Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2012/TT-BTP | Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2012 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ CỘNG TÁC VIÊN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp:
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:
Thông tư này hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục công nhận, cấp và thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là cộng tác viên); hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên; đối tượng, phạm vi, hình thức, phương thức và lĩnh vực trợ giúp pháp lý; và quản lý nhà nước đối với cộng tác viên.
1. Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được công nhận và cấp thẻ cộng tác viên theo quy định của Thông tư này.
2. Cộng tác viên giúp Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh) triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý; giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
3. Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý theo đối tượng, phạm vi, hình thức, phương thức và lĩnh vực trợ giúp pháp lý thể hiện trong hợp đồng cộng tác được ký kết giữa cộng tác viên với Trung tâm phù hợp với quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
4. Nhà nước khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, luật sư, luật gia và các cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia làm cộng tác viên, bảo đảm huy động được nguồn lực từ xã hội thực hiện xã hội hóa trợ giúp pháp lý.
Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên.
1. Cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý trên cơ sở tự nguyện, được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 4 Luật Trợ giúp pháp lý.
3. Nghiêm cấm mọi hình thức lợi dụng thẻ cộng tác viên hoặc tư cách cộng tác viên vì mục đích tư lợi hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm và Chi nhánh.
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN, CẤP VÀ THU HỒI THẺ CỘNG TÁC VIÊN
Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận và cấp thẻ cộng tác viên
1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý và tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý thì được xem xét công nhận và cấp thẻ cộng tác viên.
2. Người có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý là người đã hoặc đang làm công tác liên quan đến pháp luật trong các cơ quan thuộc ngành Tư pháp, Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, hệ thống các cơ quan điều tra hoặc tổ chức pháp chế các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang; cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến pháp luật; người đã hoặc đang là công chức tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn, Hội thẩm nhân dân, Bào chữa viên nhân dân, luật gia.
3. Người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý là người đã hoặc đang là tổ viên tổ hòa giải, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng ấp, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở.
Điều 5. Thủ tục công nhận và cấp thẻ cộng tác viên
1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại
2. Thủ tục công nhận và cấp thẻ cộng tác viên được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 05/2012/NĐ-CP. Quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên được ban hành theo Mẫu số 02-CTV-TGPL kèm theo Thông tư này.
1. Thẻ cộng tác viên có kích thước: chiều ngang 70mm, chiều dài 95mm; thẻ gồm có 02 mặt được ghi bằng tiếng Việt, cả hai mặt trước và sau thẻ đều có in mờ hoa văn màu vàng nhạt, ở giữa có biểu tượng trợ giúp pháp lý in chìm. Nội dung thẻ như sau:
a) Mặt trước thẻ: gồm hai phần:
Phần bên trái thẻ: phía trên có hai dòng chữ. dòng trên ghi “UBND TỈNH (TP)……”, dòng dưới ghi “SỞ TƯ PHÁP”; dưới dòng chữ là ảnh của cộng tác viên cỡ 02cm x 03cm, có đóng dấu giáp lai bằng dấu nổi của Sở Tư pháp ở góc dưới bên phải ảnh.
Phần bên phải thẻ có nội dung từ trên xuống dưới như sau:
Phía trên cùng là Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và dòng kẻ ngang phía dưới có độ dài bằng độ dài dòng chữ Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Phía dưới là dòng chữ “THẺ CỘNG TÁC VIÊN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ” in hoa màu đỏ; tiếp dưới là các nội dung: Số (màu đỏ); họ và tên; nơi công tác; địa danh, ngày, tháng, năm cấp thẻ.
Phía dưới bên phải là dòng chữ GIÁM ĐỐC.
Dưới cùng là chữ ký của Giám đốc Sở Tư pháp và đóng dấu Sở Tư pháp.
b) Mặt sau thẻ:
Phía trên là dòng chữ “QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ” in hoa màu đỏ.
Phía dưới in nội dung quy định về sử dụng thẻ cộng tác viên.
Chi tiết Mẫu thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được mô tả tại Mẫu số 03-CTV-TGPL ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp in ấn, quản lý phôi thẻ cộng tác viên và cấp phát phôi thẻ cộng tác viên theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Việc sử dụng thẻ cộng tác viên được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là Nghị định số 07/2007/NĐ-CP).
Điều 7. Cấp lại và thu hồi thẻ cộng tác viên
1. Trong trường hợp thẻ cộng tác viên bị mất, bị hỏng không sử dụng được cộng tác viên làm đơn đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp lại thẻ, kèm theo hai ảnh màu chân dung cỡ 02 cm x 03 cm gửi Giám đốc Trung tâm. Đơn đề nghị cấp lại thẻ phải ghi rõ việc thẻ bị mất, bị hỏng không sử dụng được. Trong trường hợp thẻ bị hư hỏng phải gửi đơn kèm theo thẻ bị hư hỏng. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, Giám đốc Trung tâm kiểm tra danh sách cộng tác viên theo số thẻ đã cấp cho cộng tác viên và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên cho người đề nghị. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên. Thẻ cộng tác viên được cấp lại được giữ nguyên số và ký hiệu của thẻ được cấp lần đầu nhưng thời gian cấp ghi trên thẻ là ngày được cấp lại.
2. Trường hợp cộng tác viên thay đổi nơi cư trú hoặc nơi công tác từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nơi đã tham gia làm cộng tác viên thanh lý hợp đồng cộng tác và nộp lại thẻ cộng tác viên đã được cấp. Nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên thì đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nơi cư trú hoặc công tác mới làm thủ tục công nhận và cấp thẻ cộng tác viên theo quy định tại
3. Khi cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi thẻ cộng tác viên của Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên. Quyết định thu hồi thẻ được gửi cho cộng tác viên. Thẻ cộng tác viên của người bị thu hồi hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên có hiệu lực pháp luật.
Người bị thu hồi thẻ cộng tác viên được quyền khiếu nại đối với quyết định thu hồi thẻ của Giám đốc Sở Tư pháp. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 8. Ký kết hợp đồng cộng tác
1. Hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý là cơ sở để xác định trách nhiệm và quyền hạn của Trung tâm và cộng tác viên trong quan hệ cộng tác. Hợp đồng cộng tác có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên cùng ký vào hợp đồng, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. Cộng tác viên được thực hiện trợ giúp pháp lý từ thời điểm hợp đồng cộng tác có hiệu lực.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp thẻ cộng tác viên, cộng tác viên đến Trung tâm hoặc Chi nhánh để ký kết hợp đồng cộng tác. Hợp đồng cộng tác phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, hình thức, phương thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý, thời hạn cộng tác mà cộng tác viên sẽ thực hiện, quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên, vấn đề chấm dứt hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng cộng tác phù hợp với quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý và pháp luật khác có liên quan (Mẫu số 04-TGPL-CTV ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Giám đốc Trung tâm ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý tại Trung tâm. Giám đốc Trung tâm ký hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Trưởng Chi nhánh thừa ủy quyền ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý tại Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về việc ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên. Hợp đồng cộng tác do Giám đốc Trung tâm ký được lập thành 02 bản; hợp đồng cộng tác do Trưởng Chi nhánh ký được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản lưu tại Trung tâm.
Điều 9. Thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác
1. Cộng tác viên được đề nghị Trung tâm thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cộng tác. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cộng tác viên, nếu đồng ý với đề nghị của cộng tác viên, Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh được Giám đốc Trung tâm ủy quyền và cộng tác viên tiến hành ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý.
2 Trường hợp Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh không đồng ý với đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cộng tác của cộng tác viên thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị. Trong trường hợp này, cộng tác viên tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng cộng tác đã ký hoặc thông báo cho Trung tâm bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng cộng tác. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng cộng tác, cộng tác viên tiến hành bàn giao các hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang đảm nhận và tiến hành thanh lý hợp đồng cộng tác với Trung tâm.
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng cộng tác
1. Hợp đồng cộng tác bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Cộng tác viên đề nghị Trung tâm chấm dứt hợp đồng cộng tác bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng cộng tác;
b) Cộng tác viên có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 29 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP về sử dụng thẻ cộng tác viên;
c) Cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên theo quy định tại khoản 1, Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng cộng tác, các bên trong hợp đồng cộng tác có trách nhiệm tiến hành thanh lý hợp đồng cộng tác. Cộng tác viên có trách nhiệm nộp lại thẻ cộng tác viên và bàn giao toàn bộ các hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang thực hiện cho Trung tâm, Chi nhánh. Trung tâm có trách nhiệm thanh toán tiền bồi dưỡng, các chi phí hợp lý cho cộng tác viên đối với vụ việc trợ giúp pháp lý mà cộng tác viên đã thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cộng tác viên đã chấm dứt hợp đồng cộng tác vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vụ việc đã thực hiện trong quá trình là cộng tác viên.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG TÁC VIÊN
Điều 11. Quyền của cộng tác viên
1. Được cấp thẻ cộng tác viên và sử dụng thẻ cộng tác viên theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP.
2. Được phân công thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với đối tượng, phạm vi, hình thức, phương thức và lĩnh vực trợ giúp pháp lý thể hiện trong hợp đồng cộng tác ký kết với Trung tâm.
3. Được yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Được từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại
5. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý.
6. Được hưởng chế độ bồi dưỡng và các chi phí hành chính hợp lý khác theo quy định của pháp luật.
7. Được đề xuất, kiến nghị về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh.
8. Được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật khi có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý.
9. Khiếu nại về việc cấp, thu hồi thẻ cộng tác viên, việc thực hiện chế độ, chính sách và các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Điều 12. Nghĩa vụ của cộng tác viên
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo đúng các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý và hợp đồng cộng tác được ký kết với Trung tâm.
2. Sử dụng và bảo quản thẻ cộng tác viên khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 29 Nghị định 07/2007/NĐ-CP; nộp lại thẻ cộng tác viên khi bị thu hồi.
3. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý; tuân thủ nội quy, quy chế của Trung tâm, Chi nhánh.
4. Phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại
5. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh và trước pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý; thực hiện việc hoàn trả cho Trung tâm chi phí bồi thường thiệt hại trong trường hợp trợ giúp pháp lý sai gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý.
6. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Trung tâm, Chi nhánh; kịp thời báo cáo với Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý và đề xuất biện pháp giải quyết.
7. Thông báo cho Trung tâm về việc thay đổi nơi cư trú, nơi công tác.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, HÌNH THỨC, LĨNH VỰC, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ CỘNG TÁC VIÊN
Điều 13. Đối tượng, phạm vi trợ giúp pháp lý
Cộng tác viên chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc thuộc phạm vi trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý.
Điều 14. Hình thức trợ giúp pháp lý
1. Cộng tác viên là luật sư được thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý, bao gồm tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình thức trợ giúp pháp lý khác phù hợp với hình thức trợ giúp pháp lý được thể hiện trong hợp đồng cộng tác mà cộng tác viên đã ký kết với Trung tâm.
2. Cộng tác viên không phải là luật sư chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật. Trong trường hợp cộng tác viên đã thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật mà đối tượng có nhu cầu cử chính cộng tác viên đó tham gia hòa giải gắn với vụ việc đã tư vấn thì Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh có thể cử cộng tác viên đó tiếp tục thực hiện hòa giải.
Điều 15. Lĩnh vực trợ giúp pháp lý
1. Cộng tác viên được lựa chọn một hoặc nhiều lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 34 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP khi tiến hành ký kết hợp đồng cộng tác với Trung tâm phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghề nghiệp của mình.
2. Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các lĩnh vực trợ giúp pháp lý đã ký kết trong hợp đồng cộng tác với Trung tâm hoặc Chi nhánh.
Điều 16. Từ chối, không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cộng tác viên được từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý. Việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý phải được trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc phát hiện có căn cứ để từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý và phải nêu rõ lý do cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý biết, đồng thời báo cáo Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh.
2. Cộng tác viên phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý. Việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý phải được trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý và phải nêu rõ lý do cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý biết, đồng thời báo cáo Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh.
Điều 17. Phương thức hoạt động
1. Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh hoặc trực tiếp nhận vụ việc do người được trợ giúp pháp lý yêu cầu theo hướng dẫn của Trung tâm, Chi nhánh.
Trường hợp cộng tác viên trực tiếp thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Trung tâm, Chi nhánh thì được thực hiện trợ giúp pháp lý tại nơi làm việc của cộng tác viên nếu được cơ quan, tổ chức nơi cộng tác viên làm việc cho phép.
2. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, nếu xét thấy cần thiết phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ, cộng tác viên được phối hợp với người thực hiện trợ giúp pháp lý khác để cùng trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Giám đốc Trung tâm xem xét, quyết định việc thành lập Tổ cộng tác viên tại các cơ quan, tổ chức, địa phương khi có từ 03 cộng tác viên trở lên.
Điều 18. Quản lý cộng tác viên
1. Cộng tác viên chịu sự quản lý, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý của Giám đốc Trung tâm hoặc của Trưởng Chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc Trung tâm. Cộng tác viên được Trung tâm hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý. Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của cộng tác viên.
Trường hợp cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý sai gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý, Trung tâm chịu trách nhiệm bồi thường và được quyền yêu cầu cộng tác viên có lỗi phải hoàn trả chi phí bồi thường thiệt hại. Việc hoàn trả được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
2. Giám đốc Trung tâm trực tiếp quản lý và sử dụng cộng tác viên, có trách nhiệm phân công vụ việc hoặc mời cộng tác viên tham gia thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với đối tượng, hình thức, lĩnh vực, phương thức, phạm vi trợ giúp pháp lý được thể hiện trong hợp đồng cộng tác. Trưởng Chi nhánh được Giám đốc Trung tâm ủy quyền quản lý và sử dụng cộng tác viên trong phạm vi địa bàn. chịu trách nhiệm phân công, sử dụng cộng tác viên phù hợp với Thông tư này và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng cộng tác viên trước Giám đốc Trung tâm.
Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp
Cộng tác viên được công nhận và cấp thẻ cộng tác viên theo Quy chế cộng tác viên ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (sau đây viết tắt là Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP) thì tiếp tục được công nhận là cộng tác viên theo Thông tư này.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Trung tâm có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, làm thủ tục đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên cũ và cấp thẻ cộng tác viên mới theo quy định tại Thông tư này cho cộng tác viên.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012 và thay thế Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đon vị phản ánh về Bộ Tư pháp để xem xét, giải quyết.
Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1Thông tư 07/1998/TT-BTP hướng dẫn công tác quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Thông tư liên tịch 21/2002/TTLT-BNV-BTC-BTP hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người nghèo và đối tượng chính sách do Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 358/2003/QĐ-BTP Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 05/2008/QĐ-BTP về Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1147/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch năm 2013 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 7Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN về Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
- 8Thông tư 08/2017/TT-BTP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 155/QĐ-BTP năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2018
- 10Quyết định 156/QĐ-BTP năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 05/2008/QĐ-BTP về Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 3Thông tư 08/2017/TT-BTP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 155/QĐ-BTP năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2018
- 5Quyết định 156/QĐ-BTP năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2014-2018
- 1Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 2Nghị định 07/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
- 3Thông tư 07/1998/TT-BTP hướng dẫn công tác quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Thông tư liên tịch 21/2002/TTLT-BNV-BTC-BTP hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người nghèo và đối tượng chính sách do Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 358/2003/QĐ-BTP Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 7Nghị định 05/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật
- 8Quyết định 1147/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch năm 2013 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN về Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
Thông tư 07/2012/TT-BTP hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 07/2012/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/07/2012
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 509 đến số 510
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra