Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 1988

THÔNG TƯ

SỐ 12-LĐTBXH/TT NGÀY 3-8-1988 HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

Để kịp thời bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức ngành Y tế và phù hợp với tình hình giá cả biến động hiện nay;

Theo đề nghị của bộ Y tế và ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn sửa đổi chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế như sau,

I. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP VÀ BỒI DƯỠNG

1. Phụ cấp phẫu thuật.

Đối tượng

Mức chuẩn để tính phụ cấp ca mổ theo giá kinh doanh thương nghiệp

Ca mổ loại II

Ca mổ loại II

Ca mổ loại III

- Người mổ chính, người gây mê châm

tê đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp như

người mổ chính

- Người mổ phụ, người gây mê châm

tê đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp như

người phụ mổ

- Người giúp việc ca mổ

300 gam

(thịt lợn

mông sấn)

150 gam

(thịt lợn

mông sấn )

75 gam

(thịt lợn

mông sấn)

225 gam

(thịt lợn

mông sấn)

115 gam

(thịt lợn

mông sấn )

60 gam

(thịt lợn

mông sấn)

150 gam

(thịt lợn

mông sấn)

75 gam

(thịt lợn

mông sấn )

40 gam

(thịt lợn

mông sấn)

Đối với ca mổ đặc biệt khó khăn phức tạp phải xử lý kỹ thuật chuyên môn rất căng thẳng, thời gian dài, thì Bộ Y tế hướng dẫn để giám đốc bệnh viện xem xét từng trường hợp cụ thể, quyết định mức cao hơn cho thích hợp.

2. Phụ cấp thường trực.

a) Đối tượng hưởng:

- Cán bộ, nhân viên Y tế làm công tác thường trực ở các bệnh viện, viện điều dưỡng (kể cả các khu điều trị, điều dưỡng thương bệnh binh nặng và các trại điều trị, điều dưỡng các loại bệnh nặng cho các đối tượng ngoài xã hội), nhà hộ sinh thuộc khu vực Nhà nước quản lý (các cơ sở y tế dân lập xã, phường do ngân sách xã, phường giải quyết).

b) Chế độ bồi dưỡng: Mỗi phiên trực được bồi dưỡng một bữa ăn, theo định lượng sau:

- Lương thực 150 gam

- Thịt lợn mông sấn 40 gam

- Rau xanh 200 gam

- Phụ phí khác 20% giá trị của định lượng trên.

Riêng cán bộ, công nhân viên trực tiếp cấp cứu hồi sức, trực ngoại khoa nhi, đỡ đẻ được bồi dưỡng theo định lượng sau:

- Lương thực 150 gam

- Thịt lợn mông sấn 80 gam

- Rau xanh 200 gam

- Phụ phí khác 20% giá trị của định lượng trên

3. Chế độ bồi dưỡng trong thời gian chống dịch

Cán bộ, nhân viên Y tế trong thời gian làm nhiệm vụ chống dịch tại ổ dịch, mỗi ngày được bồi dưỡng bằng giá trị của 300 gam (ba trăm gam) thịt lơn mông sấn.

4. Tiền chi cho ca mổ và bữa ăn nói ở điểm 1, 2 và 3 được tính theo định lượng và theo giá kinh doanh thương nghiệp ở từng địa phương, hạch toán vào dự toán kinh phí sự nghiệp của đơn vị.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn các bệnh viện, viện điều dưỡng chấn chỉnh tổ chức lao động và thực hiện chế độ thường trực hợp lý, để vừa bảo đảm sức khoẻ cho cán bộ nhân viên Y tế ,vừa giảm chi cho ngân sách.

2. Thủ trưởng các bệnh viện, viện điều dưỡng có trách nhiệm tổ chức bữa ăn cho cán bộ, nhân viên Y tế làm các nhiện vụ nói trên.

3. Các bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các bệnh viện, viện điều dưỡng thực hiện theo đúng quy định trong thông tư này.

Các Sở Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm giúp Bộ và Uỷ ban nhân dân địa phương kiểm tra, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ.

Thông tư này được thực hiện từ ngày 1 tháng 8 năm 1988. Những văn bản ban hành trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 12-LĐTBXH/TT-1988 sửa đổi chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngành y tế do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 12-LĐTBXH/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 03/08/1988
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Trần Đình Hoan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 17
  • Ngày hiệu lực: 01/08/1988
  • Ngày hết hiệu lực: 01/05/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản