Hệ thống pháp luật

Chương 1 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN về quy định quản lý thực hiện Đề án "Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ" do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định quản lý thực hiện Đề án “Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1931/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2016.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, các định chế tài chính và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đi tác công - tư, đồng tài trợ (sau đây viết tắt là chương trình PPP) là nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thí điểm triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ (gọi chung là đề tài, dự án) do các đối tác công và đối tác tư cùng nhau xác định, ký hợp đồng đối tác công - tư thực hiện và khai thác, sử dụng các kết quả tạo ra;

2. Đề án khung chương trình PPP là thuyết minh tổng thể chương trình PPP do các đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan khác cùng nhau xây dựng;

3. Hợp đồng đi tác công - tư là thỏa thuận tự nguyện bằng văn bản, không ràng buộc về pháp lý, được các đối tác công và đối tác tư ký kết để hình thành quan hệ đối tác thành lập và triển khai thực hiện chương trình PPP;

4. Đi tác công là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương), các định chế tài chính hoạt động chủ yếu bằng ngân sách nhà nước tham gia chương trình PPP;

5. Đối tác tư là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

6. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn là cơ quan được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng đề án khung chương trình PPP và thực hiện các thủ tục phục vụ phê duyệt đề án khung chương trình PPP; hỗ trợ các bên liên quan tiến hành xây dựng, thống nhất ký kết hợp đồng đối tác công - tư;

7. Tổ chức chtrì đề tài, dự án thuộc chương trình PPP (sau đây viết tắt là tổ chức chủ trì) là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực hiện việc xây dựng, triển khai đề tài, dự án thuộc chương trình PPP.

Điều 3. Cơ chế thí điểm để triển khai chương trình PPP

1. Các đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan khác cùng nhau xác định theo nhóm để phối hợp giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ của chương trình PPP.

2. Nguồn lực thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được huy động từ nhiều nguồn khác nhau do đối tác công và đối tác tư quản lý theo thẩm quyền.

3. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được quản lý theo quy định của các nguồn kinh phí thuộc bộ, ngành, địa phương và các chương trình, định chế tài chính trực tiếp đóng góp nguồn lực tham gia chương trình PPP với việc áp dụng nội dung, định mức và phương thức chi thuận lợi nhất được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.

Điều 4. Tiêu chí xây dựng chương trình PPP

1. Giải quyết những vấn đề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhóm ngành kinh tế; phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên; góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết.

2. Sản phẩm khoa học và công nghệ tạo ra từ chương trình PPP phục vụ một trong các định hướng lớn sau: phát triển hướng công nghệ ưu tiên; phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của quốc gia hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong một hoặc một số lĩnh vực giai đoạn 05 năm hoặc 10 năm. Kết quả dự kiến đạt được phải thể hiện tính mới, tính tiên tiến, có khả năng ứng dụng và phù hợp với các mục tiêu của chương trình PPP.

3. Nội dung của chương trình PPP bao gồm các đề tài, dự án có quan hệ với nhau và phù hợp với nguồn lực khoa học và công nghệ của đối tác công và đối tác tư.

4. Đối tác công và đối tác tư đóng góp nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, tài chính và các nguồn lực khác để thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP, trong đó đối tác tư cam kết đóng góp nguồn lực không dưới 40% tổng nguồn lực của các bên cam kết dành thực hiện chương trình PPP.

Điều 5. Mã số đề tài, dự án thuộc chương trình PPP

Mã số đề tài, dự án thuộc chương trình PPP được ghi như sau:

PPPn.NC(NT/CT/QL).XX-YY. Trong đó:

1. PPPn là ký hiệu chung cho đề tài, dự án thuộc chương trình PPP thứ n;

2. NC là ký hiệu đề tài, dự án được thực hiện bằng 100% nguồn lực của đối tác công;

3. NT là ký hiệu đề tài, dự án được thực hiện bằng 100% nguồn lực của đối tác tư;

4. CT là ký hiệu đề tài, dự án được thực hiện bằng nguồn lực chung của cả đối tác công và đối tác tư;

5. QL là ký hiệu đề tài, dự án phục vụ công tác quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện chương trình PPP;

6. XX là ký hiệu 2 chữ số ghi thứ tự của đề tài, dự án thuộc chương trình PPP thứ n;

7. YY là ký hiệu 2 chữ số cuối của năm bắt đầu thực hiện đề tài, dự án.

Thông tư 11/2017/TT-BKHCN về quy định quản lý thực hiện Đề án "Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ" do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 11/2017/TT-BKHCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 11/08/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Quốc Khánh
  • Ngày công báo: 21/10/2017
  • Số công báo: Từ số 791 đến số 792
  • Ngày hiệu lực: 15/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH