Chương 2 Thông tư 08/2015/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y, AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch giám sát.
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch giám sát mật ong hàng năm:
a) Sản lượng mật ong xuất khẩu trong năm; thời vụ khai thác mật ong, chế biến mật ong và dự kiến sản lượng mật ong của năm tiếp theo;
b) Kết quả giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản xuất, kinh doanh mật ong của năm trước, thông tin cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng, ATTP đối với mật ong xuất khẩu để xác định các chỉ tiêu có nguy cơ cao về ATTP.
c) Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong và kết quả kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP tương ứng với các đối tượng nêu tại
2. Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí và triển khai thực hiện kế hoạch giám sát mật ong hàng năm.
3. Việc xây dựng kế hoạch hàng năm gửi cho các nước nhập khẩu, việc thực hiện giám sát, số lượng mẫu và xử lý mẫu phân tích, báo cáo kết quả hàng năm cho các nước nhập khẩu được thực hiện ở các cơ quan, đơn vị có liên quan.
4. Nội dung kế hoạch giám sát:
a) Kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y và lấy mẫu mật ong tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong;
b) Lấy mẫu mật ong tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong;
c) Phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư trong mật ong được lấy tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong;
d) Tổng hợp báo cáo kế hoạch giám sát theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của các nước nhập khẩu.
1. Hệ thống kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong nuôi ong; thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong bao gồm:
a) Cục Thú y;
b) Các Cơ quan Thú y vùng;
c) Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I, II;
d) Chi cục Thú y các tỉnh có nuôi ong.
2. Các cơ quan giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện những công việc được phân công đảm bảo hệ thống giám sát khép kín từ khâu sản xuất tới vận chuyển, sơ chế, chế biến, kinh doanh xuất khẩu.
Điều 5. Đối tượng được kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất và chế biến mật ong.
Các cơ sở cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong chịu sự kiểm tra, giám sát và thực hiện các yêu cầu của cơ quan giám sát.
Điều 6. Thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích.
1. Trong các tháng 2 - 4 và tháng 8 - 10 hàng năm, Cục Thú y tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và lấy mẫu mật ong giám sát các chất tồn dư độc hại tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong.
Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra các cơ sở và lấy mẫu mật ong có thể được thực hiện đột xuất.
2. Việc kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong thực hiện theo quy định tại
3. Lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc có chủ định nhằm giám sát, đánh giá sự phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về ATTP của mật ong và yêu cầu của nước nhập khẩu (theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này); cơ cấu mẫu, số lượng mẫu lấy để phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư theo kế hoạch hàng năm.
4. Lựa chọn vùng lấy mẫu mật ong.
a) Vùng lấy mẫu mật ong tại cơ sở nuôi ong căn cứ theo mùa vụ khai thác và vùng khai thác mật ong;
b) Vùng lấy mẫu mật ong tại các cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong căn cứ vào thời điểm kiểm tra, giám sát và tập trung tại các tỉnh nơi có các cơ sở thu gom, chế biến mật ong.
5. Yêu cầu đối với người lấy mẫu.
a) Người lấy mẫu phải được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật lấy mẫu và được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ.
b) Được trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ lấy mẫu, bảo quản mẫu.
1. Việc kiểm tra đánh giá, phân loại các cơ sở nuôi ong; cơ sở sơ chế, chế biến mật ong xuất khẩu thực hiện theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp vàkiểm trachứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP.
2. Biên bản kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với cơ sở nuôi ong, theo mẫu tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Biên bản kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với cơ sở sơ chế, chế biến mật ong, theo mẫu tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Căn cứ kết quả kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP, Cục Thú y xem xét cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh mật ong xuất khẩu.
Điều 8. Quy định về việc kiểm tra, lấy mẫu phân tích và phân tích mẫu.
1. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I chủ trì phối hợp với các Cơ quan Thú y vùng, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu và phân tích mẫu đối với các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong.
2. Mật ong phải được phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư độc hại như các chất kháng sinh, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất tồn dư khác theo kế hoạch hàng năm được phê duyệt.
Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được mẫu, phòng thử nghiệm phải thông báo kết quả tới cơ quan giám sát để tổng hợp kết quả phân tích.
3. Kết quả phân tích mẫu được lưu giữ tại cơ quan phân tích và được gửi tới các cơ quan có liên quan.
Điều 9. Quy định về việc kiểm dịch lô hàng mật ong xuất khẩu.
1. Chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong tham gia chương trình giám sát vệ sinh thú y, ATTP và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y mới được phép xuất khẩu mật ong.
2. Việc kiểm dịch lô hàng mật ong để xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
3. Trường hợp phát hiện lô hàng có chứa chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép, cơ quan kiểm dịch động vật xuất khẩu thông báo ngay cho cơ sở sản xuất, kinh doanh biết và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
Thông tư 08/2015/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 08/2015/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/03/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 359 đến số 360
- Ngày hiệu lực: 15/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch giám sát.
- Điều 4. Các cơ quan giám sát.
- Điều 5. Đối tượng được kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất và chế biến mật ong.
- Điều 6. Thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích.
- Điều 7. Kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với các cơ sở nuôi ong, chế biến mật ong xuất khẩu.
- Điều 8. Quy định về việc kiểm tra, lấy mẫu phân tích và phân tích mẫu.
- Điều 9. Quy định về việc kiểm dịch lô hàng mật ong xuất khẩu.
- Điều 12. Xử lý mật ong không đạt yêu cầu trong quá trình kiểm tra, giám sát.
- Điều 13. Xử lý mật ong xuất khẩu không đạt yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Điều 14. Trách nhiệm của Cục Thú y.
- Điều 15. Trách nhiệm của các Cơ quan Thú y vùng.
- Điều 16. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y nơi sản xuất mật ong.
- Điều 17. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I, II.
- Điều 18. Trách nhiệm của các cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong xuất khẩu.
- Điều 19. Trách nhiệm của các cơ sở nuôi ong.