- 1Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 06/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 3Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 4Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 5Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 6Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 7Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2021/TT-BTC | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU TỪ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đầu tư,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (BQLDA).
b) Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, BQLDA không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. Đối tượng áp dụng: Chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành lập, BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực sử dụng vốn đầu tư công được thành lập theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.
3. Chủ đầu tư, BQLDA quản lý dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Thực hiện quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án theo điều ước quốc tế, thỏa thuận với nhà tài trợ về ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết và pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi. Trường hợp không có quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận với nhà tài trợ, pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Các khoản thu
1. Thu từ chi phí quản lý dự án của dự án được giao quản lý.
2. Thu từ thực hiện hoạt động tư vấn của dự án được giao quản lý.
3. Thu từ thực hiện hoạt động tư vấn, quản lý dự án cho dự án khác ngoài dự án được giao quản lý (theo hợp đồng).
4. Thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 3. Sử dụng các khoản thu
1. Chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành lập (trừ BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực): Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư phê duyệt riêng dự toán thu, chi chi phí quản lý dự án để thực hiện.
Căn cứ vào nội dung, khối lượng công việc, trách nhiệm giữa chủ đầu tư và BQLDA, chủ đầu tư quyết định tỷ lệ phân chia khoản thu quản lý dự án giữa chủ đầu tư và BQLDA (nếu có). Tỷ lệ phân chia khoản thu quản lý dự án phải được ghi trong quyết định thành lập BQLDA hoặc văn bản giao nhiệm vụ cho BQLDA của chủ đầu tư.
2. BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực: Sử dụng các khoản thu tại
3. Đối với các khoản thu không tính vào chi phí đầu tư của dự án được giao nhiệm vụ quản lý: Chủ đầu tư, BQLDA phải thực hiện đăng ký, kê khai, nộp đầy đủ các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế, phí, lệ phí.
4. Hằng năm, chủ đầu tư, BQLDA căn cứ thời gian thực hiện dự án, hình thức tổ chức quản lý dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án, các chế độ chính sách có liên quan để xác định chi phí quản lý dự án của từng dự án cho phù hợp với khối lượng nhiệm vụ, công việc quản lý dự án trong năm và chịu trách nhiệm về nội dung này. Chủ đầu tư, BQLDA có trách nhiệm đảm bảo đủ chi phí quản lý dự án để tổ chức, thực hiện quản lý dự án cho đến khi dự án được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định.
5. Phân bổ chi phí quản lý dự án hằng năm:
Trường hợp chủ đầu tư, BQLDA trực tiếp quản lý từ 02 dự án trở lên, hằng năm chủ đầu tư, BQLDA thực hiện phân bổ chi phí cho các dự án được giao quản lý, gửi cơ quan quản lý cấp trên theo nguyên tắc:
a) Chi phí đã xác định để chi cho dự án cụ thể: Phân bổ trực tiếp cho dự án đó.
b) Chi phí không xác định được chi cho dự án cụ thể: Phân bổ theo tỷ lệ chi phí tương ứng với giá trị khối lượng nhiệm vụ, công việc quản lý dự án trong năm của dự án.
6. Quyết toán:
a) Đối với chủ đầu tư, BQLDA quản lý 01 dự án: Khi dự án được giao quản lý hoàn thành, chủ đầu tư, BQLDA lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án kèm theo chứng từ chi tiêu cùng hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành gửi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán xem xét các chứng từ chi tiêu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập để báo cáo người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư phê duyệt chung trong quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.
b) Đối với chủ đầu tư, BQLDA trực tiếp quản lý từ 02 dự án trở lên: Khi từng dự án được giao quản lý hoàn thành, chi phí quản lý dự án được quyết toán là tổng hợp các giá trị quyết toán chi quản lý dự án phân bổ hằng năm đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt (nếu có) của từng dự án.
c) Các chi phí (chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác do chủ đầu tư, BQLDA tự thực hiện) của dự án do chủ đầu tư, BQLDA được giao quản lý: Được quyết toán tối đa không vượt giá trị được duyệt (hoặc điều chỉnh) trong tổng mức đầu tư (hoặc dự toán) của dự án.
Điều 4. Tài khoản giao dịch
1. Đối với các khoản thu, chi từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của dự án đầu tư công được giao quản lý, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí và các khoản khác của ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và pháp luật có liên quan: Chủ đầu tư, BQLDA mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện giao dịch để quản lý.
2. Đối với nguồn thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án cho dự án khác và các nguồn thu khác không thuộc dự án được giao quản lý, các Quỹ được trích lập theo quy định: Ban QLDA được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý các khoản thu, chi này.
3. Trường hợp chủ đầu tư, BQLDA có nguồn thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án cho dự án khác và các nguồn thu khác không thuộc dự án được giao quản lý cần thay đổi tài khoản giao dịch, chủ đầu tư, BQLDA căn cứ quy định tại Thông tư này để thực hiện.
Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
1. Chủ đầu tư, Giám đốc BQLDA: Chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng.
2. Kho bạc Nhà nước: Kiểm soát, thanh toán việc sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công của các chủ đầu tư, BQLDA theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
3. Bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công cửa các chủ đầu tư, BQLDA thuộc phạm vi quản lý.
Điều 6. Xử lý chuyển tiếp
1. Các chủ đầu tư do người quyết định đầu tư giao, BQLDA đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư quyết định thành lập, BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực tiếp tục thực hiện theo dự toán thu, chi quản lý dự án năm 2021 đã được phê duyệt đến hết niên độ ngân sách 2021 và quyết toán thu, chi quản lý dự án năm 2021 theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Xử lý số dư kinh phí:
a) Đối với chủ đầu tư do người quyết định đầu tư giao, BQLDA đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư quyết định thành lập (trừ trường hợp người quyết định đầu tư giao BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư):
Đối với kinh phí của nhiệm vụ chi đã được phê duyệt trong dự toán năm 2021 nhưng chưa thực hiện trong năm, hoặc đang thực hiện dở dang mà phải chuyển sang thực hiện năm 2022, đơn vị phải xác định và chịu trách nhiệm về số kinh phí tương ứng với nhiệm vụ chi chưa thực hiện hoặc thực hiện dở dang để chuyển năm 2022 để tiếp tục thực hiện và được ghi cụ thể trong dự toán thu, chi năm 2022.
b) Đối với BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực:
Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên đã được phê duyệt trong dự toán năm 2021 nhưng chưa thực hiện trong năm, hoặc đang thực hiện dở dang mà phải chuyển sang thực hiện năm 2022, đơn vị phải xác định và chịu trách nhiệm về số kinh phí tương ứng với nhiệm vụ chi chưa thực hiện hoặc thực hiện dở dang để chuyển năm 2022 để tiếp tục thực hiện và được ghi cụ thể trong dự toán thu, chi năm 2022.
Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên: Khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành
Đối với số dư các quỹ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 01 năm 2022 và bãi bỏ các Thông tư sau:
a) Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
b) Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 06/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1672/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải quản lý
- 4Quyết định 1679/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư
- 5Công văn 2900/CQLXD-DAĐT1 năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ khi triển khai công tác khảo sát, thiết kế lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng do Bộ Giao thông vận tải là cấp quyết định đầu tư của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông ban hành
- 6Công văn 4184/BGTVT-TCCB năm 2022 thực hiện Nghị định 15/2021/NĐ-CP do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Công văn 2028/BXD-KTXD năm 2023 trả lời công dân qua Cổng thông tin điện tử về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 06/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 3Luật Quản lý nợ công 2017
- 4Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 5Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 6Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 7Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 8Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 9Quyết định 1672/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải quản lý
- 10Quyết định 1679/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư
- 11Công văn 2900/CQLXD-DAĐT1 năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ khi triển khai công tác khảo sát, thiết kế lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng do Bộ Giao thông vận tải là cấp quyết định đầu tư của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông ban hành
- 12Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
- 13Công văn 4184/BGTVT-TCCB năm 2022 thực hiện Nghị định 15/2021/NĐ-CP do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14Công văn 12066/BTC-ĐT năm 2022 về đính chính Thông tư 108/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 15Công văn 2028/BXD-KTXD năm 2023 trả lời công dân qua Cổng thông tin điện tử về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án do Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư 108/2021/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 108/2021/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Tạ Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 241 đến số 242
- Ngày hiệu lực: 24/01/2022
- Ngày hết hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực