Điều 18 Thông tư 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 18. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, nhân viên xếp hàng hóa
1. Trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
a) Thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm đón, trả khách và chạy đúng hành trình;
b) Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý, hàng hóa phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống;
c) Đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em); có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự;
d) Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông;
đ) Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm. Từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
2. Trách nhiệm của nhân viên xếp hàng
a) Tiếp nhận các thông tin do người vận tải cung cấp để thực hiện việc xếp hàng hóa trên xe ô tô đúng quy định;
b) Xếp hàng hóa trên xe ô tô không vượt quá trọng tải cho phép chở của xe và tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận tải hàng hóa;
c) Che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa theo quy định và theo hướng dẫn của lái xe, người áp tải hàng hóa;
d) Chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa, trừ trường hợp chứng minh được những lỗi đó là do thực hiện theo yêu cầu của người vận tải hoặc do người vận tải cung cấp thông tin sai lệch.
Thông tư 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 10/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/04/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 545 đến số 546
- Ngày hiệu lực: 01/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 5. Sở Giao thông vận tải
- Điều 6. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt
- Điều 7. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 8. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch
- Điều 9. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa
- Điều 10. Đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 11. Người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng
- Điều 12. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình của xe, đơn vị cung cấp dịch vụ
- Điều 13. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 14. Giám đốc Sở Giao thông vận tải
- Điều 15. Người được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động vận tải đường bộ
- Điều 16. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải, người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng
- Điều 17. Người được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông, người điều hành vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều 18. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, nhân viên xếp hàng hóa
- Điều 19. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, cung cấp dịch vụ, đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 20. Cán bộ, nhân viên của đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 21. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 22. Xử lý vi phạm đối với đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều 23. Xử lý vi phạm đối với đơn vị khai thác bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ
- Điều 24. Xử lý vi phạm đối với người xếp hàng hóa lên xe ô tô, chủ hàng
- Điều 25. Xử lý vi phạm đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, cán bộ, nhân viên của bến xe khách, bến xe hàng, đơn vị kinh doanh vận tải.
- Điều 26. Xử lý vi phạm đối với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, cung cấp dịch vụ
- Điều 27. Xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, người đại diện vốn nhà nước, người đại diện theo pháp luật của đơn vị hoặc giám đốc, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm