Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07-NH/TT | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1993 |
Ngày 24-09-1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63-CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Căn cứ Điều 7 của Nghị định trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thực hiện như sau:
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, PHẠM VI KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM (ĐIỀU 3, 4, 6)
2. Điều kiện để được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh vàng
a. Về vốn pháp định
a-1: Đối doanh nghiệp Nhà nước phải có vốn pháp định bằng tiền hoặc bằng vàng tương đương 250 triệu đồng.
Trường hợp các doanh nghiệp muốn mở thêm các cơ sở hoạt động kinh doanh vàng (trên địa bàn hoặc ngoài địa bàn) phải có đơn yêu cầu gửi Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể. Việc cấp Giấy phép cho các trường hợp này không căn cứ vào mức vốn pháp định quy định trên.
a-2: Đối với các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh:
- Tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có vốn pháp định bằng tiền hoặc bằng vàng tương đương với 150 triệu đồng.
- Tại các địa phương thuộc vùng đồng bằng phải có vốn pháp định bằng tiền hoặc bằng vàng tương đương 50 triệu đồng.
- Tại các địa phương miền núi phải có vốn pháp định bằng tiền hoặc bằng vàng tương đương 25 triệu đồng.
a-3: Đối với các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần:
- Tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có vốn pháp định bằng tiền hoặc bằng vàng tương đương 200 triệu đồng.
- Tại các địa phương thuộc vùng đồng bằng phải có vốn pháp định bằng tiền hoặc bằng vàng tương đương 60 triệu đồng.
- Tại các địa phương miền núi phải có vốn pháp định bằng tiền hoặc bằng vàng tương đương 30 triệu đồng.
b. Về chuyên môn kỹ thuật
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng phải có:
Phải có dụng cụ cân - đo vàng chính xác và được Chi Cục đo lường kiểm định cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp Giấy phép sử dụng phương tiện đó.
c. Về trụ sở
Trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh vàng phải ghi rõ (số nhà, đường phố, phường, thị trấn, thị xã, quận, huyện, thành phố) và phải được uỷ ban Nhân dân thị xã, quận, huyện chấp thuận cho đặt trụ sở (cửa hàng, cửa hiệu).
Khi thay đổi trụ sở doanh nghiệp phải có thông báo và đăng ký lại trụ sở mới theo quy định trong Thông tư này với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Các doanh nghiệp muốn kinh doanh vàng phải gửi hồ sơ xin phép kinh doanh vàng cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở. Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vàng;
- Giấy phép thành lập doanh nghiệp;
- Xác nhận của Ngân hàng về số tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng) của doanh nghiệp có trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng;
- Giấy xác nhận bậc thợ, Giấy chứng thực về trụ sở giao dịch.
Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh vàng được:
- Mua bán trong nước vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng lá, vàng cốm và vàng tư trang.
- Chế tác, cầm đồ vàng, hoặc nhận gia công vàng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Xuất khẩu hàng tư trang bằng vàng ra nước ngoài để thu ngoại tệ khi có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.
- Liên doanh với tổ chức và cá nhân người nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vàng theo các quy định của Luật đầu tư.
5. Trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Khi mua, bán vàng các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định sau:
- Sử dụng hoá đơn theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Hoá đơn ghi rõ số lượng, trọng lượng, chất lượng và giá trị vàng mua, bán với khách hàng.
- Thực hiện chế độ kế toán và bảo quản sổ sách chứng từ theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê.
- Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh vàng bán ra phải đúng chất lượng, trọng lượng, ký hiệu, mã hiệu đã đăng ký với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế của Nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố về điều kiện, phạm vi kinh doanh, chất lượng, trọng lượng và giá cả mua bán đã niêm yết. Chịu sự quản lý giám sát của uỷ ban Nhân dân, Trọng tài kinh tế, Cục đo lường, Sở Tài chính và Ban chỉ đạo Quản lý Thị trường tỉnh, thành phố về việc chấp hành các quy định của Nhà nước.
- Nộp lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.
Cá nhân muốn mở cửa hàng cửa hiệu gia công, chế tác vàng phải gửi hồ sơ cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Hồ sơ gồm có:
a. Đơn xin gia công, chế tác vàng. Người làm đơn phải cam kết chỉ được gia công, chế tác vàng. Nếu kinh doanh quá phạm vi cho phép, sẽ bị thu hồi Giấy phép hoặc xử phạt hành chính.
b. Giấy xác nhận bậc thợ do các Trung tâm hoặc các Trường đào tạo (được thành lập theo luật định) cấp.
c. Chấp thuận của uỷ ban Nhân dân thị xã, quận, huyện cho đặt trụ sở (cửa hàng, cửa hiệu).
III. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG (ĐIỀU 5)
1. Việc nhập khẩu vàng do Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể cho phép một số doanh nghiệp kinh doanh vàng được nhập khẩu vàng theo hình thức uỷ thác qua Ngân hàng Nhà nước với Điều kiện doanh nghiệp có uy tín, có đủ vốn nhập vàng (do Ngân hàng giữ Tài khoản xác nhận).
2. Việc xuất khẩu vàng dưới dạng tư trang của các doanh nghiệp đều phải có giấy phép xuất khẩu do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp. Trường hợp xuất khẩu hàng mỹ nghệ mạ vàng chỉ cần có hợp đồng mua, bán ký với nước ngoài và giấy kiểm định chất lượng của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để xuất trình với cơ quan Hải quan, không cần giấy phép xuất khẩu của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu vàng tư trang cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng như sau:
2.1. Có giấy phép kinh doanh vàng do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp.
2.2 Có hợp đồng mua, bán vàng tư trang với nước ngoài, trong hợp đồng ghi rõ số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, thời gian và thị trường.
2.3. Có phiếu kiểm định chất lượng vàng do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp.
2.4. Có đơn xin xuất khẩu vàng tư trang gửi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, trong đơn ghi rõ cửa khẩu xuất và các quy định tại Điểm 2.2.
3. Các doanh nghiệp khai thác vàng, gia công, chế tác vàng muốn xuất khẩu vàng nguyên liệu hoặc vàng thỏi, vàng khối thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và cấp giấy phép từng chuyến.
4. Các doanh nghiệp phải nộp lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu vàng và phí kiểm định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.
5. Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh, được mang theo vàng theo quy định trong "Điều lệ Quản lý ngoại hối" của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định khác của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quản lý vàng.
1. Căn cứ các Điều 11, 13, 14, 15, 16 chương II trong "Pháp lệnh xử phạt hành chính" các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm các điều khoản của Nghị định số 63/CP ngày 24-09-1993 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này, tuỳ theo mức độ vi phạm nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo các hình thức: có thể tịch thu tang vật và phạt tiền gấp ba lần giá trị tang vật bị tịch thu, hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh vàng. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh được công bố trên đài, báo địa phương.
2. Thẩm quyền xử phạt và trích thưởng:
Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, việc sử dụng do các cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền được quy định tại Điều 17, Chương III, "Pháp lệnh xử phạt hành chính" thực hiện.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (ĐIỀU 7, 8, 9)
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hàng tháng một năm báo cáo về tình hình và kết quả kinh doanh cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện đúng các quy định trong Thông tư này. Hàng quý (chậm nhất ngày 15 đầu quý sau) báo cáo về tình hình thực hiện cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày ban hành Thông tư này, các doanh nghiệp đã cấp Giấy phép kinh doanh vàng trước khi ban hành Thông tư này phải làm thủ tục để xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vàng của doanh nghiệp, trong vòng 15 ngày Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trả lời đơn vị.
Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nay hoàn lại số vốn quỹ của các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép kinh doanh vàng trước đây.
Các Bộ, Ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp thực hiện Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký các văn bản hướng dẫn trước đây (Thông tư số 01-NH/TT ngày 16-06-1981 và Thông tư số 75/NH/TT ngày 05-06-1989) trái với nội dung của Thông tư này đều bãi bỏ.
Lê Văn Châu (Đã ký) |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
Tỉnh/thành phố..... Ngày... tháng... năm...
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
TỈNH/THÀNH PHỐ.......
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được công bố tại Lệnh số 38/HĐNN8 ngày 24-5-1990;
- Căn cứ Nghị định số 63/CP ngày 24-9-1993 của Chính phủ về "Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng";
- Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 07/TT-NH7 ngày 29-10-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Xét đơn xin phép kinh doanh vàng của....
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cho phép...........................
Giấy phép thành lập số:.... ngày... tháng... năm....
Trụ sở chính:..............................
Được:................................... ........................................
Điều 2:......................
phải kinh doanh theo đúng nội dung đã ghi trong Giấy phép này và tuân thủ các quy định trong Nghị định số 63/CP ngày 24-09-1993 của Chính phủ và Thông tư số 07/TT-NH7 ngày 29-10-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3: Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
Tỉnh/thành phố........
TÊN ĐƠN VỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày... tháng... năm 199
Kính gửi: đồng chí Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước Tỉnh/thành phố.......
Tên doanh nghiệp:...............................
Giấy phép thành lập số... ngày... tháng... năm...
Trụ sở chính:
Điện thoại số:.....; Fax:
Vốn pháp định:
+ Bằng tiền:
+ Bằng vàng:
Tổng số lao động:
+ Cán bộ kỹ thuật:
+ Công nhân:
Điều kiện kỹ thuật (trang thiết bị kỹ thuật hiện có):
Phạm vi kinh doanh (mua bán, gia công, chế tác, xuất khẩu):
Chúng tôi xin cam đoan những điều kiện khai trên đây là đúng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý kinh doanh vàng hiện hành của Nhà nước.
Xác nhận của cơ quan chủ quản Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
- 1Thông tư 07/2000/TT-NHNN7 hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 01/TT-NH7-1996 hướng dẫn Nghị định 02/CP-1995 quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước đối với hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng nhà nước ban hành
- 3Thông tư 75-NH/TT-1989 hướng dẫn thi hành QĐ 139-CT-1989 về cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ kinh tế, cá thể kinh doanh vàng bạc, đá quý do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông tư 07/2000/TT-NHNN7 hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 75-NH/TT-1989 hướng dẫn thi hành QĐ 139-CT-1989 về cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ kinh tế, cá thể kinh doanh vàng bạc, đá quý do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
- 2Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Luật Công ty 1990
- 4Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990
- 5Nghị định 388-HĐBT năm 1991 về Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 63-CP năm 1993 về việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng
- 7Thông tư 01/TT-NH7-1996 hướng dẫn Nghị định 02/CP-1995 quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước đối với hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng nhà nước ban hành
- 8Công văn hướng dẫn thêm về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/CP của Chính phủ và Thông tư số 07-NH/TT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Thông tư 07-NH/TT năm 1993 hướng dẫn Nghị định 63/CP năm 1993 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 07-NH/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/10/1993
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Văn Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra