Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2014/TT-BCT | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 (sau đây viết tắt là Chương trình SPQG và Quyết định số 2441/QĐ-TTg).
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan tham gia thực hiện phát triển sản phẩm quốc gia nằm trong Danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Sản phẩm quốc gia là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được cấp có thẩm quyền giao cho Cơ quan chủ quản, Đơn vị quản lý sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là SPQG).
2. Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là Cơ quan chủ quản) là các Bộ, ngành được giao trách nhiệm quản lý, phát triển sản phẩm quốc gia.
3. Đơn vị quản lý sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là Đơn vị quản lý) là Ban Chủ nhiệm Chương trình SPQG (đối với các SPQG do Bộ Khoa học và Công nghệ là Cơ quan chủ quản) hoặc đơn vị được Cơ quan chủ quản giao trách nhiệm quản lý các Dự án sản phẩm quốc gia.
4. Dự án sản phẩm quốc gia (sau đây viết tắt là Dự án SPQG) là Dự án khoa học và công nghệ hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia. Dự án khoa học và công nghệ, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia, Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia được hiểu theo khái niệm nêu tại Điều 2 của Thông tư số 10/2013/TT-BKHCN ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (Thông tư số 10/2013/TT-BKHCN).
5. Tổ chức chủ trì Dự án SPQG là tổ chức, doanh nghiệp được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định giao chủ trì thực hiện Dự án SPQG.
6. Đề án xúc tiến thương mại được hiểu theo những quy định tại Điều 13 của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình XTTMQG và Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg).
7. Dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển SPQG là dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho lắp ráp các SPQG. Dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ được hiểu theo khái niệm nêu tại Điều 2 Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ (sau đây viết tắt là Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg).
8. Ban chỉ đạo Chương trình SPQG là Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM QUỐC GIA
Điều 3. Nội dung ưu đãi về xúc tiến thương mại sản phẩm quốc gia
1. Đề án xúc tiến thương mại cho sản phẩm quốc gia được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
2. Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng liên quan và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm quốc gia xây dựng, phát triển thương hiệu đạt Thương hiệu quốc gia và ưu tiên tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia.
4. Đề án xúc tiến thương mại cho sản phẩm quốc gia được ưu tiên xét duyệt, tham gia Chương trình xúc tiến thương mại do các Bộ, ngành quản lý.
5. Các nội dung ưu đãi khác về xúc tiến thương mại được quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt Dự án SPQG của cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan chủ quản lựa chọn đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại cho SPQG (sau đây viết tắt là Đơn vị chủ trì) theo quy định hiện hành.
2. Đơn vị chủ trì phối hợp với Đơn vị quản lý SPQG để xây dựng đề án xúc tiến thương mại cho SPQG tham gia Chương trình XTTMQG theo quy chế hiện hành.
Đề án xúc tiến thương mại SPQG phải được Cơ quan chủ quản chấp thuận bằng văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
3. Đối với đề án xúc tiến thương mại cho SPQG tham gia Chương trình XTTMQG:
a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định, xét duyệt và quản lý đề án XTTMQG cho SPQG theo quy định hiện hành;
b) Khi xét duyệt, Đề án XTTMQG cho SPQG được nhận điểm tối đa cho nhóm chỉ tiêu đánh giá về sự cần thiết của đề án và ưu tiên xét điểm cho các nhóm chỉ tiêu còn lại;
c) Đề án XTTMQG cho SPQG thẩm định đạt yêu cầu được ưu tiên phê duyệt tham gia Chương trình XTTMQG.
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM QUỐC GIA
Điều 5. Nội dung ưu đãi về phát triển thị trường sản phẩm quốc gia
1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước ưu tiên mua, sử dụng sản phẩm quốc gia và được xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu theo các quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2009/NĐ-CP) và Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định (sau đây viết tắt là Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg).
2. Sản phẩm quốc gia thuộc các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây viết tắt là Thông tư số 68/2012/TT-BTC) được ưu tiên tham gia vào các chương trình, hoạt động và dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Khi đó sản phẩm quốc gia được xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 14 và Điều 32 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh sản phẩm quốc gia bao gồm mua, tham gia vào hệ thống phân phối, xuất khẩu sản phẩm quốc gia được xem xét vay vốn tín dụng Nhà nước với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam.
4. Các nội dung ưu đãi khác về phát triển thị trường sản phẩm quốc gia được quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Đơn vị quản lý SPQG xây dựng Đề án phát triển thị trường SPQG theo mẫu được quy định tại Thông tư này và trình Cơ quan chủ quản thẩm định.
2. Cơ quan chủ quản thành lập Hội đồng thẩm định gồm ít nhất 07 thành viên do đại diện Cơ quan chủ quản làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xét duyệt Đề án phát triển thị trường SPQG đảm bảo khả thi, phù hợp với các quy định hiện hành. Cơ quan chủ quản quyết định tiêu chí đánh giá Đề án phát triển thị trường SPQG phù hợp với từng sản phẩm quốc gia được giao trách nhiệm quản lý.
3. Cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định Đề án phát triển thị trường SPQG.
Hồ sơ thẩm định Đề án phát triển thị trường SPQG bao gồm: Đề án phát triển thị trường SPQG; Đề án khung phát triển SPQG, Dự án SPQG đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu có liên quan. Hồ sơ thẩm định Đề án phát triển thị trường SPQG phải được gửi đến các thành viên ít nhất 05 ngày làm việc trước khi họp Hội đồng thẩm định. Đề án phát triển thị trường SPQG được thông qua khi có trên 70% số thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý.
4. Cơ quan chủ quản phối hợp với Đơn vị quản lý SPQG hoàn thiện Đề án phát triển thị trường SPQG trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan chủ quản tổ chức phê duyệt và thực hiện Đề án phát triển thị trường SPQG theo quy định hiện hành.
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA
Điều 7. Nội dung ưu đãi về phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia
1. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung ứng cho Dự án sản phẩm quốc gia được xem xét hưởng những ưu đãi về chính sách theo quy định của Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg và các văn bản pháp lý có liên quan.
2. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho Dự án sản phẩm quốc gia được xem xét áp dụng hình thức chỉ định thầu khi thực hiện dự án theo các quy định tại Điều 40, Điều 41 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg.
3. Các ưu đãi khác liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia được quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt Dự án SPQG của cơ quan có thẩm quyền, Đơn vị quản lý SPQG phối hợp với chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung ứng cho SPQG xây dựng dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển SPQG.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung ứng cho SPQG có trách nhiệm lập dự án đầu tư gửi về Bộ Công Thương theo quy định và hướng dẫn hiện hành về trình tự thủ tục lập dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình SPQG, Cơ quan chủ quản và các Bộ, ngành có liên quan thành lập Hội đồng thẩm định dự án đầu tư. Bộ Công Thương tổ chức thẩm định dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định hiện hành và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thiện, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định hiện hành.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
1. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này;
b) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu báo cáo Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia về tình hình thực hiện.
2. Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt, quản lý các Đề án xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm quốc gia và triển khai các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu Quốc gia cho sản phẩm quốc gia theo quy định hiện hành.
3. Vụ Công nghiệp nặng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt và quản lý việc thực hiện các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia theo quy định hiện hành.
Điều 10. Trách nhiệm của Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia
Cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt và thực hiện Đề án phát triển thị trường sản phẩm quốc gia.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2014.
Trong trường hợp các văn bản pháp lý dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới thì thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới tương ứng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Công Thương để được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Mẫu Đề án phát triển thị trường sản phẩm quốc gia
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM QUỐC GIA
TÊN SẢN PHẨM QUỐC GIA
Đơn vị quản lý
Hà Nội, .../20...
(Địa điểm, thời gian lập đề án)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM QUỐC GIA
TÊN SẢN PHẨM QUỐC GIA
Phần I
Thuyết minh
Đơn vị tư vấn (nếu có) | Đơn vị quản lý |
Mục lục
(Trình bày mục lục của đề án)
Mở đầu
(Trình bày lời giới thiệu mở đầu của đề án)
Nội dung đề án phát triển thị trường sản phẩm quốc gia
Chương 1 - Giới thiệu chung
1.1. Giới thiệu về Dự án SPQG
- Các thông tin cơ bản về Dự án SPQG: sản phẩm, quy mô, công nghệ, kế hoạch triển khai, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, hiệu quả kinh tế-xã hội của sản phẩm quốc gia...
1.2. Giới thiệu về tổ chức chủ trì Dự án SPQG
Các thông tin cơ bản:
- Tên tổ chức chủ trì Dự án;
- Người đại diện;
- Địa chỉ liên lạc;
- Lĩnh vực hoạt động;
- Quá trình hình thành và phát triển;
- Thành tựu và kinh nghiệm...
Chương 2 - Sự cần thiết của đề án phát triển thị trường
2.1. Các căn cứ pháp lý
- Nêu các văn bản pháp lý có liên quan,
- Các tài liệu và nguồn gốc được sử dụng trong thuyết minh.
2.2. Thị trường mục tiêu
Trình bày, phân tích các thông tin chi tiết về thị trường mục tiêu:
- Quy mô thị trường mục tiêu, thị phần hiện có của đơn vị và các đối thủ,
- Lợi thế và hạn chế của sản phẩm quốc gia do đơn vị chủ trì,
- Tác động của các cơ chế, chính sách hiện hành đến hoạt động phát triển thị trường mục tiêu của đơn vị.
2.3. Thị trường tiềm năng
Trình bày, phân tích các thông tin cơ bản về thị trường tiềm năng:
- Quy mô thị trường tiềm năng, thị phần hiện có của đơn vị và các đối thủ,
- Lợi thế và hạn chế của sản phẩm quốc gia do đơn vị chủ trì,
- Tác động của các cơ chế, chính sách hiện hành đến hoạt động phát triển thị trường tiềm năng của đơn vị.
Chương 3 - Phương án phát triển thị trường sản phẩm quốc gia
3.1. Kế hoạch phát triển thị trường mục tiêu
- Thời gian và các hoạt động cụ thể phù hợp với tiến độ Đề án khung, Dự án sản phẩm quốc gia trong đó trình bày các phương án phát triển thị trường: cơ sở (bắt buộc), khả quan và thấp (nếu có).
- Cam kết, kế hoạch hợp tác của các đối tác, bạn hàng và nhu cầu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý và đơn vị chủ trì Dự án SPQG.
3.2. Kế hoạch phát triển thị trường tiềm năng
- Thời gian và hoạt động dự kiến: trình bày các phương án phát triển thị trường: cơ sở (bắt buộc), khả quan và thấp (nếu có).
- Khả năng hợp tác của các đối tác và nhu cầu phối hợp giữa các cơ quan quản lý, đơn vị chủ trì Dự án SPQG.
3.3. Phương án tài chính
- Trình bày phương án tài chính cho các phương án phát triển thị trường: kế hoạch huy động, cơ cấu nguồn vốn...
- Trình bày tác động của phương án tài chính đến các mục tiêu của Dự án SPQG...
Chương 4 - Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
- Phương án cơ sở phát triển thị trường mục tiêu.
- Phương án cơ sở phát triển thị trường tiềm năng.
- Tác động của chính sách hiện hành đến hoạt động phát triển thị trường sản phẩm quốc gia của đơn vị.
4.2. Kiến nghị
- Kiến nghị về giải pháp thực hiện đề án.
- Kiến nghị về cơ chế, chính sách và các ưu đãi để phát triển thị trường sản phẩm quốc gia.
- Kiến nghị khác.
Phần II
Phụ lục
(Các văn bản pháp lý và tài liệu có liên quan)
- 1Thông tư 207/2009/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu và quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước năm 2009 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 39/2010/TT-BCT quy định việc thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại biên giới do Bộ Công thương ban hành
- 3Thông tư 88/2011/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông báo 404/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 4497/VPCP-KTTH năm 2015 về Đề án phát triển các thị trường khu vực do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 4274/BKHCN-TC năm 2016 triển khai Luật phí và lệ phí đối với dịch vụ chuyển từ phí sang cơ chế thị trường mà Nhà nước không định giá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 4653/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia Cà phê Việt Nam chất lượng cao do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 4572/QĐ-BCT năm 2017 về Quy chế xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương ban hành
- 9Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Thông tư 07/2021/TT-BCT bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 11Quyết định 65/QĐ-BCT năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương năm 2021
- 1Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 2Thông tư 207/2009/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu và quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước năm 2009 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 39/2010/TT-BCT quy định việc thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại biên giới do Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 2441/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 88/2011/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 1483/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1893/QĐ-TTg năm 2011 thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 68/2012/TT-BTC quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân do Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 12Quyết định 50/2012/QĐ-TTg áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
- 13Thông tư 10/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 14Thông báo 404/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Công văn 4497/VPCP-KTTH năm 2015 về Đề án phát triển các thị trường khu vực do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 16Công văn 4274/BKHCN-TC năm 2016 triển khai Luật phí và lệ phí đối với dịch vụ chuyển từ phí sang cơ chế thị trường mà Nhà nước không định giá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 17Quyết định 4653/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia Cà phê Việt Nam chất lượng cao do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 18Quyết định 4572/QĐ-BCT năm 2017 về Quy chế xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương ban hành
- 19Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Thông tư 10/2014/TT-BCT quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 10/2014/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/03/2014
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Cao Quốc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra