Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106-TC/ĐT | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 1994 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 106-TC/ĐT NGÀY 8/12/1994 HƯỚNG DẪN CHO VAY VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn cho vay vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước như sau:
1- Vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (sau đây gọi tắt là vốn tín dụng Nhà nước) dùng để cho vay thực hiện các dự án, mục tiêu, chương trình do Chính phủ quy định đã ghi trong kế hoạch Nhà nước, bao gồm:
- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm có khả năng thu hồi vốn.
- Các dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước...).
- Một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn được ghi trong kế hoạch Nhà nước.
Việc cho vay ưu đãi do Chính phủ quyết định cụ thể cho từng đối tượng trong từng thời kỳ kế hoạch.
2.1- Cục đầu tư phát triển (Chi cục) trực tiếp cho vay.
2.2- Uỷ nhiệm Ngân hàng thương mại được chọn cho vay vốn Tín dụng Nhà nước đối với các dự án vay vốn nước ngoài cho doanh nghiệp vay lại.
3- Lãi suất vay vốn Tín dụng Nhà nước theo quy định của Chính phủ. Phí uỷ nhiệm cho Ngân hàng thương mại hoặc phí dịch vụ do Bộ Tài chính quy định.
4- Các tổ chức trong hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Ngân hàng được uỷ nhiệm cho vay vốn Tín dụng Nhà nước (sau đây gọi tắt là cơ quan cho vay vốn) chịu trách nhiệm quản lý, trực tiếp cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu nợ vay (gốc và lãi) theo đúng Điều lệ quản lý Đầu tư và xây dựng, Hợp đồng vay vốn và Hợp đồng uỷ nhiệm cho vay.
5- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý sử dụng vốn vay đúng mục địch, có hiệu quả, trả nợ vay (gốc và lãi) đúng Hợp đồng vay vốn và ký với cơ quan cho vay; Báo cáo, quyết toán thực hiện đầu tư và vốn đầu tư theo đúng chế độ hiện hành gửi cơ quan cho vay vốn.
1- Trình tự lập, bảo vệ, phê duyệt kế hoạch vốn Tín dụng Nhà nước.
1.1- Kế hoạch năm:
a) Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn kèm theo luận chứng kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với dự án mới) gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư để tổng hợp, gửi và bảo vệ kế hoạch với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính. Uỷ ban Kế hoạch tồng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau khi kế hoạch năm được duyệt và được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thông báo các Bộ và Uỷ ban nhân dân tình, thành phố đăng ký kế hoạch vay vốn với Bộ Tài chính để chủ đầu tư có căn cứ ký hợp đồng tín dụng với cơ quan cho vay.
Kế hoạch vốn tín dụng Nhà nước hàng năm được duyệt là căn cứ để ngân sách Nhà nước chuyển vốn cho Tổng cục Đầu tư phát triển làm nguồn vốn cho vay hoặc chuyển vốn cho Ngân hàng Thương mại được uỷ nhiệm cho vay.
b) Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư duyệt kế hoạch đầu tư hàng năm của từng dự án, gửi 2 bản cho Tổng cục đầu tư phát triển để chuyển cho cơ quan cho vay vốn làm căn cứ quản lý, cho vay theo kế hoạch được duyệt.
c) Trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh vốn trong năm kế hoạch đã duyệt, chủ đầu tư phải giải trình lý do (có ý kiến của cơ quan cho vạy vốn) với cơ quan quyết định đầu tư xem xét xử lý.
d) Trường hợp cho vay bằng nguồn vay nước ngoài, chủ đầu tư phải lập và gửi Tổng cục Đầu tư phát triển kế hoạch rút vốn vay phù hợp với yêu cầu và điều kiện đã ghi trong Hiệp định Tín dụng.
1.2- Kế hoạch quý:
a) Chủ đầu tư căn cứ kế hoạch năm được duyệt và kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư trong quý, lập kế hoạch vốn vay trong quý kế hoạch gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan cho vay vốn.
Nội dung kế hoạch gồm các chỉ tiêu:
- Giá trị khối lượng đầu tư và vốn vay đã thực hiện từ đầu năm đến hết quý báo cáo. Trong đó: số vốn vay nước ngoài đã rút (nếu có).
- Giá trị khối lượng đầu tư và vốn vay để thực hiện kế hoạch quý này. Trong đó: rút vốn vay nước ngoài (nếu có).
- Vốn trả nợ (gốc và lãi) quý này theo Hợp đồng vay vốn. Trong đó: số vốn phải trả nợ (gốc, lãi) nước ngoài (nếu có).
b) Cơ quan cho vay vốn căn cứ kế hoạch của các chủ đầu tư để tổng hợp kế hoạch vốn Tín dụng Nhà nước thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý, cho vay gửi Tổng cục Đầu tư phát triển.
c) Căn cứ kế hoạch vốn hàng quý được Bộ Tài chính duyệt, Tổng cục đầu tư phát triển thông báo cho cơ quan cấp trên của chủ đầu tư để lập hạn mức vốn vay từng dự án gửi Tổng cục đầu tư.
Hạn mức vốn vay quý lập 4 liên, chuyển sang Tổng cục Đầu tư phát triển, để đồng ký. Tổng cục lưu 1 liên, chuyển cơ quan cho vay 1 liên, trả lại cơ quan cấp trên của chủ đầu tư 2 liên để lưu 1 liên và gửi 1 liên cho chủ đầu tư.
2- Chuyển vốn ngân sách Nhà nước sang Tổng cục đầu tư phát triển.
2.1- Ngân sách Trung ương chuyển vốn cho Tổng cục đầu tư phát triển, để cho vay vốn hoặc để Tổng cục Đầu tư phát triển chuyển vốn cho Ngân hàng Thương mại được uỷ nhiệm cho vay đối với chủ đầu tư.
2.2- Căn cứ chuyển vốn là: kế hoạch vốn tín dụng hàng quý đã được Bộ Tài chính duyệt và văn bản đề nghị chuyển vốn của Tổng cục Đầu tư phát triển để Ngân sách làm thủ tục chuyển vốn NSSNN cho Tổng cục Đầu tư phát triển.
2.3- Hình thực chuyển vốn:
- Vốn trong nước (đồng VN): Ngân sách chuyển vốn bằng Lệnh chi NSNN/TW cấp cho Tổng cục đầu tư phát triển vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương.
- Vốn nước ngoài (vay nợ, viện trợ): Khi nhận vốn của nước ngoài, Ngân sách chuyển vốn bằng ghi thu NSNN, ghi chi vốn đầu tư cho Tổng cục Đầu tư phát triển. Trường hợp Ngân hàng Thương mại được chọn, được uỷ nhiệm trực tiếp nhận vốn nước ngoài thì thực hiện theo Thông tư số 18-TC/TCĐN ngày 5/3/1994 của Bộ Tài chính.
2.4- Hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN đã cấp để cho vay ưu đãi:
- Căn cứ số vốn do NSTW chuyển, Tổng cục Đầu tư phát triển phân phối cho cơ quan cho vay vốn bằng Thông báo hạn mức vốn được cho vay. Thông báo phải lập 4 liên, Tổng cục Đầu tư phát triển lưu 1 liên, gửi cơ quan cho vay 1 liên KBNN lưu 1 liên và chuyển 1 liên cho KBNN tỉnh, thành phố làm căn cứ thanh toán các khoản vay.
- Số vốn đã cho vay và Kho bạc Nhà nước cơ sở đã thanh toán cơ quan cho vay báo cáo về Tổng cục theo hướng dẫn riêng.
3- Hợp đồng tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
3.1- Hợp đồng uỷ nhiệm cho vay:
a) Tổng cục Đầu tư phát triển ký Hợp đồng với Ngân hàng được chọn uỷ nhiệm cho vay vốn Tín dụng Nhà nước.
b) Hợp đồng ký cho từng dự án hoặc tổng hợp các dự án đầu tư bằng vốn Tín dụng Nhà nước do Ngân hàng được uỷ nhiệm cho vay căn cứ vào dự án đầu tư được duyệt đã ghi trong Kế hoạch Nhà nước.
Đối với dự án dùng vốn vay nước ngoài (toàn bộ hoặc một phần), các điều khoản trong Hợp đồng uỷ nhiệm phải phù hợp các điều kiện, thể thức rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) với nước ngoài theo Hiệp định tín dụng.
c) Nội dung Hợp đồng uỷ nhiệm bao gồm:
+ Đối với bên uỷ nhiệm: Trách nhiệm và phương thức giao vốn để bên nhận uỷ nhiệm có đủ vốn thực hiện cho vay theo kế hoạch; Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thu nợ.
+ Đối với bên nhận uỷ nhiệm: Trách nhiệm quản lý, cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ (gốc, lãi) của chủ đầu tư lập, gửi báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện đầu tư, cho vay và sử dụng vốn vay, hoàn trả số nợ đã tu (gốc, lãi) của các dự án cho bên uỷ nhiệm.
+ Lãi suất cho vay từng dự án, phí uỷ nhiệm Ngân hàng được hưởng, phương pháp tính và cách thanh toán.
3.2- Hợp đồng Tín dụng Nhà nước:
a) Cơ quan cho vay vốn ký Hợp đồng tín dụng Nhà nước với chủ đầu tư.
b) Điều kiện và căn cứ để ký Hợp đồng:
+ Chủ đầu tư đã mở Tài khoản tại cơ quan cho vay vốn.
+ Dự án được quyết định đầu tư bằng vốn Tín dụng Nhà nước.
+ Thông báo kế hoạch tín dụng năm được duyệt.
c) Nội dung Hợp đồng bao gồm các chỉ tiêu sau đây:
+ Lịch nhận vốn vay và thời gian trả nợ (gốc, lãi) của dự án.
+ Lịch nhận vốn vay hàng năm (đối với dự án thực hiện trên 1 năm) phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã ghi trong Kế hoạch Nhà nước hàng năm.
+ Các cam kết của chủ đầu tư vay bằng nguồn vốn nước ngoài phải phù hợp các điều khoản đã cam kết trong Hiệp định tín dụng.
4- Thể thực chủ đầu tư ký Hợp đồng Tín dụng Nhà nước.
4.1- Chủ đầu tư vay vốn của cơ quan cho vay vốn nơi có vốn đầu tư thực hiện.
4.2- Chủ đầu tư phải gửi đến cơ quan cho vay vốn các tài liệu sau đây (bản chính):
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền cho chuẩn bị đầu tư.
+ Kế hoạch chuẩn bị đầu tư được duyệt.
+ Văn bản chỉ định chủ đầu tư và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của cấp có thẩm quyền.
+ Văn bản đề nghị mở tài khoản và hợp đồng vay vốn tín dụng ưu đãi.
b) Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án:
+ Kế hoạch chuẩn bị dự án được duyệt.
+ Quyết định đầu tư bằng vốn tín dụng Nhà nước.
c) Giai đoạn thực hiện dự án:
+ Tổng dự án được duyệt.
+ Quyết định giao đất và giấy phép xây dựng.
+ Các hợp đồng giao nhận thầu chủ đầu tư đã ký với các đơn vị, tổ chức tham gia thực hiện dự án.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu, cơ quan cho vay vốn phải giải quyết xong thủ tục mở Tài khoản và ký Hợp đồng Tín dụng Nhà nước với chủ đầu tư.
Trường hợp phát hiện dự án không có hiệu quả hoặc không có khả năng thu hồi vốn, cơ quan cho vay vốn phải báo cáo cho cơ quan quyết định đầu tư và Tổng cục Đầu tư phát triển biết đề xử lý.
5- Thể thực cho vay vốn Tín dụng Nhà nước.
5.1- Tài liệu làm căn cứ để cho chủ đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước gồm có:
+ Hợp đồng tín dụng Nhà nước đã ký.
+ Kế hoạch đầu tư năm được duyệt và thông báo hạn mức vốn vay quý.
5.2- Chủ đầu tư vay vốn để tạm ứng cho các đơn vị nhận thầu:
a) Vay vốn để tạm ứng về tư vấn
b) Vay vốn để tạm ứng về xây lắp: Đối với công trình chọn thầu và đấu thầu.
+ Chủ đầu tư gửi đến cơ quan cho vay vốn các tài liệu sau đây làm căn cứ vay vốn để tạm ứng cho đơn vị nhận thầu tư vấn nhận thầu xây lắp:
- Hợp đồng nhận thầu.
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Các bộ uỷ nhiệm cho cho từng đơn vị được tạm ứng.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan cho vay vốn thẩm tra các tài liệu của chủ đầu tư gửi đến, giải quyết cho vay vốn và thanh toán cho các đơn vị được tạm ứng.
c) Vay vốn để tạm ứng về thiết bị đối với công trình chọn thầu và đấu thầu.
+ Chủ đầu tư gửi đến cơ quan cho vay vốn các tài liệu sau đây làm căn cứ vay vốn để tạm ứng cho các đơn vị nhận thầu cung ứng, gia công, vận chuyển, bảo quản thiết bị:
- Hợp đồng nhận thầu.
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Các bộ uỷ nhiệm chi cho từng đơn vị được tạm ứng.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan cho vay vốn thẩm tra các tài liệu vay vốn của chủ đầu tư, giải quyết cho vay và thanh toán cho các đơn vị được tạm ứng.
d) Chủ đầu tư thu hồi khoản tạm ứng của các đơn vị nhận thầu:
+ Tuỳ theo tính chất và nội dung của từng khoản tạm ứng, thu hồi bằng cách trừ 1 lần hay trừ dần vào khoản thanh toán khối lượng hoặc công việc hoàn thành:
- Tạm ứng về tư vấn khảo sát, thiết kế, gia công, vận chuyển, bảo quản, đặt mua thiết bị: Thu một lần khi thanh toán hoàn thành hợp đồng nhận thầu.
- Tạm ứng về xây lắp, tư vấn giám sát: thu hồi bằng cách trừ dần mỗi lần thanh toán khối lượng hoàn thành vào các tháng cuối năm kế hoạch.
5.3- Chủ đầu tư vay vốn để thanh toán khối lượng đầu tư hoàn thành:
a) Chủ đầu tư được vay vốn để thanh toán cho các công việc sau đây:
+ Khối lượng xây lắp hoàn thành.
+ Khối lượng thiết bị hoàn thành.
+ Khối lượng chi phí khác hoàn thành về:
- Chi phí chuẩn bị đầu tư.
- Chi phí hoạt động của chủ đầu tư.
- Chi phí tư vấn.
- Từng khoản chi phí về đền bù giải toả mặt bằng, di chuyển lực lượng thi công...
Thủ tục vay vốn thực hiện thống nhất theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý cấp phát vốn đầu tư.
5.4- Thu nợ vay (gốc và lãi):
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ vay (gốc và lãi) đúng cam kết ghi trong Hợp đồng Tín dụng Nhà nước đã ký.
Khi dự án đầu tư hoàn thành (bộ phận hoặc toàn bộ) đã bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư bắt đầu trả nợ gốc và lãi vay (trừ thời gian ân hạn, nếu có).
Trả nợ vay (gốc và lãi) thực hiện mỗi quý 1 lần, chủ đầu tư phải chủ động lập chứng từ trả nợ cho cơ quan cho vay vốn và có thể trả nợ vay trước hạn.
b) Chủ đầu tư phải trả lãi vay trong quá trình vay vốn (trừ thời gian ân hạn, nếu có). Lãi tính từ khoản vay lần đầu theo tích số ngày vay và dư nợ đến kỳ trả lãi mỗi lần.
c) Số tiền đã thu nợ vay (gốc và lãi) của chủ đầu tư trong thời hạn 2 ngày làm việc Ngân hàng được uỷ nhiệm cho vay hoàn trả Tổng cục Đầu tư phát triển.
5.5- Xử lý vi phạm:
a) Sau 5 ngày, kể từ ngày đến hạn trả nợ (gốc và lãi), chủ đầu tư không trả, cơ quan cho vay vốn chuyển số nợ phải trả sang nợ quá hạn để tính nợ quá hạn theo lãi suất bằng 1,5 lần lãi suất cho dự án vay vốn và chỉ cho vay vốn tiếp tục sau khi chủ đầu tư đã thanh toán xong nợ quá hạn.
b) Nếu phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển có quyền tạm ngừng cho vay theo đề nghị của cơ quan cho vay vốn. Việc ngừng cho vay và thu hồi số vốn đã cho vay do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển.
6- Báo cáo, kiểm tra vốn Tín dụng Nhà nước.
6.1- Chủ đầu tư báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng đầu tư hoàn thành và quản lý, sử dụng vốn gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư cơ quan cho vay vốn theo chế độ báo cáo thống kê, kế toán hiện hành.
6.2- Cơ quan cho vay vốn báo cáo nhanh tuần, kỳ và hàng tháng về tình hình nhận, quản lý, cho vay vốn, thu nợ vay (gốc và lãi).
6.3- Cơ quan cho vay vốn kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn vay của chủ đầu tư theo định kỳ hoặc đột xuất.
6.4- Tổng cục Đầu tư phát triển kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý vốn, cho vay vốn của các cơ quan cho vay vốn.
6.5- Các đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp tài liệu và giải trình với cơ quan đến kiểm tra. Kết thúc công tác kiểm tra phải có biên bản gửi Tổng cục Đầu tư phát triển. Đơn vị được kiểm tra thực hiện nghiêm túc kết luận kiểm tra.
6.6- Những vi phạm phát hiện trong công tác kiểm tra phải được cấp có thẩm quyền xem xét và giải quyết bằng văn bản theo đúng quy định của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành. Những văn bản quy định về vay vốn đầu tư ưu đãi thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trước đây đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết.
Bộ................... Biểu số 01/TDNN
Số:............... KH/ĐT
KẾ HOẠCH VAY VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
Năm 199.....
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT | Chủ đầu tư Dự án, Công trình | Địa điểm xây | Thời gian khởi | Năng lực (công | Tổng dự toán | Đã thực hiện từ khởi công đến hết năm 19.... | Kế hoạch năm 199.... | ||||||
dựng | công hoàn thành | suất) thiết kế | được duyệt | T. số | X L | T.bị | Chi phí khác | T. số | XL | T.bị | Chi phí khác | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
I 1 2 II 1 | Tổng cộng Chủ đầu tư A Dự án Công trình .......... Chủ đầu tư B Dự án ........ |
Ngày........ tháng...... năm 199.......
Thủ trưởng cơ quan
(Ký đóng dấu)
Bộ, Tỉnh................... Biểu số 02/TDNN
KẾ HOẠCH VAY VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
Quý .... năm 199.....
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT | Tên dự án | Địa điểm | Thực hiện từ đầu năm đến quý báo cáo | Kế hoạch đầu tư và vay tháng này | Trả nợ vay quý này | ||||||||||||||
xây dựng | Khối lượng đầu tư | Vốn vay | Khối lượng đầu tư | Vốn vay | |||||||||||||||
TS | XL | T B | TS | TƯ | TT | TS | XL | TB | T S | TƯ | T T | T. số | Gốc | Lãi | |||||
1 2 3 | Tổng cộng: Dự án ..... Trong đó vốn nước ngoài Dự án ..... Dự án ..... | ||||||||||||||||||
Ngày........ tháng...... năm 199.......
Cơ quan lập kế hoạch
Bộ, tỉnh ....................
(Ký tên, đóng dấu)
Bộ, Tỉnh................... Biểu số 03/TDNN
Số:..........
BỘ, TỈNH ... VÀ TỔNG CỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÔNG BÁO:
Hạn mức vay vốn quý .../199 ...
CỦA DỰ ÁN ... VAY VỐN TẠI CỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ...
Diễn giải | Tổng số | Tạm ứng | Thanh toán | Trả nợ vay | ||
khối lượng | Tổng số | Gốc | Lãi | |||
1. Hạn mức quý này: |
Ghi chú:
1/ Dư nợ vay luỹ kế đến quý báo cáo.
2/ Trong đó: Số vay từ đầu năm đến quý báo cáo.
Ngày ..... tháng ..... năm 19....
Tổng cục Đầu tư phát triển duyệt Cơ quan lập hạn mức
(Ký tên, đóng dấu)
(Liên 1: cơ quan lập hạn mức; liên 2: Tổng cục Đầu tư phát triển; liên 3: Chủ đầu tư; liên 4: Cục Đầu tư phát triển).
HẠN MỨC VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THÁNG
TỔNG CỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÔNG BÁO CHO:
1. Cục Đầu tư phát triển ...................................
2. Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố ...............
HẠN MỨC VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THÁNG ... NĂM ...
Đơn vị: Triệu đồng
Diễn giải | Tổng số | Chia ra | Ghi chú | |
Vốn TDNN | Vốn cấp phát | |||
1. Vốn ĐVN thanh toán tại địa bàn tháng này: 2. Vốn thu nợ vay: Trong đó: - Gốc - Lãi |
Cục kho bạc Nhà nước TW Ngày ..... tháng ..... năm 19.....
(Ký tên, đóng dấu) Tổng cục Đầu tư phát triển
(Ký tên, đóng dấu)
(Liên 1: Tổng cục Đầu tư phát triển; liên 2: Cục Kho bạc Nhà nước TW; liên 3: Cục Đầu tư phát triển; liên 4: Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
UỶ NHIỆM CHO VAY VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
Số: ...... /TDNN
Căn cứ Điều lệ quản lý Đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ.
Căn cứ Thông tư số /TĐNN ngày tháng năm 1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn cho vay vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Quyết định số /TCĐT ngày tháng năm 199 của Bộ Tài chính chọn Ngân hàng ... để được nhận uỷ nhiệm cho vay vốn tín dụng Nhà nước dự án đầu tư .............
Căn cứ Quyết định đầu tư số ngày tháng năm 199 của ... và tổng dự toán dự án được duyệt số ngày tháng năm 199 của .....
- Bên uỷ nhiệm là Tổng cục Đầu tư phát triển, do:........... chức vụ:................. làm đại diện.
- Bên nhận uỷ nhiệm là Ngân hàng ...... , do:...... chức vụ:.............. làm đại diện.
Thoả thuận ký hợp đồng uỷ nhiệm cho vay vốn tín dụng Nhà nước đối với dự án đầu tư ..... với các điều kiện sau đây:
Điều I: - Căn cứ vào các tài liệu của dự án đã được thẩm tra đủ điều kiện vay vốn, Tổng cục Đầu tư phát triển uỷ nhiệm cho Ngân hàng .................................:
1/ Tên dự án được vay vốn:
2/ Tổng số vốn chủ dự án được vay:
Trong đó: - Xây lắp
- Thiết bị
3/ Lãi suất ưu đãi:
4/ Lịch Tổng cục Đầu tư phát triển giao vốn cho Ngân hàng:
Năm | Số tiền | Cách giao vốn |
5/ Lịch Ngân hàng hoàn trả vốn vay (gốc, lãi) cho Tổng cục Đầu tư phát triển:
Năm | Số tiền | Cách hoàn trả và | ||
trả | Tổng số tiền | Trong đó | kỳ hoàn trả | |
Gốc | Lãi | |||
- Thời hạn bắt đầu hoàn trả:
- Thời hạn hoàn trả đầy đủ:
6/ Căn cứ kế hoạch Nhà nước hàng năm, hai bên phải ký phụ lục hợp đồng về lịch giao vốn và hoàn trả vốn cho năm kế hoạch để thực hiện hợp đồng.
7/ Phí uỷ nhiệm Ngân hàng được hưởng:
- Tổng số tiền:
- Cách thanh toán:
Điều II: - Cam kết thi hành:
a) Bên uỷ nhiệm: Tổng cục Đầu tư phát triển cảm kết:
+ Giao đủ vốn để Ngân hàng cho chủ đầu tư vay theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
+ Thực hiện chức năng kiểm tra đối với bên nhận uỷ nhiệm về quản lý, cho vay đúng chế độ quy định về đầu tư và tín dụng Nhà nước.
b) Bên nhận uỷ nhiệm: Ngân hàng ... cam kết:
+ Thực hiện đúng trách nhiệm quản lý, cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu nợ (gốc, lãi) của chủ đầu tư theo Điều lệ quản lý đầy tư và xây dựng của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn cho vay tín dụng Nhà nước của Bộ Tài chính.
+ Lập và gửi báo cáo định kỳ cho Tổng cục Đầy tư phát triển về tình hình thực hiện đầu tư, cho vay vốn, sử dụng vốn vay và hoàn trả số nợ vay đã thu (gốc, lãi).
Điều III: Các quy định khác về nội dụng uỷ nhiệm thực hiện:
.....
.....
.....
.....
Điều IV: Trách nhiệm thi hành:
1- Bên nhận uỷ nhiệm sử dụng vốn sai mục đích, hoặc cho đối tượng thì Tổng cục Đầu tư phát triển đình chỉ giao vốn và thu hồi số vốn đã giao.
2- Hợp đồng lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản, gửi Toà án kinh tế tỉnh, thành phố 1 bản, phụ lục hợp đồng hàng năm (nếu có) cùng lập 3 liên và phân phối như trên.
3- Hợp đồng có giá trị từ ngày ký.
Lập tại ......, ngày tháng năm 199...
Đại diện Đại diện
Bên nhận uỷ nhiệm Bên uỷ nhiệm
Ngân hàng............. Tổng cục ĐTPT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Căn cứ Thông tư số /TCĐT ngày tháng năm 1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn cho vay vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Căn cứ quyết định đầu tư số ngày tháng năm 1994 của...... và tổng dự toán được duyệt số ngày tháng năm 1994 của ......
Căn cứ công văn số ngày tháng năm 1994 của chủ đầu tư đề nghị vay vốn tín dụng Nhà nước cho dự án đầu tư ......
- Bên vay vốn là chủ đầu tư dự án:..................................................................... do ông, bà: ........................................ chức vụ: ...................................... đại diện.
- Bên cho vay vốn là Cục Đầu tư phát triển......................................................... do ông, bà: .......................................... chức vụ: ....................................... đại diện.
Thoả thuận ký hợp đồng vay vốn tín dụng Nhà nước với các điều khoản sau đây:
Điều I: - Căn cứ các tài liệu của dự án đã được thẩm tra đủ điều kiện vay vốn, Cục Đầu tư phát triển cho chủ đầu tư vay vốn thực hiện dự án:...........................
1- Tổng số vốn vay:
Trong đó - Xây lắp
- Thiết bị
2- Lãi suất ưu đãi:
3- Lịch Cục Đầu tư phát triển cho rút vốn vay:
Năm | Số tiền | Ghi chú |
4- Lịch Chủ đầu tư hoàn trả nợ (gốc, lãi) cho Cục Đầu tư phát triển:
Năm | Số tiền | Cách hoàn trả và | ||
trả | Tổng số tiền | Trong đó | kỳ hoàn trả | |
Gốc | Lãi | |||
- Thời hạn bắt đầu hoàn trả:
- Thời hạn trả hết nợ (gốc, lãi):
5- Căn cứ kế hoạch Nhà nước, hàng năm hai bên phải ký Phụ lục hợp đồng về lịch rút vốn vay và hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) năm kế hoạch để thực hiện hợp đồng.
Điều II: Cam kết thi hành:
a) Bên vay vốn: Chủ đầu tư cam kết:
- Thực hiện vay vốn, quản lý, sử dụng vốn vay đúng Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn vay ưu đãi thuộc nguồn vốn NSNN số -TC/ĐT ngày tháng năm 1994 của Bộ Tài chính.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Lập sổ sách để theo đõi quá trình vay và sử dụng vốn vay đúng chế độ kế toán của Nhà nước hiện hành.
- Trả nợ vay, lãi vay đúng hợp đồng đã ký.
- Thực hiện đầy đủ, đúng hạn báo cáo thực hiện đầu tư và báo cáo kế toán cho Cục Đầu tư phát triển cho vay vốn đúng quy định.
b) Bên cho vay: Cục Đầu tư phát triển cam kết
- Cho vay đủ vốn theo nhu cầu tiến độ thực hiện dự án.
- Thực hiện chức năng kiểm tra đối với bên vay vốn về quản lý sử dụng vốn, thực hiện tiến độ đúng kế hoạch Nhà nước.
Điều III: Các quy định khác bên vay phải thực hiện:
.....
.....
.....
.....
Điều IV: Trách nhiệm thi hành:
1. Chủ đầu tư vay vốn sử dụng sai mục đích hoặc vi phạm hợp đồng về trả nợ, Cục Đầu tư phát triển thực hiện xử lý đúng quy định của Thông tư hướng dẫn vay vốn của Bộ Tài chính ban hành.
2. Hợp đồng lập thành 5 bản, mỗi bên giữ 1 bản, gửi cơ quan cấp trên mỗi bên 1 bản, Toà án tỉnh, thành phố sở tại 1 bản. Phụ lục hàng năm (nếu có) là văn bản chi tiết thêm của hợp đồng và cũng lập 5 bản gửi như trên.
3. Hợp đồng có trị gía từ này ký.
Lập tại ... , ngày..... tháng...... năm 199...
Đại diện Đại diện
Chủ đầu tư vay vốn Cục ĐTPT cho vay vốn
Chủ đầu tư Cục ĐTPT .........
- 1Thông tư 18-TC/TCĐN năm 1994 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Công văn về việc cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi năm 1996
- 4Quyết định 178/1998/QĐ-TTg về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
Thông tư 106-TC/ĐT năm 1994 hướng dẫn cho vay vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 106-TC/ĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/12/1994
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra