Điều 3 Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
Điều 3. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật công chứng là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng tiến sĩ luật;
c) Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
d) Giấy xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về thời gian hành nghề luật sư;
đ) Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ quy định tại khoản này là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
3. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên chịu trách nhiệm về tính chính xác, xác thực của các giấy tờ và thông tin đã khai trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp tiến hành xác minh tính chính xác, xác thực của những giấy tờ và thông tin đã được cung cấp trong hồ sơ.
Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- Số hiệu: 06/2015/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 659 đến số 660
- Ngày hiệu lực: 01/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 4. Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
- Điều 5. Thu hồi Thẻ công chứng viên
- Điều 6. Cấp lại Thẻ công chứng viên
- Điều 7. Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
- Điều 8. Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
- Điều 9. Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng
- Điều 10. Nội dung bồi dưỡng nghề công chứng
- Điều 11. Trách nhiệm của Học viện Tư pháp
- Điều 12. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 13. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 14. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 15. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 17. Xử lý đối với công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 18. Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 19. Chuyển đổi Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập
- Điều 20. Bàn giao hồ sơ công chứng khi tổ chức hành nghề công chứng bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động
- Điều 21. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 22. Lời chứng của công chứng viên
- Điều 23. Sổ công chứng và số công chứng
- Điều 24. Lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng
- Điều 25. Báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng
- Điều 26. Kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng
- Điều 27. Thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng