- 1Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, miền núi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 3Luật giáo dục 2019
- 4Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2023/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2023 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên; Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VIỆC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số); các Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Thực hiện đúng đối tượng, đúng thẩm quyền.
2. Quản lý thống nhất và theo các quy định về phân cấp quản lý.
3. Tuân thủ các quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và các chính sách hiện hành về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với giảng viên, giáo viên, học viên.
4. Đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tính đặc thù ở mỗi vùng miền.
Chương II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Điều 3. Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
2. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Điều 4. Thông báo việc đủ điều kiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số xây dựng đề án. Đề án bao gồm các nội dung: Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; thuyết minh đầy đủ thông tin, minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo Điều 3 của Quy định này; chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có); hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá.
2. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục dân tộc) về đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số để kiểm tra, xác minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo việc đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thực hiện đề án.
3. Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) về đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số để kiểm tra, xác minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thực hiện đề án.
Điều 5. Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
1. Đối tượng tuyển sinh:
a) Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
b) Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
4. Thi cuối khóa:
a) Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau: Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình;
b) Bài thi cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các Chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thời gian thi cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút, đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
c) Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm tổ chức thi cuối khóa cho học viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi cuối khóa cho học viên học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.
Điều 6. Đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập
1. Học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình.
2. Xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ cấp cho học viên căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10 (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2, điểm thi cuối khóa có hệ số 3). Xếp loại cụ thể như sau:
a) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm, xếp loại: Giỏi;
b) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 6,5 đến dưới 8,0 điểm, xếp loại: Khá;
c) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 5,0 đến dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình.
3. Học viên có điểm thi cuối khóa dưới 5,0 thì được bảo lưu các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được phép thi lại 01 lần để đánh giá hoàn thành chương trình.
Điều 7. Quản lý và cấp chứng chỉ
1. Học viên được đánh giá hoàn thành chương trình thì được cấp chứng chỉ.
2. Các loại chứng chỉ:
a) Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho các học viên hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Quản lý, cấp chứng chỉ:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 8. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Lựa chọn các thứ tiếng dân tộc thiểu số cần bồi dưỡng ở địa phương; ban hành chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; kiểm tra và thông báo việc đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu của địa phương.
3. Quản lý việc bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn; quản lý, tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số theo các quy định hiện hành về quản lý văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 9. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện đề án sau khi có thông báo đủ điều kiện của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo các quy định hiện hành về quản lý văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện đề án bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số sau khi có thông báo việc đủ điều kiện của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 10. Học viên
1. Nhiệm vụ của học viên: Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số trong quá trình học tập và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
2. Quyền của học viên:
a) Được chọn hình thức học, địa điểm học, thời gian học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
b) Được cung cấp đầy đủ thông tin về khóa đào tạo, bồi dưỡng;
c) Được hưởng các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) theo quy định hiện hành.
Điều 11. Chế độ báo cáo
1. Thực hiện chế độ báo cáo theo các quy định hiện hành.
2. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và các Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.
- 1Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT về Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 411/QĐ-BGDĐT năm 2020 về giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 3390/QĐ-BGDĐT năm 2020 về giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 thực hiện chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 326/QĐ-BGDĐT năm 2024 Phụ lục thay thế Phụ lục kèm theo Quyết định 980/QĐ-BGDĐT Kế hoạch triển khai Quyết định 142/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, miền núi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 3Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 4Luật giáo dục 2019
- 5Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 411/QĐ-BGDĐT năm 2020 về giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 3390/QĐ-BGDĐT năm 2020 về giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 9Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 thực hiện chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Quyết định 326/QĐ-BGDĐT năm 2024 Phụ lục thay thế Phụ lục kèm theo Quyết định 980/QĐ-BGDĐT Kế hoạch triển khai Quyết định 142/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 09/2023/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/04/2023
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Ngô Thị Minh
- Ngày công báo: 28/04/2023
- Số công báo: Từ số 683 đến số 684
- Ngày hiệu lực: 03/06/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết