Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/2005/TT-BNV | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2005 |
Căn cứ Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tại công văn số 13564/BTC-HCSN ngày 27/10/2005; Bộ Nội vụ hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ được thôi việc từ ngày 01/10/2005 trở đi như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ được thôi việc từ ngày 01/10/2005 trở đi.
1- Đối với người thôi việc ngay
1.1- Về chế độ tiền lương để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội:
-Trước ngày 01/10/2004 thực hiện theo quy định tại Nghị định 25/CP.
- Từ ngày 01/10/2004 trở đi thực hiện theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
1.2- Về tiền lương tối thiểu chung để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội:
- Từ ngày 01/10/2005 trở đi theo mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng.
- Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/9/2005 theo mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng.
- Trước ngày 01/01/2003 theo mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng/tháng.
1.3- Về thời gian để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội:
Tổng thời gian tính trợ cấp thôi việc tính theo quy định tại Thông tư số 73/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 28/12/2000 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), trong đó:
1.3.1- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/10/2005 đến ngày nghỉ thôi việc được xác định theo nguyên tắc:
+ Trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm.
+ Đủ sáu tháng trở xuống thì được cộng vào thời gian từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005.
1.3.2- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 và số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống nêu tại điểm 1.3.1 (nếu có) được xác định theo nguyên tắc: số tháng lẻ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm, số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống thì cộng vào thời gian từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004.
1.3.3- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004 và số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống nêu tại điểm 1.3.2 (nếu có) được xác định theo nguyên tắc: số tháng lẻ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm, số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống thì cộng vào thời gian trước ngày 01/01/2003.
1.3.4- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ 31/12/2002 trở về trước bằng tổng thời gian tính trợ cấp trừ đi thời gian tính tại điểm 1.3.1, 1.3.2 và 1.3.3 nêu trên, được xác định theo nguyên tắc: số tháng lẻ từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm, số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống không tính.
1.4- Khoản trợ cấp tìm việc làm được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng.
Ví dụ: Ông Trần Văn D, Trưởng phòng Sở A, thuộc tỉnh K, thuộc diện tinh giản biên chế, được nghỉ thôi việc ngày từ ngày 31/12/2005. Ông Trần Văn D đã xếp lương cũ hệ số 2,58 bậc 4/10 ngạch chuyên viên và hệ số phụ cấp chức vụ 0,3. Theo chế độ tiền lương mới ông D được chuyển xếp vào bậc 4, hệ số lương 3,33 ngạch chuyên viên và hệ số phụ cấp chức vụ 0,5. Tính đến ngày thôi việc ông Trần Văn D đã công tác 10 năm 2 tháng có đóng bảo hiểm xã hội. Chế độ trợ cấp thôi việc của ông D được xác định như sua:
a- Việc xác định thời gian để tính trợ cấp thôi việc của ông D như sau:
Tổng thời gian tính trợ cấp thôi việc của ông D là 10 năm 2 tháng, chia ra:
a1- Từ ngày 01/10/2005 đến ngày nghỉ thôi việc là 3 tháng, (nhỏ hơn 6 tháng nên được cộng vào thời gian từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005).
a2- Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 là 12 tháng và được cộng với 3 tháng (từ phần a1). Tổng là 15 tháng, tính là 1 năm và dư 3 tháng được cộng vào thời gian từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004.
a3- Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004 là 21 tháng và được cộng với 3 tháng (từ phần a2). Tổng là 24 tháng (tròn 2 năm).
a4- Từ ngày 31/12/2004 trở về trước (thời gian còn lại) là 7 năm 2 tháng (10 năm 2 tháng – 1 năm – 2 năm = 7 năm 2 tháng). Tính là 7 năm.
b- Chế độ trợ cấp thôi việc của ông D được tính theo giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội như sau:
b1- Tiền lương tháng và phụ cấp được hưởng:
- Từ ngày 31/12/2002 trở về trước như sau:
210.000 đồng x (2,58 + 0,3) = 604.800 đồng
- Từ ngày 01/01/2003 đến 30/9/2004 như sau:
290.000 đồng x (2,58 + 0,3) = 835.200 đồng
- Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 như sau:
290.000 đồng x (3,33 + 0,5) = 1.110.700 đồng
- Từ ngày 01/10/2005 trở đi như sau:
350.000 đồng x (3,33 + 0,5) = 1.340.500 đồng
b2- Số tiền trợ cấp gồm:
- Theo Nghị định 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc chế độ với cán bộ, công chức.
+ Trợ cấp tìm việc làm.
1.340.500 đồng x 3 tháng = 4.021.500 đồng
+ Trợ cấp thôi việc.
(604.800 đồng x 7 tháng) + (835.200 đồng x 2 tháng) + (1.110.700 đồng x 1 tháng) = 7.014.700 đồng
- Theo nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ.
(604.800 đồng x 7 tháng) + (835.200 đồng x 2 tháng) + (1.110.700 đồng x 1 tháng) = 7.014.700 đồng
Tổng số tiền ông D được nhận khi thôi việc là:
4.021.500 đồng + 7.014.700 đồng + 7.014.700 đồng = 18.050.900 đồng
2. Đối với đối tượng thôi việc sau khi học nghề, nghỉ hưu trước tuổi, điều chuyển sang các cơ sở bán công được áp dụng chế độ tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và mức tiền lương tối thiểu chung theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Những người thôi việc do tinh giản biên chế từ ngày 01/10/2005 trở đi được tính và hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 3141/LĐTBXH-VLĐVL ngày 11/09/2003 của Bộ lao động, thương binh và xã hội về việc hỗ trợ kinh phí đối với đơn vị sự nghiệp thuộc tổng công ty nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế
- 2Quyết định 103/QĐ-BNV năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
- 2Công văn số 3141/LĐTBXH-VLĐVL ngày 11/09/2003 của Bộ lao động, thương binh và xã hội về việc hỗ trợ kinh phí đối với đơn vị sự nghiệp thuộc tổng công ty nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế
- 3Nghị quyết 16/2000/NQ-CP về việc tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 73/2000/TTLT-BTCCBC-BTC hướng dẫn chính sách tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do Ban Tổ chức-Cán Bộ chính phủ-Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị quyết 09/2003/NQ-CP về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do Chính phủ ban hành, để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
- 6Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Thông tư 118/2005/TT-BNV hướng dẫn Nghị quyết 16/2000/NQ-CP và Nghị quyết 09/2003/NQ-CP về việc tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 118/2005/TT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/11/2005
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đỗ Quang Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 19 đến số 20
- Ngày hiệu lực: 03/12/2005
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra