Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | VIỆT |
Số: 05-NV | Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 1973 |
VỀ VIỆC GIÚP ĐỠ NHÂN DÂN BỊ THIÊN TAI VÀ BỊ NHỮNG TAI NẠN KHÁC.
Ở miền Bắc nước ta hàng năm thường xảy ra thiên tai ( bão, lũ, mưa đá…) hoặc những tai nạn khác như cháy nhà…(đặc biệt mấy năm gần đây có những tai nạn chiến tranh) gây khó khăn cho đời sống nhân dân ở nơi này, hay nhữngới khác cho nen Nhà nước thường phải tổ chức cứu tế đột xuất, ngoài việc cứu tế thường xuyên.
Để đáp ứng với yêu cầu của tình hình trên, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản( Thông tư số 157- CP ngày 25-8-1966 về chính sách đối với nhân dân bị tai nạn chiến tranh, nghị quyết số 169-CP ngày 7-9-1971 của Ban bí thu Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ về một số chính sách đối với nhân dân vùng bị lũ lụt- Thông tư số 8-NV ngày 29-4-1967, thông tư số 12-NV ngày 20-9-1971 và thông tư số 76-ATXH ngày 3-1-1973 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành) quy định chính sách , chế độ nhằm giúp đỡ nhân dân bị tai nạn giảm bớt khó khăn.
Nhưng chính sách trên mới chỉ nhằm giải quyết những khó khăn trong từng vụ tai nạn đột xuất nên chưa toàn diện và có điểm chưa cụ thể ; do đó khi có việc xảy ra, các địa phương qg còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất.
Vì vậy, dựa trên các chính sách đã có và kinh nghiệm thực hiện trong những năm gần đây, Bộ Nội vụ hệ thống lại và hướng dẫn thêm môt số điểm về giúp đỡ những gia đình bị thiên tai và các tai nạn khác như sau.
Trước hết, khi xảy ra tai nạn , các cơ quan có trách nhiệm phải giáo dục, động viên phát huy tinh thần tự lực cánh sinh để mỗi người, mỗi gia đình tự lo - đồng thời khả năng hợp tác xã và truyền thống đoàn kết tương trợ vốn có trong nhân dân, tổ chức giúp đỡ nhau về mọi mặt; khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho các gia đình bị nạn; đối với những nơi bị thiệt hại nghiêm trọng, nhân dân có nhiều khó khăn mà khả năng của địa phương chưa giải quyết được thì đề nghị Nhà nước giúp đỡ.
Nơi nào, gia đình nào thực sự gặp phải tai nạn, có nhiều khó khăn , không tự giải quyết được thì mới xét giúp đỡ ( gia đình khó khăn nhiều thì giúp đỡ nhiều hơn và chỉ giúp những thứ thật cần thiết cho đời sống, không tràn lan, đồng loạt. Chú ý những gia đình có công.
Việc giải quyết đời sống cho nhân dân bị tai nạn phải khẩn trương, tận tình chu đáo, đúng chế độ, tiêu chuẩn đã được quy định và bảo đảm được công bằng, hợp lý và đòan kết trong nhân dân.
Sau khi xảy ra tai nạn, địa phương đã cố gắng tổ chức tốt việc nhân dân giúp đỡ lẫn nhau nhưng đời sống các gia đình bị nạn vẫn còn khó khăn về lương ăn, nhà ở, những thứ sinh hoạt cần thiết….thì được Nhà nước trợ cấp như sau:
1. Đối với gia đình mất hết lương thực.
Những gia đình mất hết lương thực và không có lương ăn, thì được Nhà nước trợ cấp lương ăn 1 tháng đầu. Ở thành thị cấp theo tiêu chuẩn thành thị, ở nông thôn cấp từ 7 đến 10 kilôgam lương thực quy gạo cho mỗi người.
Từ tháng thứ 2 trở đi, tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng gia đình mà giải quyết như sau:
- Gia đình có sức lao động thì Nhà nước cho vay lương ăn;
- Gia đình neo đơn, thiếu hoặc không có sức lao động, nhưng lại có nguồn thu nhập bằng tiền thì Nhà nước bán lương ăn;
- Gia đình mà Nhà nước cho vay không có khả năng trả, bán không có tiền mua thì được trợ cấp. Mức cấp, tùy theo tình hình cụ thể từng gia đình và mức sống của địa phương lúc bấy giờ được cấp từ 7 đến 10 kilôgam lương thực quy gạo một tháng cho một ngưới.
Nhà nước cho vay, bán và trợ cấp lương ăn cho những gia đình nói trên đến vụ thu hoạch.
2. Đối với gia đình mất nhà ở:
Những gia đình mất nhà đang ở( kể cả nhà ngang, nhà thờ…)vì bị trôi, bị cháy hoặc đổ nát, vật liệu không còn sử dụng được, hiện không có nhà ở thì trước mặt, bằng mọi cách thu xếp cho các gia đình bị nạn có chỗ ở tạm tránh mưa, nắng bảo đảm sức khỏe.
Các địa phương cố gắng tổ chức bán vật liệu cho các gia đình bị nạn nhanh chóng khôi phục lại nhà ở.
Những gia đình khó khăn không có tiền mua vật liệu, thì tùy theo số người ít hay nhiều sẽ được Nhà nước trợ cấp: ở thành phố, thị xã từ 100đ đến 150đ, ở nông thôn từ 50đ đến 100 đ để mua vật liệu làm lại nhà ở.
Trường hợp chỗ ở cũ của họ bị mất sạch vì sạt lở, không có nơi làm nhà thí chính quyền địa phương cấp cho họ đất chỗ khác, không ảnh hưởng đến diện tích canh tác.
Những gia đình ở nhà của Nhà nước do Nhà nước làm và sửa chữa, hoặc những người vốn ở chung một nhà, nhân dịp này tách ra ở riêng thì không cấp khoản tiền này.
3. Đối với gia đình mất quần áo, chăn, chiếu, màn.
Những gia đình mất các thứ trên đây, không có tiền mua, không có để dùng, thì được những trợ cấp như sau:
- Người nào chỉ còn lại bộ quần ào mặc, không còn bộ khác để thay đổi, thì tùy theo độ tuổi, được cấp một bộ quần áo vải thường may sẵn hoặc bằng vải, không quá 4 mét 1 người( không cấp tiền công may).
- Nếu là mùa rét, không còn áo rét thì mỗi người được cấp một áo rét đông xuân và tùy theo số người ít, nhiều, mỗi gia đình được cấp từ 1 đến 3 chăn chiên
Hàng năm ở những vùng xảy ra rét rất nghiêm trọng( nhất là miền núi)đời sống nhân dân có nhiều khó khăn, xét thấy cần thiết phải có sự giúp đỡ của Nhà nước thì cũng áp dụng như quy định trên.
- Tùy theo tình hình thực tế và số người ít, nhiều trong gia đình được cấp từ 1 chiếu cá nhân đền chiếu đôi, loại thông thường ở địa phương, và từ 1 màn cá nhân đến 2 màn đôi( gia đình có từ 6 người trở lên mới cấp 2 màn đôi).
4. Đối với gia đình mất tư liệu sinh hoạt cần thiết:
Những gia đình mất hết nồi, chão, bát, đĩa… không có tiền mua, thì tùy theo số người ít hay nhiều được Nhà nước trợ cấp: mỗi gia đình một nồi nấu cơm, môt chảo, hoặc một xanh nấu thức ăn to hoặc nhỏ từ 2 đến 4 bát đựng canh, từ 2 đến 4 đĩa đựng thức ăn và đủ bát ăn cơm.
Những gia đình mất giường hiện không có giường nằm, không có tiền mua thì tùy theo số người ít nhiều trong gia đình mà cấp từ 1 giường đến 2 giường đôi, loại đơn giản thông thường.
Chum, vại đựng nước, thùng gánh nước, thì căn cứ vào tình hình thực tế từng nơi, Ủy ban hành chính thành, tỉnh xét quy định để giúp đỡ nhân dân bảo đảm được sinh hoạt cần thiết hằng ngày.
Ngoài những điểm quy định ở các phần trên, nếu trường hợp có người chết hoặc bị thương thì có cách giải quyết như sau:
- Khi có người bị thương thì phải giúp đỡ gia đình họ nhanh chóng đưa đến bệnh xá, hay bệnh viện gần nhất để điều trị. Nếu xét thấy gia đình người bị thương có khó khăn nhiều, thì trong thời gian điều trị, tiền thuốc, tiền ăn, tiền bồi dưỡng được Nhà nước trợ cấp.
- Khi có người chết thì giúp đỡ gia đình họ chôn cất chu đáo, các khoản mai táng nếu gia đình không tự lo được thì Nhà nước tự cấp: 4 mét vải thường để khâm liệm và cỗ áo quan thông thường ở địa phương( những người đã có chế độ mai táng phí không trợ cấp khoản này).
Đối với những người gặp tai nạn là người ở nơi khác, có khó khăn nhiều thì địa phương Sở giúp đỡ họ bảo đảm đời sống trước mắt và trợ cấp cho họ tiền tàu, xe, tiền ăn đường trở về quê quán. Trường hợp có người chết cần được chôn cất chu đao, có bia ghi tên, di vật( nếu có) phải kê khai, quản lý cẩn thận, sau báo cho người thân họ biết.
Trường hợp nếu có dịch cần phải ngăn ngừa hoặc làm vệ sinh sau khi lụt thì khoản tiền thuốc phòng bệnh được Nhà nước trợ cấp bình quân 0.50đ ( 5 hào) một người. Số thuốc này Ủy ban Hành chính thành, tỉnh giao cho cơ quan Y tế quản lý, sử dụng cho những trường hợp cần thiết.
Việc xét cấp: phải quán triệt nguyên tắc chung và nắm vững những quy định cụ thể nói trên; khẩn trương, đúng đối tượng không sai, sót; tiền và hiện vật phải đến tay người nhận đủ số, kịp thời. Do đó, cần phải làm tốt một số điểm dưới đây:
- Khi xảy ra tai nạn chính quyền ở nơi đó phải tập trung lực lượng nhanh chóng cắm chắt tình hình, đánh giá đúng từng mặt thiệt hại và khó khăn của từng nơi để có biện pháp giải quyết thích hợp.
Trường hợp xét thấy cần thiết phải có sư giúp đỡ của Nhà nước, Ban Thương binh và Xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Hành chính cơ sở, dựa vào Ban quản trị hợp tác xã, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể….xem xét cụ thể khó khăn của từng gia đình , đề nghị trợ cấp, làm danh sách báo cáo lên huyện, thị xã. Chú ý: khi tiến hành lập danh sách phải quan tâm đến các gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội và thanh niên xung phong tại ngũ…; phải thực sự chí công vô tư chống tư tưởng thành kiến, cảm tình và ban ơn.
Danh sách ( ghi rõ tên từng gia đình số nhân khẩu, những thứ được cấp). Khi đã được duyệt, cấp, phải thông báo cho nhân dân biết.
Trên cơ sở danh sách của xã đề nghị, Ủy ban Hành chính huyện, thị xã xét duyệt và cấp phát. Khi xét cấp, huyện, thị xã phải căn cứ vào khả năng vật tư của địa phương để quy định cụ thể những thứ đưa ra cấp phát, thứ gì có trước và cấp phát, thứ gì có trước thì cấp trước, không nhất thiết phải cấp cùng một lúc.
Tất cả các khoản Nhà nước trợ cấp cho nhân dân nói trong thông tư này ( trừ khoản tiền làm Nhà nước không cung cấp được vật tư), các địa phương cố gắng bảo đảm cấp bằng hiện vật, theo 2 cách sau:
- Cấp phiếu cho các gia đình bị tai nạn đến cửa hàng thương nghiệp, lương thực trực tiếp lĩnh hiện vật và ký nhận vào phiếu. Các cửa hàng theo phiếu đó thanh toán với cơ quan cấp phát của huyện, thị xã.
- Thông qua co quan phụ trách cấp phát ở xã, Ủy ban Hành chính huyện, thị xã căn cứ đề nghị cấp hiện vật cho xã; xã lĩnh về cấp cho các gia đình bị tai nạn.
Việc cấp hiện vật có khó khăn cần tổ chức chu đáo, tránh phiền phức cho người được trợ cấp.
Những gia đình, cán bộ, công nhân, viên chức thuộc các cơ sở ( công trường, nông trường,lâm trường, cơ quan, xí nghiệp) của Trung ương đóng tại địa phương nào do Ủy ban Hành chính địa phương đó giải quyết theo đề nghị của thủ trưởng và công đòan của cơ sở.
Ủy ban Hành chính thành, tỉnh cần căn cứ vào mức độ thiệt hại, khó khăn và lực lượng dự trữ của từng nơi để cấp kinh phí kịp thời cho các huyện, thị xã bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân; tránh tình trạng nơi khó khăn ít lại được cấp nhiều, nơi thiệt hại nặng và khó khăn nhiều lại được cấp ít.
Trong cuộc họp ngày 2 tháng 1 năm 1973, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định từ nay thống nhất việc chỉ đạo trợ cấp đột xuất, thống nhất chế độ, tiêu chuẩn, kinh phí vào một nơi do Bộ Nội vụ phụ trách để bảo đảm kịp thời và tránh được tình trạng trùng cấp, trợ cấp phân tán, đồng thời tiện cho việc kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và thanh toán.
Tai nạn xảy ra ở địa phương nào, Ủy ban Hành chính ở nơi đó chỉ đạo tổ chức việc giúp đỡ nhân dân theo đúng chính sách đã được quy định và kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện kịp thời.
Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Hành chính thành, tỉnh, các Sở, Ty thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban Hành chính và Bộ Nội vụ thực hiện tốt những quy định trong thông tư này. Cụ thể là:
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể khẩn trương nắm tình hình thiệt hại ở từng nơi, đánh giá đúng mức độ khó khăn để có biện pháp giải quyết ổn định sớm đời sống cho nhân dân.
- Hàng năm căn cứ và tình hình thực tế của địa phương, lập dự trù kinh phí trình Ủy ban Hành chính thành, tỉnh xét duyệt để chi vào các khoản trợ cấp đột xuất trên. Trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng, kinh phí địa phương không đủ chi và điều chỉnh không được, phải báo cáo kịp thời về Bộ Nội vụ xét, cấp.
-Nắm yêu cầu của từng nơi để giúp Ủy ban Hành chính xét duyệt, phân bố hợp lý kinh phí, vật tư và hướng dẫn trợ cấp cho nhân dân theo đúng chế độ , tiêu chuẩn đã được quy định. Chú ý: cấp đến đâu thanh toán ngay đến đó, không để dây dưa kéo dài, thnah toán xong đợt này mới cấp tiếp đợt khác.
- Theo dõi, kiểm tra, phát hiện có biện pháp xử lý hoặc đề nghị xử lý những trường hợp cấp sai, sót hoặc tham ô, lạm dụng ….và động viên khen thưởng những nơi nào làm tốt để giáo dục, làm gương chung.
- Tổng hợp tình hình thiệt hại từng sự việc đột suất phải cứu tế và tình hình cứu tế cả năm, kết quả giải quyết, làm báo cáo cho Ủy ban Hành chính và Bộ Nội vụ.
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Lương thực và Thực phẩm, Bộ Nội thương, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Tổng công đoàn có chỉ thị cần thiết cho cấp dưới của mình phối hợp chặt chẽ với các Sở Ty Thương binh và xã hội để thực hiện tốt thông tư này.
Thông tư nàycó hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho các thông tư trước đây của Bộ Nội vụ quy định về vấn đề cứu tế đột xuất.
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
Thông tư 05-NV-1973 về việc giúp đỡ nhân dân bị thiên tai và bị những tai nạn khác do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 05-NV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/07/1973
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Lê Tất Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra