BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10-LĐTBXH/TT | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1987 |
Cán bộ, viên chức còn tạm xếp lương, bảo lưu lương, tập sự, đang học trường lớn tập trung do quỹ đào tạo trả lương thì chưa nâng bậc, chưa điều chỉnh lương.
Trong việc vận dụng tiêu chuẩn chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, đối với cán bộ, viên chức đã vi phạm sự việc tiêu cực và đã bị xử lý kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên dù đủ 5 năm cũng chưa nâng bậc lần này. Trường hợp bị kỷ luật nói trên, nhưng đã được xoá kỷ luật nếu đủ tiêu chuẩn thì được xét nâng bậc lương. Những trường hợp chưa được kết luận, thì thủ trưởng cơ quan căn cứ vào đề nghị của Hội đồng lương cơ quan mà quyết định.
Chỉ tiêu 5% là tối đa. Những người xuất sắc được xem xét lần lượt, người bậc cũ đủ 4 năm xét trước, đủ 3 năm xét sau, đủ 5% tổng số người trong danh sách thường xuyên năm 1987 thì dừng lại. Nếu có ít người xuất sắc thì dẫu cơ quan có rất nhiều người xếp bậc đã 3 - 4 năm cũng không nâng bậc sớm để cho hết 5%.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói rõ các trường hợp cụ thể như sau:
Những cán bộ viên chức này lương cũ có nhiều mức khác nhau, khi ban hành Nghị định số 235-HĐBT phải gộp chung lại một mức để chuyển xếp vào bậc mới, nên người có mức cũ cao hơn bị một phần thiệt thòi. Vì vậy, những anh em này nếu bậc lương xếp trước Nghị định số 235-HĐBT đến nay đã được 3 năm (36 tháng) mà vẫn làm tốt công tác và lương hiện lĩnh vẫn đang tương ứng với bậc cũ chuyển sang thì được nâng lên bậc trên liền kề.
Để không giải quyết tràn lan đồng loạt, các cơ quan, đơn vị chỉ giải quyết đúng từng chức danh, từng trường hợp xếp lương trước đây, như hướng dẫn trong phụ lục 1 kèm theo thông tư này. Nếu bậc lương hiện xếp không quá bất hợp lý thì chưa điều chỉnh.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói rõ thêm về một số đối tượng cụ thể:
a) Đối với cán bộ lãnh đạo cùng một chức vụ có nhiều bậc cũ xếp chung bậc 1 mới thì chỉ xét điều chỉnh lên bậc 2 cho người có bậc cũ cao nhất trong số đã cùng xếp bậc 1 mới, vì trong số người bị dồn bậc thì chỉ duy nhất người ấy giữ chức vụ lâu hơn, bất hợp lý hơn.
b) Những cán bộ trực tiếp làm công tác khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin phần lớn là cán bộ trình độ đại học mà lương mới đã xếp bậc dưới của 2 bậc tương ứng theo hướng dẫn ở mục C, điểm 1 của Thông tư số 16-LĐ/TT ngày 7-11-1985 của Bộ Lao động, nếu năm 1987 bậc cũ đã xếp đủ 3 năm, công tác làm tốt, thì nâng lên bậc trên liền kề của 2 bậc mới ấy.
Các cơ quan đơn vị căn cứ vào bản phụ lục kèm theo Thông tư số 16-LĐ/TT nói trên của Bộ Lao động để giải quyết đúng từng trường hợp đã quy định.
Đối với những cán bộ, viên chức tuy có mức lương cũ tương tự nhưng lại làm công tác chính trị, kinh tế..., đang hưởng lương chuyên viên, cán sự, nhân viên thì không thuộc diện điều chỉnh theo trường hợp b này.
Chỉ thị số 297-CT chỉ thi hành đến ngày 31-12-1987 là kết thúc; còn trường hợp nào không dứt điểm được thì sẽ xem xét vào năm 1988 khi có chủ trương.
Nguyễn Kỳ Cẩm (Đã ký) |
(Kèm theo Thông tư số 10-LĐTBXH/TT ngày 24-10-1987 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội)
ĐỐI TƯỢNG | Mức lương hiện hưởng | Mức lương hiệu chỉnh | |
| Lương cũ | Lương mới đã xếp | |
1. Kỹ thuật viên | 57-59 66-68 77-80 88-92 100-104 | 272 290 310 333 359 | 290 310 333 359 Bậc cũ đủ 5 năm được phụ cấp thâm niên vượt khung |
2. Kỹ sư | 85-88 | 333 | 359 |
3. Y sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nữ hộ sinh tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp | 58-61-64 68-71-74 78-82-86 | 272 290 310 | 290 310 333 |
4. Bác sĩ, dược sĩ đại học | 85-87-90 | 333 | 359 |
5. Giáo viên phổ thông đã tốt nghiệp trung học sư phạm | 59 68 80 92 104 | 272 290 310 333 359 | 290 310 333 359 Bậc cũ đủ 5 năm được phụ cấp thâm niên vượt khung |
6. Cô nuôi dạy trẻ đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp | 58 68 78 | 272 290 310 | 290 310 333 |
7. Diễn viên nghệ thuật | 56-59-61 68-71-73 78-81-83 89-92-94 130-133-136 | 272 290 310 333 463 | 290 310 333 359 505 |
8. Phát thanh viên đài phát thanh và truyền hình | 78 89 | 310 333 | 333 359 |
- 1Chỉ thị 29-TTg/CN về chế độ nâng bậc năm 1969 đối với cán bộ, viên chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 74-HĐBT năm 1984 về việc nâng bậc lương năm 1984 cho cán bộ, viên chức Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Chỉ thị 29-TTg/CN về chế độ nâng bậc năm 1969 đối với cán bộ, viên chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 297-CT thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên năm 1987 đối với cán bộ, viên chức nhà nước
- 3Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 4Chỉ thị 74-HĐBT năm 1984 về việc nâng bậc lương năm 1984 cho cán bộ, viên chức Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 274-CP năm 1979 về việc đặt chế độ nâng bậc lương thường xuyên hàng năm cho công nhân, cán bộ, nhân viên nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành.
Thông tư 10-LĐTBXH/TT-1987 hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối cán bộ, viên chức nhà nước năm 1987 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 10-LĐTBXH/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/10/1987
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Kỳ Cẩm
- Ngày công báo: 31/12/1987
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 01/10/1987
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực