Điều 23 Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
Điều 23. Sổ công chứng và số công chứng
1. Sổ công chứng dùng để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sổ công chứng được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc công chứng đã thực hiện trong năm; người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Sổ công chứng được lập theo mẫu, bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch và sổ công chứng bản dịch.
2. Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.
Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng.
3. Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc công chứng thì phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu sổ công chứng. Định kỳ hàng tháng, tổ chức hành nghề công chứng phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai; đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm thì ghép chung thành 01 (một) sổ công chứng theo loại việc công chứng đã thực hiện trong 01 (một) năm. Việc lập sổ, ghi sổ công chứng và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- Số hiệu: 06/2015/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 659 đến số 660
- Ngày hiệu lực: 01/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 4. Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
- Điều 5. Thu hồi Thẻ công chứng viên
- Điều 6. Cấp lại Thẻ công chứng viên
- Điều 7. Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
- Điều 8. Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
- Điều 9. Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng
- Điều 10. Nội dung bồi dưỡng nghề công chứng
- Điều 11. Trách nhiệm của Học viện Tư pháp
- Điều 12. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 13. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 14. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 15. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 17. Xử lý đối với công chứng viên vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 18. Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 19. Chuyển đổi Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập
- Điều 20. Bàn giao hồ sơ công chứng khi tổ chức hành nghề công chứng bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động
- Điều 21. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 22. Lời chứng của công chứng viên
- Điều 23. Sổ công chứng và số công chứng
- Điều 24. Lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng
- Điều 25. Báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng
- Điều 26. Kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng
- Điều 27. Thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng