Chương 2 Thông tư 10/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000; 1:5000 và 1:10000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 6. Chuẩn bị tài liệu và thiết bị, công nghệ
Công tác chuẩn bị tài liệu phục vụ việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý bao gồm:
1. Chuẩn bị dữ liệu không ảnh phục vụ khảo sát nội dung thay đổi của cơ sở dữ liệu nền địa lý gốc.
2. Chuẩn bị các tài liệu, dữ liệu đo đạc và bản đồ và các tài liệu chuyên ngành khác.
3. Thu thập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới nhất có liên quan đến cơ sở dữ liệu nền địa lý.
4. Chuẩn bị công nghệ, thiết bị và nhân lực triển khai.
Điều 7. Nghiên cứu tình hình biến động của khu vực cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
1. Việc nghiên cứu tình hình biến động của khu vực cập nhật được thực hiện ở nội nghiệp theo các tài liệu đã chuẩn bị, phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý.
2. Tiến hành khảo sát thực địa khi các tài liệu không đủ để đánh giá mức độ biến động của khu vực cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý.
3. Kết quả nghiên cứu phải đưa ra các kết luận sau:
a) Đặc điểm phân bố và các đặc trưng địa lý của các đối tượng ảnh hưởng đến nội dung dữ liệu nền địa lý;
b) Tính chất và mức độ thay đổi của các đối tượng địa lý ảnh hưởng đến mức độ và phương án cập nhật nội dung dữ liệu nền địa lý;
c) Đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc thi công các hạng mục cập nhật cơ sở dữ liệu nên địa lý.
Điều 8. Khảo sát mức độ thay đổi nội dung của cơ sở dữ liệu nền địa lý gốc
1. Rà soát những nội dung thay đổi về quy định kỹ thuật giữa các văn bản kỹ thuật mới ban hành có liên quan đến cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10.000, các quy định đã áp dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý.
2. Đánh giá mức độ đầy đủ, độ tin cậy và mức độ thay đổi thông tin đối tượng địa lý của cơ sở dữ liệu nền địa lý gốc được tiến hành bằng việc đối chiếu, so sánh nội dung dữ liệu nền địa lý với dữ liệu không ảnh mới chụp, các tài liệu, dữ liệu đo đạc và bản đồ và các tài liệu chuyên ngành khác.
3. Tiến hành khảo sát thực địa theo quy định tại
4. Kết quả đánh giá phải đưa ra được kết luận để lựa chọn phương pháp và mức độ cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý.
Khảo sát thực địa được tiến hành theo tuyến và điểm. Trước khi tiến hành khảo sát phải lập sơ đồ khảo sát, trong đó cần đánh dấu vị trí các điểm, các tuyến cần khảo sát và lập ra kế hoạch triển khai. Mục tiêu của việc khảo sát thực địa nhằm:
1. Bổ sung cho phần nghiên cứu nội nghiệp về tình hình biến động của khu vực cập nhật.
2. Bổ sung cho phần đánh giá nội nghiệp về cơ sở dữ liệu nền địa lý gốc.
3. Thu thập tài liệu ở địa phương; khảo sát hiện trạng các điểm mốc tọa độ, độ cao quốc gia dùng để đo khống chế ảnh (nếu có).
Điều 10. Lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán
1. Nội dung Thiết kế kỹ thuật - dự toán được lập trên cơ sở kết quả khảo sát và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thiết kế kỹ thuật - dự toán được dùng để thi công, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và thanh quyết toán công trình sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11. Trích sao cơ sở dữ liệu nền địa lý
1. Việc trích sao cơ sở dữ liệu nền địa lý chỉ được thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt nội dung công việc cập nhật của cơ quan có thẩm quyền.
2. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam chịu trách nhiệm trích sao cơ sở dữ liệu nền địa lý đúng quy định.
Thông tư 10/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000; 1:5000 và 1:10000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 10/2013/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/05/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 331 đến số 332
- Ngày hiệu lực: 15/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tần suất và mức độ cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
- Điều 5. Nội dung công việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
- Điều 6. Chuẩn bị tài liệu và thiết bị, công nghệ
- Điều 7. Nghiên cứu tình hình biến động của khu vực cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
- Điều 8. Khảo sát mức độ thay đổi nội dung của cơ sở dữ liệu nền địa lý gốc
- Điều 9. Khảo sát thực địa
- Điều 10. Lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán
- Điều 11. Trích sao cơ sở dữ liệu nền địa lý
- Điều 12. Yêu cầu chung
- Điều 13. Các phương pháp thu nhận dữ liệu địa lý phục vụ cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
- Điều 14. Thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo ảnh
- Điều 15. Thu nhận dữ liệu địa lý từ các tài liệu, dữ liệu đo đạc và bản đồ, tài liệu và dữ liệu chuyên ngành
- Điều 16. Thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo đạc và điều tra trực tiếp ở thực địa
- Điều 17. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu nền địa lý cập nhật
- Điều 18. Đồng bộ bản trích sao cơ sở dữ liệu nền địa lý cập nhật với cơ sở dữ liệu nền địa lý gốc
- Điều 19. Tích hợp bản trích sao cơ sở dữ liệu nền địa lý cập nhật sau đồng bộ vào cơ sở dữ liệu nền địa lý gốc