BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 03-NV | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 1968 |
Ngày 11/11/1967, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163-CP cải tiến chế độ tiền tuất nhằm bảo đảm hơn nữa đời sống của gia đình công nhân, viên chức, quân nhân đã chết và góp phần động viên công nhân, viên chức và quân nhân phấn khởi sản xuất, công tác và chiến đấu.
Sau khi đã trao đổi ý kiến với các Bộ, các ngành có liên quan, Bộ Nội vụ giải thích và hướng dẫn thi hành Nghị định nói trên như sau:
I. NỘI DUNG NHỮNG ĐIỂM SỬA ĐỔI
A. Tiền tuất đối với công nhân, viên chức
1. Quân nhân chết vì ốm đau, vì tai nạn lao động
a) Điều kiện được hưởng tiền tuất: Theo điều 58 của điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước thì khi công nhân, viên chức Nhà nước chết nếu đã có đủ 5 năm công tác liên tục và tổng số thu nhập của gia đình bị sút từ 60% trở lên thì thân nhân mà người đó khi còn sống phải nuôi nấng được hưởng tiền tuất hàng tháng.
Nay nghị định số 163-CP quy định thêm là nếu bình quân thu nhập của gia đình thấp thuộc diện trợ cấp khó khăn của Nhà nước thì thân nhân cũng được hưởng tiền tuất hàng tháng. Điểm quy định bổ sung này nhằm giải quyết những trường hợp hai vợ chồng đều là công nhân, viên chức lương thấp, có nhiều thân nhân phải nuôi nấng, sau khi một người chết đi, tổng số thu nhập của gia đình tuy chưa sụt tới 60%, nhưng trên thực tế gia đình có nhiều khó khăn trong đời sống.
b) Mức trợ cấp tiền tuất: Mức trợ cấp tiền tuất quy định ở điều 58 của điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội là 9 đồng nếu có một người phải nuôi nấng; 16đ nếu có 2 người phải nuôi nấng; 21đ nếu có 3 người phải nuôi nấng; 24đ nếu có từ 4 người trở lên phải nuôi nấng. Nay sửa lại là mỗi thân nhân được trợ cấp hàng tháng 9đ và không hạn chế số người được hưởng, nhưng tổng số tiền tuất của gia đình không được quá tiền lương chính của công nhân, viên chức khi còn tại chức.
Đối với công nhân, viên chức đã về hưu, hoặc bị tai nạn lao động phải thôi việc rồi chết, nếu có đủ điều kiện được hưởng tiền tuất như đã nói trên thì tổng số tiền tuất không được quá tiền trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp thương tật khi còn sống.
Thí dụ: Một viên chức lương chính 45đ có trên 10 năm công tác liên tục, sau khi chết có 5 thân nhân phải nuôi nấng, tiền tuất hàng tháng được tính như sau: 9đ x 5 = 45đ00
- Vì người này lương chính trên 40đ nên gia đình còn được hưởng 5% của phần tiền lương cao hơn 40đ tức là: x (45đ – 40đ) = 0đ25
- Vì người này đã có trên 10 năm công tác liên tục nên gia đình còn được hưởng thêm 10% của 2 khoản trên cộng lại, tức là: x (45đ + 0đ25) = 4đ525
Tổng số tiền tuất sẽ là: 49đ775
Nếu người này chết vì tai nạn lao động thì gia đình còn được thêm 10% của 3 khoản trên cộng lại, tức là: x (45đ + 0đ25 + 4đ525) = 4đ98
Như vậy tổng số tiền tuất hàng tháng sẽ là: 54đ755
Nhưng vì lương chính của người đó có 45đ nên tổng số tiền tuất hàng tháng của gia đình cũng chỉ được lĩnh bằng 45đ.
Một viên chức khác đã về hưu, trợ cấp hưu trí hàng tháng là 40đ. Sau khi chết có 5 người phải nuôi nấng, tiền tuất hàng tháng sẽ là: 9đ x 5 = 45đ
- Vì mức trợ cấp hưu trí vừa đúng 40đ nên không có thêm 5% của phần tiền trợ cấp cao hơn 40đ.
- Vì người nay đã có trên 10 năm công tác liên tục nên gia đình còn được hưởng thêm 10% của số tiền nói trên, tức là: x 45đ = 4đ50
Như vậy tổng số tiền tuất của gia đình sẽ là: 49đ50.
Nhưng vì mức trợ cấp hưu trí của người đó là 40đ nên tổng số tiền tuất hàng tháng của gia đình cũng chỉ được tính bằng 40đ.
Trường hợp công nhân, viên chức Nhà nước bị tai nạn lao động phải thôi việc và được hưởng trợ cấp thương tật sau khi chết thì tiền tuất cũng tính như trên.
c) Thân nhân được hưởng tiền tuất:
Theo điều 59 của điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội thì "thân nhân của công nhân, viên chức Nhà nước chết được hưởng tiền tuất phải là những người không có sức lao động bao gồm cả những người dưới 16 tuổi (nếu còn đang đi học thì đến hết 18 tuổi) mà trước khi chết người công nhân, viên chức phải nuôi nấng.
Những người nói trên đây được hưởng tiền tuất cho tới khi có đủ khả năng tự giải quyết được đời sống hay có người đảm nhận nuôi nấng hoặc tới khi chết".
Nhưng trong khi tiến hành, nhiều nơi đã áp dụng không đúng điều quy định trên nên đã mở rộng diện trợ cấp.
Nay giải thích thêm như sau:
Những thân nhân thuộc diện được hưởng tiền tuất hàng tháng là: vợ, con (kể cả con mà khi công nhân, viên chức chết vợ đang có thai chưa đẻ), cha mẹ đẻ không có sức lao động mà công nhân, viên chức khi còn sống phải nuôi nấng nay không có nơi nương tựa.
Đối với những thân nhân khác như ông bà, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, em ruột… thì cần xét kỹ từng trường hợp cụ thể, chỉ những người trước đây đã được công nhân, viên chức khi còn sống thực sự nuôi nấng và nay không còn nơi nương tựa nào khác thì mới được trợ cấp tiền tuất.
Những thân nhân nói trên phải là những người không có sức lao động, cụ thể là:
- Những người đã quá tuổi lao động (nam từ 60 tuổi trở lên, nừ từ 55 tuổi trở lên);
- Những người ốm đau tàng tật không còn khả năng lao động (bị bệnh liệt, hỏng cả 2 mắt, v.v.);
- Trẻ em chưa đến tuổi lao động (từ 16 tuổi trở xuống, nếu còn đi học thì đến hết 18 tuổi).
Những thân nhân đã được hưởng một khoản trợ cấp của Nhà nước cao hơn tiền tuất (trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thương tật, học bổng…) thì không được hưởng tiền tuất nữa.
Cần hết sức tránh việc xét cấp tiền tuất tràn lan không đúng chính sách như trợ cấp cho những thân nhân mà khi còn sống người công nhân, viên chức không thực sự phải nuôi nấng, hoặc đã có nơi nương tựa khi người công nhân, viên chức chết.
2. Công nhân, viên chức chết được xác nhận là liệt sĩ
Nghị định số 163-CP của Hội đồng Chính phủ bổ sung điều 58 của điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức đã quy định: Công nhân, viên chức chết được xác nhận là liệt sĩ, mỗi thân nhân được trợ cấp tiền tuất hàng tháng 10 đồng mà không hạn chế tổng số tiền tuất như trường hợp công nhân, viên chức chết không phải là liệt sĩ.
Thí dụ: Một viên chức chết được xác nhận là liệt sĩ lương chính 56đ có trên 10 năm công tác liên tục. Sau khi chết có 1 mẹ già và 5 con nhỏ phải nuôi nấng thì tiền tuất hàng tháng tính như sau: 10đ x 6 = 60đ.
- Vì lương chính của liệt sĩ cao hơn 40đ nên gia đình còn được hưởng thêm 5% của phần tiền lương cao hơn 40đ, tức là: x (56đ – 40đ) = 0đ80
- Vì liệt sĩ đã có trên 10 năm công tác liên tục nên gia đình được hưởng thêm 10% của 2 khoản trên cộng lại, tức là: x (60đ + 0đ80) = 6đ08
Ngoài ra gia đình còn được hưởng khoản trợ cấp ưu đãi đối với liệt sĩ bằng 10% của 3 khoản trên cộng lại, tức là: x (60đ + 0đ80 + 6đ08) = 6đ68.
Tổng số tiền tuất của gia đình sẽ là… 73đ56
Hàng tháng gia đình vẫn được lĩnh đủ 73đ56 (không phải rút xuống bằng tiền lương chính 56đ).
Về điều kiện được hưởng tiền tuất của công nhân, viên chức chết được xác nhận là liệt sĩ, Thông tư liên Bộ Nội vụ - Tổng công đoàn Việt Nam số 02-TT/LB ngày 12/01/1966 đã hướng dẫn và giải thích tại điểm C, nay vẫn giữ nguyên như cũ.
B. Tiền tuất đối với quân nhân.
Theo quy định của điều 45 (khoản 1) của điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân thì những quân nhân chết vì ốm đau, vì tai nạn trong tập luyện, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất, nếu có đủ điều kiện được hưởng tiền tuất thì gia đình có 1 người phải nuôi nấng được trợ cấp hàng tháng 9đ; 2 người 16đ; 3 người 21đ; 4 người trở lên 24đ.
Nay Nghị định số 163-CP của Hội đồng Chính phủ đã sửa điều 45 (khoản 1) nói trên như sau:
Mỗi thân nhân được trợ cấp hàng tháng 9đ, không hạn chế số người. Nhưng nếu gia đình có nhiều người được trợ cấp thì tổng số tiền tuất của gia đình không được quá tiền lương chính của quân nhân khi còn tại ngũ.
Đối với quân nhân đã về hưu, thương binh đã về gia đình hoặc vào nhà an dưỡng, vào trại thương binh mà chết, nếu có đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng thì tổng số tiền tuất không được quá tiền trợ cấp hưu trí hay trợ cấp thương tật của quân nhân đó khi còn sống.
Cách tính trợ cấp tiền tuất đối với quân nhân chết cũng giống như cách tính trợ cấp tiền tuất đối với công nhân, viên chức chết đã hướng dẫn ở phần trên.
2. Quân nhân chết được xác nhận là liệt sĩ
Về chế độ tiền tuất đối với quân nhân chết được xác nhận là liệt sĩ, điều 45 (khoản 1) của điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân đã được Nghị định số 163-CP của Hội đồng Chính phủ sửa lại là:
Mỗi thân nhân được trợ cấp hàng tháng 10 đồng, không hạn chế tổng số tiền trợ cấp tuất.
Cách tính tiền tuất đối với quân nhân chết được xác nhận là liệt sĩ cũng giống như cách tiền tuất đối với công nhân, viên chức chết đã được xác nhận là liệt sĩ như đã hướng dẫn ở phần trên.
Những công nhân, viên chức chết vì tai nạn lao động dù chưa có đủ 5 năm công tác liên tục, nếu để lại con mồ côi cha lẫn mẹ thì các cháu đó cũng được hưởng tiền tuất hàng tháng theo quy định này.
Quy định này cũng áp dụng cho cả con mồ côi cả cha lẫn mẹ của quân nhân dự bị, dân quân tự vệ (không phải là công nhân, viên chức), cán bộ xã, dân công phục vụ các chiến trường quan trọng và thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước hy sinh trong chiến đấu mà được xác nhận là liệt sĩ như đã nói ở phần trên.
Những con mồ côi của nam công nhân, viên chức hoặc quân nhân chết đã được hưởng tiền tuất hàng tháng, sau một thời gian người mẹ lại chết nốt thì kể từ ngày người mẹ chết, các cháu cũng được trợ cấp hàng tháng mỗi cháu 12đ nếu ở nông thôn, hoặc 15đ nếu ở nội thành Hà Nội hay Hải Phòng; trường hợp người mẹ đi lấy chồng khác, để con lại cho thân nhân của chồng cũ nuôi thì cũng giải quyết như vậy.
Tiền tuất trên đây sẽ do người đảm nhận nuôi nấng các cháu đứng tên lĩnh.
Chế độ tiền tuất mới được sửa đổi thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với gia đình liệt sĩ, quân nhân và công nhân, viên chức chết. Việc thi hành các chế độ tiền tuất mới không những có tác dụng làm giảm bớt khó khăn trong đời sống của gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân và công nhân, viên chức đã chết mà còn làm cho những quân nhân tại ngũ, những công nhân, viên chức tại chức yên tâm, phấn khởi công tác, sản xuất và chiến đấu.
Vì vậy, mỗi khi có quân nhân hoặc công nhân, viên chức chết, các Bộ, các ngành ở trung ương và các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh, cần quan tâm giải quyết chế độ tiền tuất cho nhanh chóng, kịp thời bảo đảm quyền lợi cho gia đình người chết.
Từ nay, sau khi một quân nhân hoặc công nhân, viên chức chết, đơn vị quân đội hoặc cơ quan, xí nghiệp có người chết cần lập ngay hồ sơ cần thiết theo quy định hiện hành và gửi cho Bộ Nội vụ (nếu người chết công tác ở các đơn vị quân đội, hoặc các Bộ, các ngành ở trung ương) hoặc Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh (nếu người chết công tác ở các đơn vị quân đội, các cơ quan, xí nghiệp của địa phương). Sau khi đã nhận được hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất trong vòng một tháng, ngoài khoản trợ cấp chôn cất (đối với công nhân, viên chức Nhà nước), Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh cần giải quyết cho gia đình người chết được lĩnh khoản trợ cấp lần đầu (nếu xét người chết không đủ điều kiện được hưởng tiền tuất hàng tháng thì trợ cấp một lần); và trong vòng hai tháng Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần ra quyết định cho gia đình được hưởng tiền tuất hàng tháng.
Nếu người chết công tác ở các Bộ, các ngành ở trung ương hoặc các đơn vị quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng thì Bộ Nội vụ sẽ cấp phát khoản trợ cấp lần đầu rồi chuyển hồ sơ về Ủy ban hành chính tỉnh, thành nơi thân nhân người chết cư trú để xét cho hưởng tiền tuất hàng tháng. Nếu người chết không đủ điều kiện được hưởng tiền tuất hàng tháng, thì Bộ Nội vụ cấp phát khoản trợ cấp một lần.
Trường hợp thân nhân người chết cư trú ở tỉnh, thành khác thì Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh, hoặc cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội có người chết cần chuyển gấp hồ sơ về địa phương đó để chậm nhất trong vòng một tháng (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ), Ủy ban hành chính tỉnh, thành (nơi thân nhân người chết cư trú) xét và ra quyết định cho được hưởng tiền tuất hàng tháng. Sau khi đã ký quyết định, Ủy ban cần phát ngay trợ cấp và gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ để Bộ cấp sổ tuất.
Trong khi chờ đợi sổ chính thức của Bộ thì Ủy ban cần cấp ngay "phiếu lĩnh trợ cấp tạm thời", cho gia đình đương sự đi lĩnh trợ cấp như đã hướng dẫn tại Thông tư số 254-TT/LB ngày 10/11/1967 của Liên Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Công an. Riêng việc trả tiền truy lĩnh thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần lập dự trù báo cáo về Bộ để Bộ cấp phát.
Để tiến hành việc này cho tốt các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh cần triệu tập một cuộc họp gồm các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, Ủy ban hành chính huyện, khu phố, thị xã thuộc địa phương để phổ biến chính sách tiền tuất mới được sửa đổi và hướng dẫn thủ tục tiến hành, cách thức lập hồ sơ cần thiết để các cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị nói trên về làm cho đúng và nhanh gọn.
Đối với những gia đình công nhân, viên chức và quân nhân chết đã được hưởng tiền tuất từ ngày 31/12/1967 trở về trước và đã được Bộ cấp sổ trợ cấp hàng tháng thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần kiểm tra lại để ra quyết định cho những gia đình đó được hưởng tiền tuất theo quy định mới kể từ ngày 01/01/1968.
Cụ thể là:
1. Những gia đình đã được Bộ cấp sổ tuất và đã hưởng tiền tuất (kể cả tuất liệt sĩ) nay cần phải khai lại danh sách thân nhân phải nuôi nấng (theo mẫu đính kèm)[1], có Ủy ban hành chính xã, khu phố chứng nhận để Ủy ban hành chính tỉnh, thành đối chiếu với hồ sơ cũ, xét kỹ lại xem những thân nhân đó có thuộc diện được trợ cấp không và ra quyết định điều chỉnh tiền tuất hàng tháng; đồng thời Ủy ban cần chữa lại số tiền tuất ghi trong sổ trợ cấp và cấp phát ngay tiền tuất theo quy định mới kể từ quý I năm 1968 rồi gửi các bản sao quyết định điều chỉnh tiền tuất kèm theo bản khai danh sách thân nhân phải nuôi nấng của từng hồ sơ trợ cấp tuất về Bộ để theo dõi và lưu hồ sơ của Bộ.
Riêng đối với những sổ trợ cấp tuất có từ 4 người trở xuống được hưởng tiền tuất, mà hồ sơ mới lập trong năm 1967 thì nay không cần phải khai lại danh sách thân nhân nữa.
2. Những gia đình công nhân, viên chức chết từ trước ngày 31/12/1967 không được trợ cấp tiền tuất hàng tháng, vì tổng số thu nhập của gia đình không sụt tới 60%, nhưng hiện nay đời sống thực sự vẫn còn khó khăn, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần báo cáo từng trường hợp cụ thể, kèm theo hồ sơ cũ và giấy chứng nhận tình trạng gia đình hiện nay của Ủy ban hành chính xã hoặc khu phố để Bộ xét. Nếu được Bộ thỏa thuận thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành sẽ ra quyết định cho những gia đình đó được hưởng tiền tuất theo quy định mới kể từ ngày 01/01/1968.
3. Những công nhân, viên chức và quân nhân chết từ ngày 31/12/1967 trở về trước nhưng cơ quan, xí nghiệp, đơn vị chưa lập xong hồ sơ cần thiết thì nay cần tiến hành khẩn trương việc lập hồ sơ như thể thức hiện hành để Ủy ban hành chính tỉnh, thành kịp thời giải quyết cho gia đình được hưởng tiền tuất theo quy định cũ từ ngày đương sự chết (kể cả tuất liệt sĩ) cho đến ngày 31/12/1967 còn từ ngày 01/01/1968 trở đi sẽ được chuyển sang hưởng tiền tuất theo quy định mới.
Đối với những quân nhân (kể cả những quân nhân là liệt sĩ) chết trong khoảng từ ngày 01/01/1962 đến ngày thi hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân (03/10/1964), theo điều 51 của điều lệ, nếu đủ điều kiện được hưởng tiền tuất hàng tháng mà đến nay Ủy ban hành chính tỉnh, thành vẫn chưa giải quyết cho hưởng tiền tuất theo quy định cũ thì nay cần tập trung giải quyết nhanh, gọn; việc truy lĩnh cho các gia đình này cần chú ý là chỉ tính từ ngày 01/10/1964 (hoặc từ ngày đương sự chết, nếu chết sau ngày 01/10/1964) đến ngày 31/12/1967 theo quy định cũ và từ ngày 01/01/1968 trở đi sẽ được hưởng tiền tuất theo quy định mới.
Trong khi chờ đợi Bộ cấp phát sổ trợ cấp và tiền truy lĩnh thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần cấp phát ngay tiền tuất hàng quý cho gia đình kể từ ngày Ủy ban ra quyết định, đồng thời cấp ngay "phiếu lĩnh trợ cấp tạm thời".
4. Đối với những công nhân, viên chức, và quân nhân về hưu hoặc hưởng trợ cấp thương tật rồi chết, gia đình đã được hưởng tiền tuất từ trước ngày 31/12/1967, nếu tiền tuất cao hơn tiền trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp thương tật khi đương sự còn sống thì nay vẫn được bảo lưu, không tính toán lại nữa.
Thí dụ: Một công nhân về hưu, hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng 22đ sau khi chết gia đình đã được hưởng tiền tuất hàng tháng 25đ thì nay vẫn giữ nguyên tiền tuất cũ (25đ).
5. Về cách tính thu nhập của gia đình để hưởng tiền tuất thì vẫn áp dụng như đã hướng dẫn tại thông tư số 10-NV ngày 03/6/1967 của Bộ Nội vụ.
Trong dịp này Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần soát lại toàn bộ hồ sơ tiền tuất trước đây để kiểm tra lại xem nếu có những thân nhân không thuộc diện được hưởng tiền tuất như con đã quá tuổi hoặc chưa quá tuổi nhưng đã đi làm có lương, đi học có học bổng, cha mẹ già đã chết hoặc đã có người khác đảm nhận nuôi nấng, và những người không đủ điều kiện được hưởng tiền tuất nhưng bấy lâu nay đã giải quyết không đúng như: em, cháu, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, ông, bà, chú, bác v.v… thì nay cần điều chỉnh lại cho đúng chính sách.
Ngược lại nếu có những người đủ điều kiện hưởng tiền tuất nhưng trước đây chưa cho hưởng thì nay cũng cần báo cáo để Bộ xét và có ý kiến cho giải quyết lại.
Đến ngày 30/6/1968 Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần giải quyết cho xong những việc sau đây:
1. Điều chỉnh xong những hồ sơ và sổ trợ cấp tuất đã cấp trước ngày 31/12/1967 cho chuyển sang hưởng lương trợ cấp theo quy định mới (kể cả tuất liệt sĩ) đồng thời gửi về Bộ những bản sao quyết định điều chỉnh tiền tuất và danh sách thân nhân được hưởng tiền tuất có chứng nhận của Ủy ban hành chính xã, thị trấn, thị xã, khu phố.
2. Giải quyết cho xong những trường hợp công nhân, viên chức chết từ ngày 31/12/1967 trở về trước mà tới nay gia đình vẫn chức được hưởng tiền tuất theo quy định cũ để kịp chuyển sang chế độ tuất mới từ ngày 01/01/1968.
3. Riêng đối với quân nhân chết trong khoảng từ ngày 01/01/1962 đến ngày 03/10/1964 có đủ điều kiện được hưởng tiền tuất như đã quy định ở điều 51 của điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân nhưng chưa được hưởng tiền tuất theo quy định cũ thì đến ngày 30/9/1968 Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần giải quyết cho xong.
Trong khi thi hành, nếu gặp khó khăn trở ngại gì, đề nghị các Bộ, các cơ quan, đoàn thể trung ương và các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh phản ánh kịp thời cho Bộ Nội vụ biết để góp ý kiến giải quyết.
Những quy định trước đây trái với Nghị định số 163-CP và thông tư này đều bãi bỏ.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1Chỉ thị 85-TB/TS4 năm 1958 về việc trợ cấp tiền tuất cho gia đình các liệt sĩ là cán bộ Dân, Chính, Đảng thoát ly do Bộ Thương Binh ban hành
- 2Thông tư 90-TB/LS4 năm 1959 về việc trợ cấp tiền tuất cho gia đình liệt sĩ và quân nhân từ trần, mất từ nay về sau do Bộ Thương binh ban hành
- 3Thông tư 9-NV-1973 hướng dẫn việc tính trả khoản bảo lưu một năm trợ cấp đối với gia đình liệt sĩ dân chính hy sinh ở A do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Thông Tư 16-TBXH-1976 Hướng dẫn giải quyết chế độ tiền tuất đối với công nhân, viên chức và quân nhân là người miền Nam tập kết chết ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ do Bộ Thương Binh và Xã Hội ban hành
- 5Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Chỉ thị 85-TB/TS4 năm 1958 về việc trợ cấp tiền tuất cho gia đình các liệt sĩ là cán bộ Dân, Chính, Đảng thoát ly do Bộ Thương Binh ban hành
- 2Thông tư 90-TB/LS4 năm 1959 về việc trợ cấp tiền tuất cho gia đình liệt sĩ và quân nhân từ trần, mất từ nay về sau do Bộ Thương binh ban hành
- 3Thông tư 9-NV-1973 hướng dẫn việc tính trả khoản bảo lưu một năm trợ cấp đối với gia đình liệt sĩ dân chính hy sinh ở A do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Thông Tư 16-TBXH-1976 Hướng dẫn giải quyết chế độ tiền tuất đối với công nhân, viên chức và quân nhân là người miền Nam tập kết chết ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ do Bộ Thương Binh và Xã Hội ban hành
Thông tư 03-NV-1968 giải thích và hướng dẫn Nghị định 163-CP-1967 sửa đổi chế độ tiền tuất đối với gia đình công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân chết do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 03-NV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/02/1968
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Lê Tất Đắc
- Ngày công báo: 31/03/1968
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 13/03/1968
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/1995
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực