một thời gian ngắn hình thành mạng lưới nhà trẻ khu vực ở địa phương để đưa các cháu vào nhà trẻ, nâng cao quy mô nhà trẻ và chất lượng nuôi dạy các cháu lên một bước mới.
Trong quá trình thực hiện có mắc mứu gì thì phản ảnh cho Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương biết để góp ý kiến giải quyết.
CHỦ NHIỆM ỦY BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRUNG ƯƠNG |
- 1Nghị quyết số 140-CP về việc tăng cường tổ chức và quản lý công tác nhà trẻ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 18-TT/LB năm 1961 hướng dẫn Chỉ thị 126/TTg về việc cải tiến chế độ gửi trẻ của nữ công nhân, nữ viên chức do Bộ Nội Vụ- Bộ Lao Động ban hành
- 3Thông tư 14-UB/CBĐT/TT-1975 về việc trang bị cho cán bộ, nhân viên nhà trẻ do Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em Trung ương ban hành
Thông tư 12-UB/TT-1975 quy định tổ chức nhà trẻ khu vực ở các thành phố, thị xã, thị trấn… do Uỷ Ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em ban hành.
- Số hiệu: 12-UB/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/05/1975
- Nơi ban hành: Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em
- Người ký: Đinh Thị Cẩn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 03/06/1975
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định