BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12-TC/TCTT/CT | Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1977 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THUẾ NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ PHÍA BẮC
Trong các năm vừa qua sản xuất, chi phí thu nhập và phân phối thu nhập của các hợp tác xã nông nghiệp tuy có nhiều thay đổi, nhưng đối chiếu với thực tiễn thì chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp nói chung còn phù hợp. Chỉ có việc hướng dẫn thi hành chính sách thì chưa được hệ thống hóa lại, nên việc vận dụng chính sách vào từng trường hợp cụ thể ở nhiều địa phương có nhiều khó khăn lúng túng. Việc miễn giảm thuế nông nghiệp trong một số trường hợp không sát với thu nhập thực tế, có hợp tác xã đáng được miễn giảm nhiều thì miễn giảm ít, ngược lại có hợp tác xã thu hoạch thực tế đã đạt, hoặc vượt sản lượng tính thuế, cũng được miễn giảm thuế, gây nên tình trạng đóng góp không công bằng hợp lý và không chiếu cố, khuyến khính các hợp tác xã tích cực chống thiên tai, quyết tâm thực hiện kế hoạch Nhà nước.
Để khắc phục tình hình trên, Bộ Tài chính hệ thống hóa và hướng dẫn lại việc vận dụng chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp cho phù hợp tình hình hiện nay đối với từng loại hợp tác xã bị thiệt hại về mùa màng khác nhau như sau.
Điều 26 của Điều lệ thuế nông nghiệp quy định: “Trường hợp một vùng bị thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề, Ủy ban hành chính tỉnh có thể đề nghị giảm, miễn thuế cho cả vùng, nhưng đề nghị giảm, miễn thuế trên đều phải do Bộ Tài chính chuẩn y trước khi thi hành.
Các bộ nông dân cá thể ở trong vùng, nếu bị thiên tai làm thiệt hại mùa màng như hợp tác xã cũng được xét miễn giảm như hợp tác xã.
Điều 6 của nghị định số 375-TTg (quy định việc miễn giảm thuế cho hợp tác xã nông nghiệp):
“Thiệt hại dưới 10% tổng số hoa lợi chịu thuế, không giảm thuế;
Thiệt hại 10%, giảm 10% số thuế;
Thiệt hại trên 10% đến 15%, giảm 15% số thuế;
Thiệt hại trên 15% đến 20%, giảm 20% số thuế;
Thiệt hại trên 20% đến 25%, giảm 30% số thuế;
Thiệt hại trên 25% đến 30%, giảm 40% số thuế;
Thiệt hại trên 30% đến 35%, giảm 50% số thuế;
Thiệt hại trên 35% đến 40%, giảm 70% số thuế;
Thiệt hại trên 40% được miễn hẳn thuế”.
Điều 1 (điểm 2) của nghị định số 63-CP (quy định các căn cứ để so sánh, tính toán xác định các tỷ lệ thiệt hại và các tỷ lệ được giảm, miễn thuế): “Căn cứ vào thực tế thu hoạch cả năm trên diện tích chịu thuế của hợp tác xã, đối chiếu với tổng sản lượng thường niên tính thuế, nếu thu hoạch bị sút kém sẽ được miễn hoặc giảm thuế theo quy định ở điều 6 của nghị định số 375-TTg”.
Điều 24 của Điều lệ thuế nông nghiệp (quy định việc miễn giảm thuế cho hộ nông dân sản xuất cá thể):
“Thiệt hại dưới 20% tổng số hoa lợi chịu thuế, không giảm thuế;
Thiệt hại từ 20% đến 50% tổng số hoa lợi chịu thuế, tỷ lệ số thuế được giảm bằng tỷlệ số thiệt hại;
Thiệt hại từ 50% đến 60% tổng số hoa lợi chịu thuế, giảm 70% số thuế;
Thiệt hại trên 60% tổng số hoa lợi chịu thuế, miễn hẳn thuế;
Trong tổng số ruộng của một nông hộ, nếu có một phần hoàn toàn không thu hoạch (mất trắng) thì mặc dù toàn bộ số thiệt hại của nông hộ chưa tới 20% tổng số hoa lợi chịu thuế, vẫn được miễn hẳn phần thuế tính vào số hoa lợi bị mất trắng”. – và điểm V trong Điều lệ thuế nông nghiệp quy định thêm: “…Khi xét ruộng bị mất trắng thì lấy thửa làm đơn vị, trường hợp một thửa chỉ mất trắng một phần, thì không coi là mất trắng”.
Việc xét và tính miễn thuế cho từng thửa ruộng mất trắng phải theo đúng Điều lệ thuế nông nghiệp và các nghị định số 375-TTg, nghị định số 63-CP của Hội đồng Chính phủ và chỉ áp dụng đối với hộ nông dân sản xuất cá thể, không đặt ra đối với sản xuất tập thể của hợp tác xã.
Nay bãi bỏ điểm 4 thông tư số 16-BTC/NN ngày 31-5-1962 về việc miễn thuế ruộng mất trắng của hợp tác xã.
Điều 27 của Điều lệ thuế nông nghiệp quy định: “Đối với những nông hộ, vì gặp tai nạn bất ngờ hay vì một lý do chính đáng mà bị mất sức lao động, làm ảnh hưởng đến đời sống và khả năng đóng góp, thì nhân dân bình nghị đề nghị chiếu cố giảm, miễn, tùy hoàn cảnh cụ thể từng nông hộ, không căn cứ vào những tỷ lệ quy định ở điều 24 đối với thiệt hại mùa màng”.
Gặp trường hợp hợp tác xã sản xuất nông nghệp thu hoạch vụ chiên xuân tốt, vụ mùa bị thiên tai làm mất mùa, đã được xét giảm thuế theo điểm 1 và 2 trong thông tư này, hợp tác xã vẫn còn phải nộp thuế nhưng vụ mùa không được thu hoạch, thì Ủy ban nhân dân tỉnh được xét giảm hoặc miễn số thuế còn phải nộp cho hợp tác xã.
Những đề nghị giảm, miễn thuế trên phải được báo cáo với Bộ Tài chính chuẩn y trước khi thi hành.
a) Phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chu đáo mục đích, nội dung chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp quán triệt cho cán bộ và nhân dân; nhất là cán bộ tài chính huyện và xã phải nắm vững cả phương pháp công tác để thực hiện đúng.
b) Phải có kế hoạch công tác và chỉ đạo chặt chẽ những nơi bị thiệt hại mùa màng chấp hành nghiêm chỉnh từ việc điều tra nắm tình hình, tính toán, lập sổ miễn giảm cho đến việc xét duyệt và công bố miễn giảm cho từng hợp tác xã và các hộ cá thể, đảm bảo yêu cầu sát đúng thực tế, công bằng, hợp lý, đơn giản, kịp thời, sòng phẳng. Sau khi duyệt miễn giảm đơn vị nào đã tạm nộp nhiều thuế vụ chiêm xuân, nay có thừa thuế thì Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoàn trả ngay số thuế nộp thừa cho từng đơn vị; nộp thuế bằng thóc, nay trả lại bằng thóc, nộp thuế bằng tiền nay trả lại bằng tiền.
c) Miễn giảm thuế nông nghiệp là công tác phức tạp, cần phải có lãnh đạo tư tưởng và kiểm tra cụ thể, tránh tư tưởng nặng về thu, miễn giảm khắt khe, hoặc miễn giảm tràn lan làm sai chính sách.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Nghị định 63-CP năm 1962 sửa đổi Nghị định 375-TTg quy định các biện pháp tính thuế, thu thuế và miễn giảm thuế nông nghiệp đối với hợp tác xã nông nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 375-TTg năm 1959 quy định việc tính thuế nông nghiệp đối với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Thủ Tướng ban hành.
- 3Sắc lệnh số 40/SL về việc ban hành điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp do Chủ tịch nước ban hành
- 4Sắc lệnh số 96/SL về việc sửa đổi bản Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 5Sắc lệnh số 176/SL về việc sửa đổi điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp do Chủ tịch nước ban hành
- 6Nghị quyết số 213/NQ/TVQH về việc tính Thuế Nông nghiệp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết số 626-NQ/TVQH về việc tiếp tục thi hành Thuế Nông nghiệp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 8Quyết định 121/1999/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 63-CP năm 1962 sửa đổi Nghị định 375-TTg quy định các biện pháp tính thuế, thu thuế và miễn giảm thuế nông nghiệp đối với hợp tác xã nông nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 375-TTg năm 1959 quy định việc tính thuế nông nghiệp đối với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Thủ Tướng ban hành.
- 3Sắc lệnh số 40/SL về việc ban hành điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp do Chủ tịch nước ban hành
- 4Sắc lệnh số 96/SL về việc sửa đổi bản Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 5Sắc lệnh số 176/SL về việc sửa đổi điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp do Chủ tịch nước ban hành
- 6Nghị quyết số 213/NQ/TVQH về việc tính Thuế Nông nghiệp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết số 626-NQ/TVQH về việc tiếp tục thi hành Thuế Nông nghiệp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
Thông tư 12-TC/TCTT-CT-1977 hướng dẫn chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp ở các tỉnh, thành phố phía Bắc do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 12-TC/TCTT-CT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/11/1977
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Ly
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 22/11/1977
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực