Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG AN ***** Số: 08/2003/TT-BCA | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2003 |
Căn cứ Điều 8 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu: Bộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, việc tổ chức khắc dấu, kiểm tra việc bảo quản, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức như sau:
1. Các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ khi sử dụng con dấu đều thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Con dấu của các cơ quan, tổ chức thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức tôn giáo không thuộc phạm vi hướng dẫn của Thông tư này.
2. Con dấu của các cơ quan, tổ chức hướng dẫn tại Thông tư này phải khắc tại cơ sở khắc dấu do cơ quan Công an quản lý và được ghi trong giấy phép khắc dấu. Chữ trong con dấu khắc bằng chữ in hoa có đầy đủ dấu, phải khắc đúng tên cơ quan, tổ chức dùng dấu đã được ghi trong quyết định hoặc giấy phép thành lập.
Trường hợp nội dung con dấu có nhiều từ có thể được khắc tắt, cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải có văn bản đề nghị về việc khắc tắt chữ trong con dấu và phải được cơ quan Công an thống nhất đồng ý ghi trogn giấy phép khắc dấu.
3. Việc khắc chữ nước ngoài trong con dấu phải thực hiện đúng điểm 5.2 mục 5 phần I Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT ngày 6/5/2002 giữa Bộ Công An - Ban tổ chức Cán bộ chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hứơng dẫn thực hiện Nghị định số 58/2001/NĐ-CP.
4. Cơ quan Công an chỉ cấp giấy phép khắc dấu có hình biểu tượng cho các cơ quan, tổ chức khi có đủ điều kiện được quy định trong điểm 5.1 mục 5 phần I Thông tư liên tịch số 07/2002/TT-LT của Bộ Công an- Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn.
5. Trường hợp trong quyết định thành lập chưa quy định rõ loại hình cơ quan, tổ chức, phải có sự thẩm định và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Bộ Nội vụ thẩm định và xác nhận; đối với cơ quan, tổ chức thuộc địa phương do Ban tổ chức chính quyền tỉnh thẩm định và xác nhận.
6. Việc quản lý hoạt động của các cơ sở khắc dấu được thực hiện theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ và Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 05/04/2001 của Bộ Công an về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.
II. HÌNH THỂ, KÍCH THỨƠC, ĐƯỜNG CHỈ, NỘI DUNG CON DẤU
Con dấu của các cơ quan, tổ chức hứơng dẫn tại Thông tư này đều hình tròn.
1. Con dấu có hình Quốc huy
1.1. Loại con dấu có đường kính 42 mm bao gồm: con dấu của Uỷ ban Thừơng vụ Quốc hội, chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
1.2 Loại con dấu có đường kính 40mm bao gồm: con dấu của Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tứơng Chính phủ nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3 Loại con dấu có đường kính 38 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
1.4 Loai con dấu có đường kính 37 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Toà án quân sự Trung ương; Đại sứ quán, cơ quan Lãnh sự, phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế liên chính phủ của Việt Nam tại nước ngoài;
1.5 Loại con dấu có đường kính 36 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát quân sự quân khu, Toà án quân sự quân khu; cục thi hành án; Cục Lãnh sự, Vụ Lễ Tân; Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh thuộc Bộ Ngoại giao.
1.6 Loai con dấu có đường kính 35 mm bao gồm: con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; Phòng thi hành án, phòng công chứng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát quân sự khu vực, Toà án quân sự khu vực, Phòng thi hành án quân khu; Đội thi hành án cấp huyện và Phòng lãnh sự thuộc Đại sứ quán;
1.7 Đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu cò hình Quốc huy quy định tại khoản 12 điều 3 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP thì tuỳ theo từng cơ quan, tổ chức Bộ Công an quy định cụ thể kích thước cho phù hợp.
2. Loại con dấu không có hình Quốc huy
2.1 Con dấu của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
2.1.1 Loại con dấu có đường kính 37 mm bao gồm: con dấu của Tổng cục trực thuộc Bộ;
2.1.2 Loại con dấu có đường kính 36 mm bao gồm: con dấu cấp Cục (kể cả Cục thuộc tổng cục Trực thuộc Bộ), Học viện, Viện, trường đại học, trường cao đẳng và các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao;
2.1.3 Loại con dấu có đường kính 34 mm bao gồm: con dấu của cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND cấp tỉnh; các đơn vị trực thuộc cấp Cục, Viện, Trường thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ;
2.1.4 Loại con dấu có đường kính 32 mm bao gồm: con dấu của cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp tỉnh;
2.1.5 Loại con dấu có đường kính 30 mm bao gồm: con dấu của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng, ban thuộc UBND cấp huyện.
2.2 Con dấu của các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của tập thể và tư nhân có đường kính 30 mm
2.3 Con dấu các cơ quan, tổ chức nước ngoài không có chức năng hoạt động ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có đường kính 36 mm.
2.4 Con dấu của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, Hội quần chúng, Tổ chức phi chính phủ
2.4.1 Loại con dấu có đường kính 37 mm bao gồm: con dấu của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi Chính phủ cấp trung ương;
2.4.2 Loại con dấu có đường kính 34 mm bao gồm con dấu của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Trung ương;
2.4.3 Loại con dấu có đường kính 34 mm bao gồm con dấu của các tổ chức chính trị - xã2 hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ cấp huyện và các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh;
2.4.4 Loại con dấu có đừơng kính 30 mm bao gồm: con dấu của các tổ chức Hội cấp xã
2.4.5 Con dấu trong hệ thống tổ chức mặt trận Tổ quốc Việt nam
- Con dấu uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt nam có đường kính 40 mm.
- Con dấu uỷ ban Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam có đường kính 37 mm
- Con dấu uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp huyện có đường kính 36 mm.
- Con dấu uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp xã có đường kính 35 mm.
2.5 Con dấu của các tổ chức kinh tế
2.5.1 Loại con dấu có đường kính 36 mm bao gồm: con dấu của doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp đoàn thể; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, Qũy tín dụng nhân dân và các tổ chức kinh tế tập thể khác;
2.5.2 Loại con dấu có đừơng kính 34 mm bao gồm: con dấu Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; các đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp Nhà nứơc;
2.5.3 Loại con dấu có đường kính 32 mm bao gồm: con dấu của các tổ chức kinh tế trực thuộc doanh nghiệp Nhà nứơc hạch toán nội bộ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Con dấu của các cơ quan, tổ chức nêu tại điểm 1, 2.1, 2.2, 2.3, 2.5 và con dấu của các tổ chức chính trị - xã hội nêu tại điểm 2.4 phần B đều có hai đường chỉ, đường chỉ ngoài là 2 đường tròn sát nhau, đường tròn phía ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ; đường chỉ trong là 1 đường tròn nét nhỏ.
2. Con dấu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ đường tròn phía ngoài của đường chỉ ngoài khắc theo hình răng cưa.
3. Con dấu của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ nêu tại điểm 2.4 phần B đường chỉ ngoài có một đường tròn nét đậm, đường chỉ trong là một đường tròn nét nhỏ.
4. Khoảng cách giữa đường chỉ ngoài và đường chỉ trong như sau:
4.1 Loại con dấu có đường kính 38 mm - 42 mm là 6 mm
4.2 Loai con dấu có đường kính từ 35 mm - 37 mm là 5 mm;
4.3 Loại con dấu có đường kính từ 30 mm - 34 mm là 4 mm.
1. Con dấu có hình quốc huy
- Xung quanh vành ngoài con dấu khắc: tên chức danh hoặc tên cơ quan, tổ chức dùng dấu. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức dùng dấu thuộc địa phương thì khắc tên địa phương sau tên cơ quan, tổ chức dùng dấu; có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới. Đối với cơ quan, tổ chức thuộc Bộ thì vành ngoài phía trên khắc tên Bộ, có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này; vành ngoài phía dưới khắc tên đơn vị dùng dấu
- Giữa dấu là hình Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mẫu số 1: Con dấu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có đường kính 42 mm
Mẫu số 2: Con dấu của chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có đường kính 40 mm
Mẫu số 3: Con dấu Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đường kính 38 mm.
Mẫu số 4: Con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Toà án quân sự Trung ương, Đại sứ quán, cơ quan Lãnh sự, Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế liên Chính phủ của Việt Nam tại nước ngoài có đường kính 37 mm.
Mẫu số 5: Con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát quân khu, Toà án quân khu, Cục thi hành án; Cục Lãnh sự, Vụ Lễ tân, Sở ngoại vụ Tp. HCM, Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao có đường kính 36 mm.
Mẫu số 6: Con dấu của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng thi hành án, Phòng công chứng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Toà án quân sự khu vực, Phòng thi hành án quân khu, Đội thi hành án cấp huyện, Phòng Lãnh sự quán có đường kính 35 mm.
Mẫu số 7: Con dấu có hình Quốc huy trong các trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định số 58/2001
2. Con dấu không có hình Quốc huy
2.1 Con dấu của cơ quan chuyên môn
Con dấu của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
- Vành ngoài phía trên khắc tên nước, có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc tên Bộ; tên cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; hoặc tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện thì vành ngoài phía dưới khắc tên quận, huyện thành phố hoặc thị xã kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Giữa dấu khắc tên cơ quan dùng dấu
Mẫu số 8: Con dấu của Tổng cục thuộc Bộ có đường kính 37 mm
Mẫu số 9: Con dấu cấp Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ (kể cả Cục trực thuộc Tổng cục) có đường kính 36 mm
Mẫu số 10: Con dấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; con dấu cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý hoạt động theo hệ thống ngành dọc cấp tỉnh có đường kính 34 mm
Mẫu số 11: Con dấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; con dấu cơ quan chuyên môn hoạt động theo hệ thống ngành dọc cấp huyện có đường kính 32 mm
2.2 Con dấu của các tổ chức sự nghiệp
2.2.1 Con dấu của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; con dấu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; con dấu các tổ chức sự nghiệp thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện:
2.2.1.1 Đối với tổ chức có một cấp quản lý:
- Xung quanh vành ngoài con dấu khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp, có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới dòng chữ này;
- Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu.
2.2.1.2 Đối với tổ chức có hai cấp quản lý
- Vành ngoài phía trên con dấu khắc tên cơ quan quản lý cấp trên; có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp;
- Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu.
2.2.2 Con dấu của tổ chức sự nghiệp trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện (thuộc phòng, ban, chi cục)
- Vành ngoài phía trên con dấu khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp, có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới con dấu khắc tên quận hoặc huyện hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở;
- Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu.
Mẫu số 12: Con dấu của tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có đường kính 36 mm
Mẫu số 13: Con dấu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND cấp tỉnh, tổng cục, Cục trực thuộc Bộ có đường kính 34 mm
Mẫu số 14: Con dấu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, sở, ban, ngành có đường kính 32 mm
Mẫu số 15: Con dấu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc phòng, ban cấp huyện có đường kính 30 mm
2.3 Con dấu của các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ của tập thể và tư nhân
- Vành ngoài phía trên khắc: tên ngành nghề hoạt động
- Vành ngoài phía dưới khắc : tên quận hoặc huyện kèm tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương;
Mẫu số 16: Con dấu của các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của tập thể và tư nhân có đường kính 30 mm
2.3 Con dấu các cơ quan tổ chức nước ngoài không có chức năng hoạt động ngoại gioa hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có đường kính 36 mm
- Xung quanh vành ngoài khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp;
- Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu
Mẫu số 16: đường kính 36 mm
2.5 Con dấu của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, Tổ chức phi chính phủ
2.5.1 Con dấu cấp trung ương có đường kính 37 mm:
- Xung quanh vành ngoài khắc : tên tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc Hội quần chúng hoặc tên tổ chức phi chính phủ có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới;
- Giữa dấu khắc: tên cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức
Mẫu số 18: Đường kính 37 mm
2.5.2 Con dấu của các tổ chức cấp tỉnh và tổ chức sự nghiệp trực thuộc Trung ương Hội có đường kính 34 mm:
- Xung quanh vành ngoài khắc: tên Hội cấp Trung ương, có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới
- Giữa dấu khắc: tỉnh Hội hoặc thàn Hội kèm theo tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tên đơn vị dùng dấu trực thuộc Trung ương Hội (tổ chức chính trị - xã hội thì khắc là Ban chấp hành Hội tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan lãnh đạo cao nhất)
Mẫu số 19: Đường kính 34 mm
2.5.3 Con dấu của Hội hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh, không có ở Trung ương, cấp huyện và cấp xã:
- Xung quanh vành ngoài con dấu khắc tên tổ chức hội kèm theo tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương
- Giữa dấu khắc tỉnh Hội hoặc thành Hội
Mẫu số 20: Đường kính 34 mm
2.5.4 Con dấu Hội cấp huyện và các tổ chức trực thuộc Hội cấp tỉnh có đường kính 32 mm:
- Xung quanh vành ngoài khắc: tên tổ chức Hội kèm theo tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới;
- Giữa dấu khắc: tên tổ chức Hội cấp huyện hoặc tên tổ chức trực thuộc Hội cấp tỉnh (đối với tổ chức chính trị - xã hội thì khắc Ban chấp hành kèm theo tên Hội cấp huyện )
Mẫu số 21: Đừơng kính 32 mm
2.5.5 Con dấu của Hội quần chúng, Hội nghề nghiệp - xã hội được thành lập chỉ được hoạt động trong phạm vi cấp huyện, không có Hội ở cấp tỉnh, cấp xã và Trưng ương:
- Xung quanh vành ngoài con dấu khắc tên tổ chức Hội kèm theo tên huyện, tỉnh. Có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới;
- Giữa dấu khắc: Huyện Hội hoặc Thị hội hoặc Thành Hội (đối với thành phố thuộc tỉnh)
Mẫu số 22: Đường kính 32 mm
2.5.6 Con dấu Hội cấp xã
- Xung quanh vành ngoài khắc: tên tổ chức Hội cấp huyện kèm theo tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới;
- Giữa dấu khắc: tên tổ chức Hội cấp xã hoặc BCH kèm theo tên hội cấp xã (đối với tổ chức chính trị - xã hội)
Mẫu số 23: Đừơng kính 30 mm
2.5.7 Con dấu trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương đến địa phương có hình biểu tượng ở giữa:
2.5.7.1 Con dấu Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
- Vành ngoài phía trên khắc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc: uỷ ban Trung ương
Mẫu số 24: Đường kính 40 mm
2.5.7.2 Con dấu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và con dấu các tổ chức trực thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2.5.7.2.1 Con dấu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh:
- Vành ngoài phía trên khắc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương
Mẫu số 25: Đường kính 37 mm
2.5.7.2.2 Con dấu các tổ chức trực thuộc uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Xung quanh vành ngoài khắc: Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; có một số ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới đầu và cuối dòng chữ này;
- Giữa dấu: khắc tên tổ chức dùng dấu
Mẫu số 26: Đừơng kính 37 mm
2.5.7.3 Con dấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện
- Vành ngoài phía trên khắc: Mặt trận Tổ quốc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc: uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện hoặc quận hoặc thị xã hoặt thành phố thuộc tỉnh
Mẫu số 27: Đường kính 36 mm
2.5.7.4 Con dấu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
- Vành ngoài phía trên khắc: Mặt trận Tổ quốc huyện hoặc quận hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã hoặc phương hoặc thị trấn
Mẫu số 28: Đường kính 35 mm
2.6 Con dấu của các tổ chức kinh tế
2.6.1 Con cấu các tổ chức kinh tế hoạt động độc lập có đường kính 36 mm
- Vành ngoài phía trên con dấu được khắc thứ tự: số đăng ký kinh doanh khắc tắt là S.Đ.K.K.D ..., số giấy phép khắc tắt là S.G.P..., số quyết định khắc tắt là S.Q.Đ..., số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khắc tắt là S.Đ.K.H.Đ... kèm theo các chữ khắc tắt của loại hình kinh tế như doanh nghiệp nhà nứơc (D.N.N.N), doanh nghiệp đoàn thể (D.N.Đ.T), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Đ.T.N.NG), doanh nghiệp tư nhân (D.N.T.N), Công ty cổ phần (C.T.C.P), Công ty trách nhiệm hữu hạn (C.T.T.N.H.H), Công ty hợp danh (C.T.C.P), Công ty trách nhiệm hữu hạn hợp tác xã (L.H.H.T.X), tổ hợp tác (T.H.T); có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc : tên huyện hoặc quận hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Giữa dấu khắc: tên tổ chức dùng dấu. Nếu doanh nghiệp trực thuộc Bộ, ngành ở Trung ương thì phải khắc kèm theo Tên Bộ, ngành sau tên tổ chức dùng dấu.
Mẫu số 29: Con dấu Tổng công ty nhà nước hoạt động theo Nghị định 91/CP
Mẫu số 30: Con dấu tổ chức kinh tế hoạt động theo Nghị định 90/CP và tổ chức kinh tế hạch toán độc lập
2.6.2 Con dấu các tổ chức kinh tế hoạt động phụ thuộc, hạch toán nội bộ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động, có đường kính 34 mm:
- Vành ngoài phía trên khắc: số đăng ký kinh doanh (S.Đ.K.K.D); số đăng ký hoạt động (S.Đ.K.H.D); số giấy phép (S.G.P); kèm theo các chữ khắc tắt của loại hình kinh tế;
- Vành ngoài phía dưới khắc: tên quận hoặc huyện hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính;
- Giữa dấu khắc: tên tổ chức dùng dấu kèm theo tên cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp
Mẫu số 31: Đường kính 34 mm
2.6.3 Dấu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc doanh nghiệp nhà nước có đường kính 34 mm
2.6.3.1 Đối với tổ chức có một cấp quản lý:
- Xung quanh vành ngoài con dấu khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp, có một ngôi sao năm cánh ở giữa phía dưới dòng chữ này;
- Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu.
2.6.3.2 Đối với tổ chức có hai cấp quản lý:
- Vành ngoài phía trên con dấu khắc tên cơ quan quản lý cấp trên: có hai ngôi sao năm cánh ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc tên cơ quan quản lý trực tiếp;
- Giữa dấu khắc tên tổ chức dùng dấu
Mẫu số 32: đường kính 34mm
2.6.4 Con dấu các tổ chức kinh tế hoạt động phụ thuộc, hạch toán nội bộ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động có đường kính 32 mm
- Vành ngoài phía trên khắc: số quyết định (S.Q.Đ); số giấy phép (S.G.P) kèm theo các chữ khắc tắt của loại hình kinh tế;
- Vành ngoài phía dưới khắc: tên huyện hoặc quận hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính;
- Giữa dấu khắc: tên tổ chức dùng dấu kèm theo tên cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp
Mẫu số 33: Đường kính 32 mm
3. Giải quyết khắc dấu nổi, dấu xi, dấu thu nhỏ của các cơ quan, tổ chức về kích thứơc con dấu căn cứ đề nghị của cơ quan sử dụng con dấu nhưng nội dung con dấu phải như con dấu ướt.
III. TỔ CHỨC KHẮC DẤU, KIỂM TRA VIỆC BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
A. CẤP GIẤY PHÉP KHẮC DẤU, ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CHIẾU MẪU VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ ĐĂNG KÝ MẪU CON DẤU
1. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu của các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Con dấu có hình quốc huy của Quốc hội, Chính phủ, chức danh Nhà nước, các Bộ, cơq quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các trường hợp đặc biệt khác được Thủ tứơng Chính phủ cho phép;
- Con dấu của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ cấp Trung ương;
- Con dấu của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức khác do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ cấp Trung ương quyết định thành lập hoặc cấp giấy phép;
- Con dấu của các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức Việt Nam hoạt động ở nước ngoài;
- Con dấu của các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức Việt Nam hoạt động ở nước ngoài;
- Con dấu của các cơ quan, tổ chức do Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các Tổ chức cấp Trung ương đề nghị bằng văn bản;
- Cấp giấy phép mang con dấu vào Việt Nam sử dụng cho các tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2 Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký lưu chiễu mẫu con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, Hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ thuộc địa phương;
- Đăng ký lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục cảnh sát cấp giấy phép mang con dấu vào Việt Nam để sử dụng và những trường hợp khác do Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã giải quyết thông báo.
B. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thẩm quyền kiểm tra
1.1 Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra việc bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình, các cơ quan, tổ chức thuộc mình quản lý.
1.2 Cục Trửơng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục Cảnh sát; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng phòng thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh; Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cán bộ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội từ cấp tỉnh trở lên trực tiếp làm công tác quản lý con dấu hoặc cán bộ lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được uỷ quyền.
1.3 Trường hợp cần thiết cơ quan Công an sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức.
1.4 Khi kiểm tra phải lập biên bản (theo mẫu thống nhất do bộ Công an ban hành). Biên bản phải lập thành 02 bản có chữ ký của thủ trưởng cơ quan, Tổ chức dùng dấu và các thành viên có tên trong biên bản đồng thời giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng dấu giữ 01 bản.
2. Nội dung kiểm tra
Nội dung kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức được thực hiện theo hướn dẫn tại điểm 3.1 mục B Thông tư số 07/2002/TT-LT ngày 06/05/2002 liên tịch Bộ Công an - Ban Tổ chức cán bộ. Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ)
3. Xử lý vi phạm
3.1 Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng con dấu tùy theo tính chất mức độ vi phạm để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.2 Người có trách nhiệm trong việc quản lý, cho phép dùng dấu, cấp giấy phép khắc dấu có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nêu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức khắc dấu, quản lý, sử dụng con dấu cho các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Thông tư này; hướng dẫn mẫu dấu cho cơ quan, tổ chức mới phát sinh đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập và sử dụng con dấu.
Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương rà soát, thống kê các cơ quan, tổ chức hiện đang sử dụng con dấu.
Trường hợp mẫu dấu không phù hợp với Thông tư này thì tiến hành giải quyết khắc đổi lại. Trong khi chưa đổi dấu theo mẫu mới các cơ quan, tổ chức vẫn được sử dụng con dấu cũ.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ ở Trung ương kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc mình quản lý thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý và sử dụng con dấu theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 05/TT-BNV(C13) ngày 6/6/1994 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định mẫu và việc tổ chức khắc con dấu của các cơ quan, tổ chức; Thông tư số 08/2000/TT-BCA (C11) ngày 31/5/2000 của Bộ Công an quy định mẫu, việc khắc và quản lý con dấu của các cơ quan, tổ chức Việt Nam dùng ở nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Mẫu dấu, việc khắc, quản lý và sử dụng con dấu trong hệ thống tổ chức: Ngành Công an, Công đoàn Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vẫn thực hiện theo các Thông tư số 08/TT-BNV (C13) ngày 21/11/1995 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định mẫu, việc khắc, sử dụng và quản lý con dấu của các cấp, các đơn vị trong ngành Công an; Thông tư số 03/2000/TTLB-BCA-TLĐ ngày 15/03/2000 hướng dẫn mẫu dấu, việc khắc, quản lý và sử dụng con dấu trong hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam: Thông tư số 04/2000/TTLT-BCA-HCCBVN ngày 20/03/2000 hướng dẫn mẫu dấu, việc khắc, quản lý và sử dụng con dấu của các cấp, các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức Hội cựu chiến binh Việt Nam
4. Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Thông tư này và tổng hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo Lãnh đạo Bộ để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
- 1Thông tư 08-BNV(C13)/TT năm 1989 hướng dẫn mẫu đơn con dấu, việc khắc và quản lý, sử dụng con dấu của tổ chức kinh tế do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 08/2000/TT-BCA(C11) hướng dẫn mẫu, việc khắc, quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức Việt Nam dùng trong công tác đối ngoại; việc khắc, mang con dấu vào sử dụng tại Việt Nam của các cơ quan, tổ chức nước ngoài do Bộ Công an ban hành
- 3Thông tư 02/2001/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Bộ Công An ban hành
- 4Thông tư liên tịch 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu do Bộ Công an và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ ban hành
- 1Thông báo số 6659/VPCP-HC về mẫu dấu mới của Chính phủ và mẫu dấu của Thủ tướng Chính phủ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 08-BNV(C13)/TT năm 1989 hướng dẫn mẫu đơn con dấu, việc khắc và quản lý, sử dụng con dấu của tổ chức kinh tế do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 08/2000/TT-BCA(C11) hướng dẫn mẫu, việc khắc, quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức Việt Nam dùng trong công tác đối ngoại; việc khắc, mang con dấu vào sử dụng tại Việt Nam của các cơ quan, tổ chức nước ngoài do Bộ Công an ban hành
- 4Thông tư 02/2001/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Bộ Công An ban hành
- 5Nghị định 58/2001/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng con dấu
- 6Thông tư liên tịch 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu do Bộ Công an và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ ban hành
Thông tư 08/2003/TT-BCA hướng dẫn mẫu dấu, tổ chức khắc dấu, kiểm tra việc bảo quản, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP do Bộ Công An ban hành
- Số hiệu: 08/2003/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/05/2003
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Thế Tiệm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra