Hệ thống pháp luật

Chương 7 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ

Điều 58. Quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân

Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thuộc phạm vi quản lý, bao gồm:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

2. Đề xuất, xây dựng, kiểm tra, thẩm định, ký kết, sao gửi, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

4. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.

5. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Điều 59. Trách nhiệm của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng

Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, bao gồm:

1. Tham mưu, đề xuất Bộ Quốc phòng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

2. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm và đột xuất về đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; xây dựng báo cáo về hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

3. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.

4. Kiểm tra dự thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Thông tư này.

5. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.

6. Chủ trì, phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế,

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

8. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức đối ngoại, cán bộ đối ngoại cơ quan, đơn vị, phối hợp tham mưu, đề xuất người chỉ huy cấp mình trong công tác thỏa thuận quốc tế.

10. Tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị gửi Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính Bộ Quốc phòng) để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

11. Hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo về công tác thỏa thuận quốc tế của Bộ Quốc phòng gửi Bộ Ngoại giao theo quy định tại khoản 2 Điều 42 và khoản 1, khoản 3 Điều 46 Luật Thỏa thuận quốc tế.

13. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác thỏa thuận quốc tế được giao trong Thông tư này.

Điều 60. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

2. Tổ chức và thực hiện rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

3. Thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Thông tư này.

4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

5. Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.

6. Phối hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.

7. Phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.

8. Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế cơ quan, đơn vị, phối hợp tham mưu, đề xuất người chỉ huy cấp minh trong công tác thỏa thuận quốc tế.

Điều 61. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị

1. Theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

2. Đảm bảo an ninh, an toàn trong việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động cài cắm móc nối xâm hại đến quyền và lợi ích của bên ký kết Việt Nam.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan bảo vệ an ninh đơn vị phối hợp bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác thỏa thuận quốc tế.

Điều 62. Trách nhiệm của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng

Căn cứ dự toán của các cơ quan, đơn vị do Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng gửi, tổng hợp đề xuất dự toán ngân sách và phương án phân bổ, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Điều 63. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Quốc phòng

1. Thẩm tra hồ sơ, rà soát bảo đảm trình tự, thủ tục, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trước, trong và sau quá trình ký kết thỏa thuận quốc tế.

3. Thực hiện sao, gửi và lưu trữ các thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng theo quy định.

Điều 64. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý ngành, địa bàn chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tham mưu, đề xuất xây dựng, ký kết, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị mình.

2. Cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và chỉ huy cấp trên trong tham mưu, đề xuất xây dựng, ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị cấp mình.

3. Hằng năm (trước ngày 30 tháng 10) hoặc đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan, đơn vị mình với Bộ Quốc phòng (qua Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng) và thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

  • Số hiệu: 105/2021/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 04/08/2021
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Văn Giang
  • Ngày công báo: 27/08/2021
  • Số công báo: Từ số 727 đến số 728
  • Ngày hiệu lực: 19/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH