BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2024/TT-BCT | Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2024 |
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Thực hiện Nghị định thư thứ ba sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc ký luân phiên ngày 22 tháng 11 năm 2015 tại Kuala Lumpur, Ma-lai-xi-a trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27, được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2023;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Phụ lục I (Quy tắc xuất xứ) ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT như sau:
“Điều 4. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Để áp dụng điểm b khoản 1 Điều 2, hàng hóa nếu không thuộc Điều 5 quy định tại Phụ lục này, được coi là có xuất xứ nếu đạt hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi tắt là RVC) ít nhất 40% tính theo trị giá FOB, hoặc trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 (bốn) số (sau đây gọi tắt là CTH) của Hệ thống hài hòa.
2. Công thức tính RVC được tính dựa trên một trong hai phương pháp sau:
a) Công thức trực tiếp:
RVC = | VOM | x 100% |
FOB |
Trong đó “VOM” là trị giá nguyên liệu có xuất xứ, bao gồm trị giá nguyên liệu có xuất xứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, chi phí vận chuyển và lợi nhuận.
hoặc
b) Công thức gián tiếp:
RVC = | FOB - VNM | x 100% |
FOB |
Trong đó “VNM” là trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ, có thể là:
b1) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa; hoặc
b2) Giá mua đầu tiên của nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ nước thành viên nơi diễn ra các công đoạn gia công, chế biến.
3. Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu linh hoạt áp dụng công thức tính RVC trực tiếp hoặc công thức tính RVC gián tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Công thức tính RVC đã lựa chọn phải được tiếp tục áp dụng suốt một năm tài chính của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đó. Trường hợp nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, bất kỳ việc kiểm tra, xác minh nào đối với tiêu chí RVC phải được thực hiện trên cơ sở công thức tính RVC mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu đã sử dụng.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 Phụ lục V (Thủ tục cấp và kiểm tra C/O) ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT như sau:
“1. C/O theo quy định đáp ứng các điều kiện sau:
a) Ở dạng bản giấy được in ra có chữ ký, con dấu cấp theo hình thức cấp tay hoặc có chữ ký, con dấu cấp dưới dạng điện tử của các Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu;
b) Làm trên khổ giấy A4;
c) Phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VI-A ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT và được gọi là C/O mẫu AK;
d) Được khai bằng tiếng Anh.”.
Sửa đổi tên gọi “Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc” thành “Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2024./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông báo 54/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định khung giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc cho các khoản tín dụng từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) giai đoạn 2016-2020
- 2Thông báo 18/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Việt Nam - Trung Hoa
- 3Thông báo 26/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Việt Nam - Trung Hoa
- 1Thông tư 20/2014/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCT năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 1Hiệp định về thương mại hàng hoá thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các chính phủ các nước ASEAN và Hàn Quốc
- 2Thông báo 54/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định khung giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc cho các khoản tín dụng từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) giai đoạn 2016-2020
- 3Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
- 4Thông báo 18/2019/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Việt Nam - Trung Hoa
- 5Thông báo 26/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Việt Nam - Trung Hoa
- 6Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Thông tư 04/2024/TT-BCT sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 04/2024/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/03/2024
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/05/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực