Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08-BNV(C13)/TT | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1989 |
Căn cứ Nghị định số 56-CP ngày 17 tháng 3 năm 1996 của Hội đồng Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội.
Căn cứ Quyết định số 90-HĐBT ngày 19 tháng 7 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung Nghị định số 56-CP.
Căn cứ vào Nghị định, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng quy định chính sách đối với các thành phần kinh tế hiện nay.
Bộ Nội vụ ra Thông tư hướng dẫn mẫu con dấu, việc tổ chức khắc và quản lý, sử dụng con dấu của các tổ chức kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong cả nước như sau:
1-Các tổ chức kinh tế quốc doanh quy định trong Điều lệ Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, ban hành theo Nghị định số 50-HĐBT ngày 12-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
2- Các tổ chức liên doanh quy định trong Điều lệ các xí nghiệp liên doanh trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ban hành theo Nghị định số 29-HĐBT ngày 22-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
3- Các tổ chức liên doanh với nước ngoài quy định trong Nghị định số 139/HĐBT ngày 5-9-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Luật đâù tư nước ngoài tại Việt Nam.
4- Các tổ chức kinh tế tập thể quy định trong bản Quy định về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thẻ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, ban hành theo Nghị định số 28-HĐBT ngày 9-3-1988 củaHội đồng Bộ trưởng.
5-Các xí nghiệp tư bản sản xuất công nghiệp (gọi tắt là các xí nghiệp tư doanh), hộ tiểu công nghiệp, quy định trong bản Quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng vận tải, ban hành theo Nghị định số 27/HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
6- Các tổ chức sản xuất, dịch vụ sản xuất của các cơ quan hành chính và các đoàn thể quy định trong Quyết định số 92/CT ngày 22-4-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc các cơ quan hành chính và các đoàn thể làm kinh tế.
Các tổ chức kinh tế kể trên gồm các loại hình cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ... mang các tên gọi như sau:
- Nhà m áy, xí nghiệp, Liên hợp các xí nghệp, công ty, Tổng công ty;
- Xí nghiệp công tư hợp doanh;
- Hợp tác xã bậc cao, hợp tác xã bậc thấp, tổ hợp tác;
- Xí nghiệp tư doanh, công ty tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp tư doanh;
- Cơ sở tiểu thủ công nghiệp, xưởng, cửa hàng;
- Xí nghiệp liên doanh, công ty liên doanh, trung tâm sản xuất, trung tâm dịch vụ, trung tâm nghiên cứu v.v...
Các tổ chức này đã được cấp có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước ra quy định thành lập hoặc cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, được giao quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh , có hạch toán riêng, trong khi hoạt động làm kinh tế được nhân danh mình mà giao dịch liên hệ với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân.
1- Hình thể, kích thước, đường chỉ.
Tất cả các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế nói ở phần I Thông tư này đều dùng con dáu:
- Hình thể: Hình tròn
- Kích thước: Đường kính 34/mm.
- Hình dấu có hai chỉ: Chỉ ngoài là hai đường tròn sát nhau, đường tròn phía ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ; chỉ trong là một đường tròn nét; 2 chỉ cách nhau 5 mm.
2- Nội dung:
- Vùng ngoài phía trên con dấu khắc: Số quyết định thành lập hoặc số giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh, kèm theo các chữ viết tắt thành phần kinh tế của tổ chức đó (nếu là đơn vị thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thì khắc "Q.Đ"; thuộc thành phần kinh tế tập thể thì khắc "K.T.T.T"; tổ chức kinh tế liêndoanh trong nước thì khắc "L.D"; tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài thì khắc:L.D.N.NG"; v.v...).
- Vành ngoài phía dưới con dấu khắc tên của địa phương nơi tổ chức kinh tế đó đóng trụ sở.
Ngăn cách giữa dòng chữ vành ngoài phía trên và vành ngoài phứa dưới là hai ngôi sao nhỏ ở hai đầu.
- Ở giữa dấu khắc tên tổ chức kinh tế dùng dấu theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập hoặc ghi trong giấy phép kinh doanh.
(Xem bản phụ lục hướng dẫn mẫu con dấu kèm theo Thông tư này).
III- QUY ĐỊNH VIỆC KHẮC VÀ QUẢN LÝ CON DẤU.
1- Giải quyết việc khắc dấu:
Công an tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm giải quyết việc khắc dấu hoặc cấp giấy giới thiệu cho các tổ chức kinh tế (kể cả các tổ chức kinh tế của Trung ương đóng ở địa phương) đến các cơ sở khắc dấu do công quản lý để khắc; sau đó thực hiện việc đăng ký lưu chiểu mẫu con dấu đã khấc trước khi giao cho các tổ chức kinh tế sử dụng.
2- Thủ tục khắc dấu:
a) Đối với các tổ chức kinh tế mới thành lập (khi đến công an tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) làm thủ tục khắc dấu phải xuất trình bản chính và nộp một bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh của cấp có thẩm quyền quy định trong các nghị định, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đối với từng loại hình tổ chức kinh tế, kèm theo giấy chứng minh nhân dân của người trực tiếp đến liên hệ khắc dấu.
b) Đối với các tổ chức kinh tế đã được sử dụng con dấu, nay khắc lại theo mẫu mới quy định trong Thông tư này, thì khi đến cơ quan công an làm thủ tục khắc lại con dấu chỉ cần mang theo giấy giới thiệu của tổ chức đó, có ghi rõ số quyết định thành lập hoặc có giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh của cấp có thẩm quyền, kèm theo giấy chứng minh nhân dân cuả người đến liên hệ khắc dấu.
3- Quản lý con dấu trong quá trình hoạt động
Người đứng đầu tổ chức kinh tế có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng con dấu của đơn vị mình trong quá trình hoạt động. Khi có sự thay đổi tên, giải thể, sát nhập v.v... phải giao lại con dấu cũ cho cơ quan công an đã cấp giấy phép khắc con dấu để quản lý . Nếu tổ chức kinh tế cần thiết phải có con dấu cũ để giải quyết các việc tồn tại thì phải báo cáo xin phép lên cấp trên trực tiếp và báo cáo cho cơ quan công an đăng ký con dấu biết. Thời hạn được giữ lại dấu này không quá 1 tháng như quy định tại điều 3 QĐ/90-HĐBT; người đứng đầu tổ chức kinh tế phải kiểm tra chặt chẽ và chịu trách nhiệm về sử dụng con dấu cũ trong thời gian này.
4- Mực in dấu.
Dấu của các tổ chức kinh tế dùng mực in màu đỏ.
1- Căn cứ vào nội dung hướng dẫn trong thông tư này, các tổ chức kinh tế thuộc quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể cả các tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất thuộc Quân đội nhân dânvà Công an nhân dân) đều phải khắc lại con dấu theo mẫu mới xong trước ngày 31-1-1990.
Trong khi chưa có con dấu theo mẫu mới, các tổ chức nói trên vẫn đựoc sử dụng con dấu cũ. Khi đã khắc xong phải ra thông báo sử dụng con dấu mới; thôi sử dụng và nộp lại con dấu cũ cho cơ quan công an đăng ký con dấu ở địa phương.
Kêt từ ngày 1-2-1990, tổ chức kinh tế nào còn sử dụng các con dấu không đúng với mẫu và sự hướng dẫn trong thông tư này đều không có giá trị về mặt pháp lý.
2- Thông tư này hướng dẫn mẫu con dấu, việc khắc và quản lý, sử dụng con dấu cho tất cả các tổ chức kinh tế thuộc quốc doanh và ngoài quốc doanh, thay thế các văn bản hướng dẫn trước đây của Bộ Nội vụ về mẫu con dấu, việc khắc và quản lý sử dụng con dấu của các tổ chức kinh tế của Nhà nước, tập thể, tư nhân và các tổ chức kinh tế liên doanh trong và ngoài nước.
3- Bộ Nội vụ đề nghị thủ trưởng các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương; các sthành viên trong Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội ... hướng dẫn cho các ngành, các cấp trực thuộc nghiên cứu thực hiện đầy đủ những quy định trong Quyết định 90 QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung Nghị định 56/CP và những nội dung hướng dẫn trong Thông tư này để kịp thời làm thủ tục khắc con dấu theo quy định mới và tiêps tục đưa việc quản lý, sử dụng con dấu của các tổ chức kinh tế đi vào nề nếp chặt chẽ hơn.
Phạm Tâm Long (Đã ký) |
HƯỚNG DẪN MẪU CON DẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
(Kèm theo Thông tư số 08/TT-BNV (C13) ngày 01-9-1989 của Bộ Nội vụ).
- Đường kính con dấu: Thống nhất một kích thước 34 mm.
- Các chữ viết tắt:
+ Số quyết định: S.Q.Đ
+ Quốc doanh: Q.D
+ Liên doanh với nước ngoài: L.D.N.NG
+ Kinh tế tư nhân: K.T.T.N
+ Số giấy phép: S.G.P
+ Liên doanh trong nước: L.D
+ Kinh tế tập thể: K.T.T.T
+ Kinh tế cơ quan đoàn thể: K.T.C.Q.Đ.T
+ Tỉnh: T; Thành phố: T.P; Quận: Q; Huyện: H
1- Mẫu dấu của các tổ chức Kinh tế thuộc thành phần kinh tế Quốc doanh
2- Mẫu dấu của các tổ chức Kinh tế liên doanh trong nước
3- Mẫu dấu của các tổ chức Kinh tế liên doanhvới nước ngoài
4- Mẫu dấu của các tổ chức Kinh tế tập thể
5- Mẫu dấu của các tổ chức Kinh tế tư nhân
6- Mẫu dấu của các tổ chức Kinh tế thuộc các cơ quan hành chính và đoàn thể xã hội.
- 1Nghị định 56-CP năm 1966 quy định việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội
- 2Thông tư 08/2003/TT-BCA hướng dẫn mẫu dấu, tổ chức khắc dấu, kiểm tra việc bảo quản, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP do Bộ Công An ban hành
- 3Nghị định 27-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 28-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 50-HĐBT năm 1988 về điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 139-HĐBT năm 1988 hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Quyết định 92-CT năm 1989 về việc các cơ quan hành chính và các đoàn thể làm kinh tế do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 8Quyết định 90-HĐBT năm 1989 bổ sung Nghị định 56-CP về việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Thông tư 08-BNV(C13)/TT năm 1989 hướng dẫn mẫu đơn con dấu, việc khắc và quản lý, sử dụng con dấu của tổ chức kinh tế do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 08-BNV(C13)/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/09/1989
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Phạm Tâm Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/09/1989
- Ngày hết hiệu lực: 06/06/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra