Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2018/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2018 |
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
Thông tư này hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động; chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi; đối tượng, thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần (sau đây gọi là doanh nghiệp cổ phần hóa) theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP).
1. Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa.
3. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác.
4. Kiểm soát viên đang làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
5. Người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán theo hình thức khoán ổn định lâu dài với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây gọi là người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán).
6. Doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
7. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động
1. Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động
Phương án sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 45 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
b) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp tiếp tục được sử dụng hoặc phải đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng hoặc chuyển sang làm việc không trọn thời gian ở doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
c) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp sẽ nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt;
d) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động (đối với người lao động) hoặc hết thời hạn được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác (đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác) trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt;
đ) Danh sách và số lượng người lao động và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể bố trí được việc làm ở doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần và phải chấm dứt hợp đồng lao động (đối với người lao động) hoặc phải nghỉ việc (đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác);
e) Biện pháp và nguồn tài chính đảm bảo thực hiện phương án sử dụng lao động.
2. Phương án sử dụng lao động được xây dựng phải đảm bảo công khai, minh bạch trong doanh nghiệp và có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở.
3. Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động quy định như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đối với doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 126/1017/NĐ-CP và doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có mức vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán từ 1.800 tỷ trở lên;
b) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP phê duyệt đối với doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, ngoại trừ doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán từ 1.800 tỷ trở lên.
5. Phương án sử dụng lao động phải được phê duyệt trước khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Điều 4. Chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi
Chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động là người lao động có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cổ phần hóa lập danh sách đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động theo biểu mẫu số 6 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền của Quỹ phúc lợi là người lao động, người quản lý và kiểm soát viên đang làm việc tại doanh nghiệp có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cổ phần hóa lập danh sách đối tượng được chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ phúc lợi theo biểu mẫu số 7 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi được xác định như sau:
a) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi là tổng thời gian đối tượng được chia đã làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa tính từ thời điểm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp cổ phần hóa (đối với người lao động) hoặc từ thời điểm được điều động và bổ nhiệm về làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa (đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên đang làm việc tại doanh nghiệp) đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
b) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi bao gồm cả thời gian mà đối tượng được chia đã làm việc tại doanh nghiệp trước khi sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có).
c) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi không bao gồm thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động, thời gian nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động từ 14 ngày liên tục trở lên;
d) Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi được tính theo tháng. Nếu thời gian làm việc để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi có ngày lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 14 ngày thì không tính, từ đủ 14 ngày trở lên tính tròn là 01 tháng.
Ví dụ 1: xác định thời gian làm việc của người lao động để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 2: xác định thời gian làm việc của người quản lý doanh nghiệp để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ phúc lợi tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Phương án chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi phải đảm bảo công khai, minh bạch trong doanh nghiệp và có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở.
5. Thời điểm chia phần còn lại của số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi do doanh nghiệp cổ phần hóa xác định và được thực hiện xong trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.
Điều 5. Đối tượng và thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi
1. Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
b) Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác (không bao gồm người lao động của Công ty mẹ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách tại doanh nghiệp cấp II đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con) chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.
c) Người quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả người đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách) tại doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (doanh nghiệp cấp II), chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
đ) Người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (nếu có) của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Doanh nghiệp cổ phần hóa lập danh sách đối tượng được mua cổ phần với giá ưu đãi theo biểu mẫu số 8, số 9, số 10 và số 11 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước để tính mua cổ phần với giá ưu đãi tại điểm b Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thời gian thực tế đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi đã làm việc (cộng dồn) tại doanh nghiệp cổ phần hóa tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước khi sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có).
b) Thời gian thực tế đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi đã làm việc (cộng dồn) tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (kể cả thời gian người lao động đi nghĩa vụ quân sự), doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư 100% vốn điều lệ khác trước khi về làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc trước khi về làm việc tại doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có).
3. Thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước để tính mua cổ phần với giá ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động, thời gian nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động từ 14 ngày liên tục trở lên.
4. Thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi đối với đối tượng quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều này là thời gian thực tế đã nhận khoán (cộng dồn) theo hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với doanh nghiệp cổ phần hóa tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
5. Thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi được tính theo năm (đủ 12 tháng). Nếu thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 06 tháng thì không tính, từ đủ 06 tháng trở lên tính tròn là 01 năm.
Ví dụ 3: xác định thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2018.
Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa đã xây dựng phương án sử dụng lao động, phương án chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào quy định tại Thông tư này để rà soát lại, điều chỉnh phương án (nếu có) trình cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt lại.
3. Các công ty quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được áp dụng các nội dung tại Thông tư này để thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa và Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng phương án sử dụng lao động theo trình tự như sau:
1. Bước 1: Rà soát, lập danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo biểu mẫu số 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động đang ngừng việc không do lỗi của người lao động hoặc đang bị tạm đình chỉ công việc hoặc đang được cử đi học, đi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, đào tạo lại;
c) Người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động;
d) Người lao động đang nghỉ không hưởng lương mà có sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị;
đ) Người lao động đang thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động;
e) Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác
2. Bước 2: Căn cứ vào thực trạng lao động của doanh nghiệp, phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo, doanh nghiệp cổ phần hóa tiến hành phân loại toàn bộ người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và lập danh sách như sau:
a) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác tiếp tục được sử dụng hoặc phải đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng hoặc chuyển sang làm việc không trọn thời gian ở doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần quy định tại điểm b
b) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác sẽ nghỉ hưu quy định tại điểm c
c) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hết thời hạn được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác quy định tại điểm d
d) Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt đồng lao động hoặc phải nghỉ việc quy định tại điểm đ
3. Bước 3: Trên cơ sở danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt đồng lao động hoặc phải nghỉ việc (theo biểu mẫu số 5 Phụ lục 2), doanh nghiệp cổ phần hóa rà soát, phân loại theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp cổ phần hóa theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp: tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp cổ phần hóa trước ngày 21 tháng 4 năm 1998; tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp cổ phần hóa từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau.
4. Bước 4: Căn cứ quy định pháp luật về lao động, chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp cổ phần hóa phân loại, rà soát thời gian làm việc; dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động; tính toán chế độ và tổng hợp nguồn kinh phí dự kiến để giải quyết chế độ đối với người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác gồm:
- Nguồn kinh phí để đưa người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (theo danh sách tại phần II, biểu mẫu số 2 Phụ lục 2);
- Nguồn kinh phí để chi trả chế độ đối với người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hết thời hạn được cử làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác (theo danh sách tại biểu mẫu số 4 Phụ lục 2);
- Nguồn kinh phí để giải quyết chế độ đối với người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc phải nghỉ việc (người lao động dôi dư) (theo danh sách tại Biểu mẫu số 5 Phụ lục 2).
Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ người lao động dôi dư được thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa theo quy định pháp luật về chính sách đối với người lao động dôi dư.
5. Bước 5: Thực hiện công khai, minh bạch phương án sử dụng lao động, tổ chức lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể người lao động, người lao động tại Hội nghị người lao động bất thường;
6. Bước 6: Chốt danh sách người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; tổng hợp, hoàn thiện phương án sử dụng lao động để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
TT | Nội dung |
Mẫu số 1 | Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp |
Mẫu số 2 | Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác tiếp tục sử dụng |
Mẫu số 3 | Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác nghỉ hưu |
Mẫu số 4 | Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác chấm dứt hợp đồng lao động |
Mẫu số 5 | Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động |
Mẫu số 6 | Danh sách người lao động để chia phần còn lại số dư bằng tiền quỹ khen thưởng |
Mẫu số 7 | Danh sách người lao động, người quản lý, kiểm soát viên để chia phần còn lại số dư bằng tiền quỹ phúc lợi |
Mẫu số 8 | Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi |
Mẫu số 9 | Danh sách người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán mua cổ phần với giá ưu đãi |
Mẫu số 10 | Danh sách người lao động và người quản lý doanh nghiệp cấp II mua cổ phần với giá ưu đãi |
Mẫu số 11 | Danh sách người đại diện cho hộ gia đình nhận khoán doanh nghiệp cấp II mua cổ phần với giá ưu đãi. |
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU |
STT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Chức danh, công việc đang làm | Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...) | Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hiện hưởng | Thời hạn hợp đồng lao động 1. Không xác định 2. Từ 12 đến 36 tháng 3. dưới 12 tháng hoặc mùa vụ | Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp | Tình trạng việc làm 01. Đang làm việc 02. Đang phải ngừng việc 03. Đang nghỉ hưởng BHXH, TNLĐ BNN 04. Đang nghỉ không lương 05. Đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ | Địa chỉ hoặc điện thoại liên hệ | |
Nam | Nữ | |||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
I. NGƯỜI LAO ĐỘNG | ||||||||||
1. | ||||||||||
2. | ||||||||||
II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC | ||||||||||
3. | (i) | |||||||||
... |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
- STT: Đánh số thứ tự liên tục để sử dụng cho các biểu sau.
- Mục I. Người lao động: bao gồm toàn bộ người lao động đang có tình trạng việc làm tại cột 8
- Mục II. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác: không bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách làm việc tại doanh nghiệp cấp II đối với trường hợp cổ phần hóa công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
- Cột 5: Ghi trình độ đào tạo cao nhất (sau đại học, đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề, sơ cấp) hoặc ghi bậc lương hiện hưởng theo thang, bảng lương của doanh nghiệp.
- Cột 6: Ô (i) Ghi thời hạn hợp đồng lao động đang tạm hoãn để làm đại diện vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác.
- Cột 7: Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc tuyển dụng vào doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó (nếu có).
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC TIẾP TỤC SỬ DỤNG(1) |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng, năm sinh | Chức danh, công việc đang làm | Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hiện hưởng | Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...) | Dự kiến chức danh, công việc tại doanh nghiệp cổ phần | Địa chỉ hoặc điện thoại liên hệ | |
Nam | Nữ | ||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
I. LAO ĐỘNG TIẾP TỤC SỬ DỤNG | |||||||||
1. | |||||||||
2. | |||||||||
... | |||||||||
II. LAO ĐỘNG ĐƯA ĐI ĐÀO TẠO LẠI ĐỂ TIẾP TỤC SỬ DỤNG | |||||||||
1. | |||||||||
2. | |||||||||
... | |||||||||
III. LAO ĐỘNG CHUYỂN SANG LÀM VIỆC KHÔNG TRỌN THỜI GIAN | |||||||||
1 | |||||||||
2 | |||||||||
... |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Dự kiến tiếp tục sử dụng tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC NGHỈ HƯU(1) |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng, năm sinh | Chức danh, công việc đang làm | Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hiện hưởng | Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...) | Thời điểm dự kiến nghỉ hưu (ngày, tháng, năm) | Nơi ở sau khi nghỉ hưu | |
Nam | Nữ | ||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
I. NGƯỜI LAO ĐỘNG | |||||||||
1. | |||||||||
2. | |||||||||
II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC | |||||||||
1. | |||||||||
2. | |||||||||
... |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Dự kiến nghỉ hưu theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã phê duyệt.
(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG(1) |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng, năm sinh | Chức danh, công việc đang làm | Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hiện hưởng | Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...) | Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp | Thời điểm dự kiến chấm dứt HĐLĐ (ngày, tháng, năm) | Lý do chấm dứt 01. Hết hạn hợp đồng lao động hoặc hết nhiệm kỳ 02. Hai bên thỏa thuận 03. Người lao động đơn phương 04. Khác | Ghi chú | |
Nam | Nữ | ||||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
I. NGƯỜI LAO ĐỘNG | |||||||||||
1. | |||||||||||
2. | |||||||||||
… | |||||||||||
II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC | |||||||||||
1. | |||||||||||
2. | |||||||||||
... |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Dự kiến chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm dự kiến phê duyệt phương án cổ phần hóa theo kế hoạch cổ phần hóa đã phê duyệt.
(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
- Cột 9: trường hợp “lý do khác” (04), thì ghi cụ thể lý do vào cột ghi chú (10)
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC KHÔNG THỂ BỐ TRÍ ĐƯỢC VIỆC LÀM VÀ PHẢI CHẤM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG(1) |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng, năm sinh | Chức danh, công việc đang làm | Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc bậc lương hiện hưởng | Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...) | Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp | Ghi chú | |
Nam | Nữ | ||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
I. TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 | |||||||||
1. | |||||||||
2. | |||||||||
… | |||||||||
II. TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ SAU | |||||||||
1. | |||||||||
2. | |||||||||
... |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Không thể bố trí được việc làm ở doanh nghiệp cổ phần hóa và dự kiến phải chấm dứt hợp đồng lao động (mất việc làm hoặc dôi dư).
(1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | ĐỂ CHIA PHẦN CÒN LẠI SỐ DƯ BẰNG TIỀN QUỸ KHEN THƯỞNG (1) |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng năm sinh | Chức danh, công việc đang làm | Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...) | Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp | Tống thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN | Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên | Thời gian làm việc để tính chia quỹ khen thưởng (tháng tính tròn) | Ghi chú | |||
Nam | Nữ | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | ||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
1. | |||||||||||||
2. | |||||||||||||
3. | |||||||||||||
… |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú:
- (1) Danh sách này chỉ bao gồm người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (Mục I tại biểu mẫu số 1).
- (1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
- Cột 6: Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc tuyển dụng vào doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc chia, tách thành doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó (nếu có)
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VIÊN ĐỂ CHIA PHẦN CÒN LẠI SỐ DƯ BẰNG TIỀN QUỸ PHÚC LỢI (1) |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng năm sinh | Chức danh, công việc đang làm | Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng...) | Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp | Tổng thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN | Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên | Thời gian làm việc để tính chia quỹ phúc lợi (tháng tính tròn) | Ghi chú | |||
Nam | Nữ | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | ||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
I. NGƯỜI LAO ĐỘNG | |||||||||||||
1. | |||||||||||||
2. | |||||||||||||
... | |||||||||||||
II. NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP | |||||||||||||
1. | X | ||||||||||||
2. | X | ||||||||||||
… | X | ||||||||||||
III. KIỂM SOÁT VIÊN LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP | |||||||||||||
1. | X | ||||||||||||
2. | X | ||||||||||||
... | X |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Biểu này được lập cho từng công ty đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
- Cột 6: Trường hợp người quản lý hoặc kiểm soát viên được điều động bổ nhiệm từ doanh nghiệp khác về doanh nghiệp cổ phần hóa thì ghi thời điểm được điều động bổ nhiệm (lần đầu) về doanh nghiệp cổ phần hóa.
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG MUA CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng năm sinh | Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp | Làm việc tại doanh nghiệp | Làm việc tại khu vực nhà nước | Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi | Ghi chú | ||||||||||
Tổng thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN | Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên | Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (số tháng tính tròn) | Tổng thời gian đã làm việc tại khu vực nhà nước | Thời gian đã đóng BHXH tại khu vực nhà nước | Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (số tháng tính tròn) | Tổng số tháng = (9+14) | Tổng số năm (tính tròn) | |||||||||||
Nam | Nữ | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | |||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
I. NGƯỜI LAO ĐỘNG | ||||||||||||||||||
1. | ||||||||||||||||||
... | ||||||||||||||||||
II. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN TRÁCH TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC | ||||||||||||||||||
1. | ||||||||||||||||||
… | ||||||||||||||||||
III.NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ... | ||||||||||||||||||
1. | X | |||||||||||||||||
… | X |
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: Mục II. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác: không bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách làm việc tại doanh nghiệp cấp II trong trường cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con (đối tượng này sẽ được lập ở biểu mẫu số 10).
TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO HỘ GIA ĐÌNH NHẬN KHOÁN MUA CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI |
STT | Họ và tên | Ngày, tháng năm sinh | Ngày, tháng, năm bắt đầu nhận khoán theo hợp đồng hiện tại | Hợp đồng nhận khoán hiện tại | Hợp đồng nhận khoán trước đây | Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi | Ghi chú | ||||||||||
Hợp đồng nhận khoán | Tổng thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGTDN | Thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGT DN (số tháng tính tròn) | Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ nhất | Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ hai (1) | Tổng thời gian gian đã thực hiện các hợp đồng (số tháng tính tròn) | Tổng số tháng = (8+13) | Tổng số năm (tính tròn) | ||||||||||
Nam | Nữ | Số hợp đồng | Ngày ký | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | ||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
1. | |||||||||||||||||
... | |||||||||||||||||
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Trường hợp có nhiều hơn 02 hợp đồng nhận khoán trước đây thì ghi tổng thời gian đã thực hiện theo các hợp đồng vào cột (11) và (12).
- Cột (16): Ghi cụ thể số hợp đồng, ngày tháng ký hợp đồng nhận khoán trước đây (nếu có).
TÊN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CẤP II MUA CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI |
STT | Họ và tên | Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 | Ngày, tháng năm sinh | Ngày, tháng, năm tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp | Làm việc tại doanh nghiệp | Làm việc tại khu vực nhà nước | Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi | Ghi chú | |||||||||||
Tổng thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời điểm XĐGTDN | Thời gian tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương từ 14 ngày liên tục trở lên | Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (số tháng tính tròn) | Tổng thời gian đã làm việc tại khu vực nhà nước | Thời gian đã đóng BHXH tại khu vực nhà nước | Thời gian tính mua cổ phần giá ưu đãi (số tháng tính tròn) | Tổng số tháng = (9+14) | Tổng số năm (tính tròn) | ||||||||||||
Nam | Nữ | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | ||||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | |
I. NGƯỜI LAO ĐỘNG | |||||||||||||||||||
1. | |||||||||||||||||||
... | |||||||||||||||||||
II. NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP | |||||||||||||||||||
X | |||||||||||||||||||
X | |||||||||||||||||||
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: Nếu là người đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách tại doanh nghiệp thì ghi vào cột ghi chú (17).
TÊN CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO HỘ GIA ĐÌNH NHẬN KHOÁN Ở DOANH NGHIỆP CẤP II MUA CHO CỔ PHẦN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI |
STT | Họ và tên | Ngày, tháng năm sinh | Ngày, tháng, năm bắt đầu nhận khoán theo hợp đồng hiện tại | Hợp đồng nhận khoán hiện tại | Hợp đồng nhận khoán trước đây | Tổng thời gian để tính mua cổ phần với giá ưu đãi | Ghi chú | ||||||||||
Hợp đồng nhận khoán | Tổng thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGTDN | Thời gian đã thực hiện hợp đồng đến thời điểm XĐGTDN (số tháng tính tròn) | Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ nhất | Thời gian đã thực hiện theo hợp đồng thứ hai (1) | Tổng thời gian đã thực hiện các hợp đồng (số tháng tính tròn) | Tổng số tháng = (8+13) | Tổng số năm (tính tròn) | ||||||||||
Nam | Nữ | Số hợp đồng | Ngày ký | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | Số tháng | Số ngày | ||||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
1. | |||||||||||||||||
... | |||||||||||||||||
Tổng số người theo danh sách: ……………người.
NGƯỜI LẬP BIỂU | Ngày….tháng…..năm….. |
Ghi chú: (1) Trường hợp có nhiều hơn 02 hợp đồng nhận khoán trước đây thì ghi tổng thời gian đã thực hiện theo các hợp đồng vào cột (11) và (12).
- Cột (16): Ghi cụ thể số hợp đồng, ngày tháng ký hợp đồng nhận khoán trước đây (nếu có).
Ví dụ 1. Xác định thời gian làm việc của người lao động để chia phần còn lại Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi
Công ty X là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thành lập ngày 01/6/1998 trên cơ sở sáp nhập từ 02 doanh nghiệp nhà nước Y và Z. Theo kế hoạch năm 2019 Công ty X thực hiện cổ phần hóa, dự kiến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/7/2019.
Ông Nguyễn Văn A sinh ngày 15/3/1966 được tuyển dụng vào doanh nghiệp Y ngày 10/01/1994. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (1/7/2019), Ông A là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty X. Ông A có thời gian làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp như sau:
1. Từ ngày 26/4/1984 đến ngày 30/6/1988 là 50 tháng 4 ngày (4 năm 2 tháng 4 ngày), ông A tham gia quân đội;
2. Từ ngày 30/9/1988 đến ngày 15/5/1991 là 31 tháng 15 ngày (2 năm 7 tháng 15 ngày), ông A đi học tại trường cao đẳng kỹ thuật;
3. Từ ngày 15/8/1991 đến ngày 9/01/1994 là 28 tháng 24 ngày (2 năm 4 tháng 24 ngày), ông A làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện V;
4. Từ ngày 10/01/1994 đến ngày 30/5/1997 là 41 tháng 20 ngày (3 năm 5 tháng 20 ngày), ông A làm việc tại doanh nghiệp Y;
5. Ngày 01/6/1998 doanh nghiệp Y sáp nhập với doanh nghiệp Z thành Công ty X, ông A tiếp tục ký hợp đồng lao động với Công ty X và làm việc đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Thời gian làm việc của ông A như sau:
a) Từ ngày 1/6/1997 đến ngày 31/7/2001 là 50 tháng (4 năm 2 tháng), ông A làm việc tại Công ty;
b) Từ ngày 01/8/2001 đến ngày 15/10/2001 là 02 tháng 15 ngày, ông A xin nghỉ việc không hưởng lương;
c) Từ ngày 16/10/2001 đến 15/3/2006 là 53 tháng (4 năm 5 tháng), ông A tiếp tục làm việc tại Công ty;
d) Từ ngày 16/3/2006 đến ngày 31/5/2006 là 02 tháng 16 ngày, ông A xin nghỉ ốm và có xác nhận của cơ quan y tế, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
đ) Từ ngày 01/6/2006 đến ngày 15/7/2014 là 97 tháng 15 ngày (8 năm 1 tháng 15 ngày), ông A tiếp tục làm việc tại Công ty;
e) Từ ngày 16/7/2014 đến 30/9/2016 là 26 tháng 16 ngày (2 năm 2 tháng 16 ngày), ông A thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với Công ty;
g) Từ 1/10/2016 đến 1/7/2019 là 33 tháng (2 năm 9 tháng), ông A làm việc tại Công ty.
Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại Quỹ khen thưởng của người lao động, Quỹ phúc lợi của ông Nguyễn Văn A = Khoản 4 + (điểm a + điểm c + điểm d + điểm đ + điểm g) Khoản 5 = 41 tháng 20 ngày + (50 tháng + 53 tháng + 2 tháng 16 ngày + 97 tháng 15 ngày + 33 tháng) = 277 tháng 21 ngày (làm tròn là 278 tháng).
Ví dụ 2. Xác định thời gian làm việc của người quản lý doanh nghiệp để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ phúc lợi.
Công ty M là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 01/6/1996. Ngày 01/6/2000 Công ty M tách một bộ phận của Công ty để thành lập Công ty N. Theo kế hoạch năm 2019 Công ty N tiến hành cổ phần hóa, dự kiến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/7/2019.
Ông Bùi Văn B sinh ngày 18/6/1970 được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh Công ty M ngày 25 tháng 03 năm 1996. Ngày 01/6/2000 Công ty M tách bộ phận nơi ông B làm việc để thành lập Công ty N, ông B tiếp tục làm việc tại Công ty N đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (ngày 01/7/2019). ông Bùi Văn B có thời gian làm việc như sau:
1. Từ ngày 25/3/1996 đến ngày 1/6/2000 là 50 tháng 6 ngày (4 năm 2 tháng 6 ngày), ông B làm việc tại Công ty M;
2. Từ ngày 1/6/2000 đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (01/7/2019) ông B làm việc tại Công ty N và có quá trình làm việc như sau:
a) Từ ngày 1/6/2000 đến ngày 15/9/2007 là 87 tháng 15 ngày (7 năm 3 tháng 15 ngày), ông B làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty N;
b) Từ ngày 16/9/2007 đến ngày 15/11/2008 là 14 tháng (1 năm 2 tháng), ông B thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với công ty N;
c) Từ ngày 16/11/2008 đến ngày 31/3/2015 là 72 tháng 15 ngày (6 năm 4 tháng 15 ngày), ông B tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động;
d) Ngày 01/4/2015 ông B được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty N và làm việc đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (01/7/2019) với thời gian làm việc là 51 tháng (4 năm 3 tháng).
Thời gian làm việc để tính chia phần còn lại Quỹ phúc lợi đối với ông Bùi Văn B = Khoản 1 + (điểm a + điểm c + điểm d) Khoản 2 = 50 tháng 6 ngày + (87 tháng 15 ngày + 72 tháng 15 ngày + 51 tháng) = 261 tháng 6 ngày (làm tròn là 261 tháng).
Ví dụ 3. Xác định thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi
Tiếp theo ví dụ 1 đối với trường hợp ông Nguyễn Văn A.
Thời gian làm việc của ông A để tính mua cổ phần với giá ưu đãi = Khoản 1 + Khoản 3 + Khoản 4 + (điểm a + điểm c + điểm d + điểm đ + điểm g) Khoản 5 = 50 tháng 4 ngày + 28 tháng 24 ngày + 41 tháng 20 ngày + (50 tháng + 53 tháng + 2 tháng 16 ngày + 97 tháng 15 ngày + 33 tháng) = 356 tháng 19 ngày (làm tròn là 357 tháng) = 29 năm 9 tháng (làm tròn là 30 năm)./.
- 1Công văn 6409/VPCP-ĐMDN về gia hạn hợp đồng tư vấn tài chính và phương án sử dụng, sắp xếp lại lao động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 495b/QĐ-LĐTBXH năm 2010 phê duyệt Phương án và tổng dự toán Điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 33/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 2105/LĐTBXH-KHTC về làm rõ phương án điều tra Lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 4544/BTC-TCDN năm 2019 về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 632/QHLĐTL-CSLĐ năm 2019 về sử dụng lao động và thủ tục liên quan trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp do Cục Quan hệ lao động và Tiền lương ban hành
- 1Công văn 6409/VPCP-ĐMDN về gia hạn hợp đồng tư vấn tài chính và phương án sử dụng, sắp xếp lại lao động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 495b/QĐ-LĐTBXH năm 2010 phê duyệt Phương án và tổng dự toán Điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Bộ Luật lao động 2012
- 4Công văn 2105/LĐTBXH-KHTC về làm rõ phương án điều tra Lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
- 6Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 7Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 8Công văn 4544/BTC-TCDN năm 2019 về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 632/QHLĐTL-CSLĐ năm 2019 về sử dụng lao động và thủ tục liên quan trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp do Cục Quan hệ lao động và Tiền lương ban hành
Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 07/2018/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/08/2018
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Doãn Mậu Diệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 941 đến số 942
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra