Chương 3 Thông tư 03/2011/TT-BTNMT quy định nội dung lập bản đồ địa chất khoáng sản chi tiết và thiết kế, bố trí dạng công việc đánh giá khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
THIẾT KẾ, BỐ TRÍ CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ KHOÁNG SẢN
Điều 15. Nhiệm vụ thiết kế, bố trí công việc đánh giá khoáng sản
Nhiệm vụ thiết kế, bố trí công việc đánh giá khoáng sản gồm:
1. Thiết kế, hiệu chỉnh thiết kế công việc kỹ thuật đánh giá khoáng sản;
2. Bố trí các dạng công việc phát hiện, đánh giá khoáng sản;
3. Liên kết, xử lý, cập nhật bổ sung nội dung các dạng tài liệu phục vụ cho thiết kế, hiệu chỉnh thiết kế các dạng công việc đánh giá khoáng sản.
Điều 16. Nội dung thiết kế, hiệu chỉnh thiết kế công việc kỹ thuật đánh giá khoáng sản
Nội dung thiết kế, hiệu chỉnh thiết kế các công việc đánh giá khoáng sản gồm:
1. Liên kết, xử lý tài liệu các dạng công việc lập bản đồ địa chất khoáng sản, địa vật lý, địa hóa, trọng sa, phân tích mẫu, viễn thám, tài liệu của giai đoạn trước;
2. Thành lập các bản đồ thân khoáng, bình đồ lấy mẫu, mặt cắt nhằm xác định, chẩn đoán sự phát triển đới khoáng sản, thân khoáng sản trên mặt và dưới sâu. Tỷ lệ các bản vẽ chi tiết phục vụ chẩn đoán khoáng sản phải thể hiện được đầy đủ cấu trúc thân khoáng, vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu;
3. Thiết kế tại thực địa các tuyến lấy mẫu địa hóa, trọng sa, đo địa vật lý chi tiết, công trình khoan, công trình khai đào phù hợp với thực tế địa hình, địa mạo và thông tin mới về địa chất, khoáng sản nhằm tăng hiệu quả phát hiện, đánh giá quy mô, chất lượng các thân khoáng;
4. Cập nhật tài liệu, chỉnh lý các bản đồ, bình đồ, mặt cắt chi tiết; hiệu chỉnh thiết kế công việc phù hợp thông tin mới.
Điều 17. Bố trí các dạng công việc phát hiện, đánh giá khoáng sản
1. Lộ trình kiểm tra thực địa để bố trí hợp lý tuyến lấy mẫu địa hóa, trọng sa, đo địa vật lý chi tiết. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Phát hiện, xác định vị trí, phương phát triển, chiều rộng, chiều dài đới quặng hóa dự đoán. Tối thiểu mỗi khu lấy mẫu địa hóa, trọng sa, đo địa vật lý chi tiết phải có 2 tuyến lộ trình kiểm tra cắt qua hết chiều rộng đới quặng hóa;
b) Xác định vị trí địa hình phù hợp yêu cầu lấy mẫu địa hóa, đo địa vật lý; hiệu chỉnh thiết kế tuyến lấy mẫu địa hóa, trọng sa, đo địa vật lý phù hợp thực tế địa hình, địa mạo và địa chất khoáng sản;
c) Bố trí tuyến lấy mẫu địa hóa, trọng sa, đo địa vật lý.
2. Nội dung kiểm tra thực địa, bố trí công trình khoan, khai đào đánh giá khoáng sản:
a) Nghiên cứu vị trí dự kiến bố trí công trình; xác định cấu trúc địa chất đới quặng hóa tại vị trí lộ (hoặc có khả năng lộ) thân khoáng sản hoặc đối tượng chứa khoáng sản trên tuyến dự kiến bố trí công trình. Trong trường hợp tại tuyến bố trí công trình không phát hiện được dấu hiệu chứa khoáng sản phải lộ trình về 2 phía tuyến với khoảng cách tối thiểu bằng một nửa mạng lưới đánh giá khoáng sản;
b) Xác định cấu trúc, thế nằm thân khoáng và đá vây quanh;
c) Tìm hiểu các cấu trúc nếp uốn, phá hủy có thể làm dịch chuyển thân khoáng, xác định (dự đoán) khoảng cách dịch chuyển;
d) Xác định vị trí địa hình phù hợp cho thi công công trình; hiệu chỉnh vị trí, thiết kế công trình phù hợp thực tế;
đ) Bố trí công trình: xác định vị trí công trình, cắm mốc công trình.
Công tác văn phòng có nhiệm vụ hoàn thiện các loại tài liệu kỹ thuật, lập báo cáo năm/bước địa chất phục vụ kiểm tra, nghiệm thu. Nội dung công tác văn phòng gồm:
1. Bổ sung, cập nhật kết quả phân tích các loại mẫu vào nhật lý địa chất, bản vẽ công trình;
2. Hiệu chỉnh tên gọi đất đá, quặng phù hợp với kết quả phân tích mẫu;
3. Rà soát kết quả phân tích các loại mẫu, phát hiện các mẫu không phù hợp với đối tượng địa chất, lựa chọn mẫu phân tích kiểm tra; đánh giá chất lượng phân tích mẫu; xử lý các lô mẫu có kết quả phân tích vượt hạn sai số cho phép;
4. Bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu bản đồ, mặt cắt, bình đồ chi tiết, bản đồ địa chất khoáng sản và các loại tài liệu kỹ thuật khác phù hợp với thông tin hiện có;
5. Lập báo cáo kết quả thực hiện theo năm kế hoạch;
6. Phục vụ kiểm tra, nghiệm thu.
Thông tư 03/2011/TT-BTNMT quy định nội dung lập bản đồ địa chất khoáng sản chi tiết và thiết kế, bố trí dạng công việc đánh giá khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 03/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm của công tác đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1:10.000, 1:5.000 và 1:2.000
- Điều 4. Phân loại diện tích đánh giá khoáng sản theo mức độ phức tạp
- Điều 5. Tỷ lệ lập bản đồ địa chất khoáng sản trong đánh giá khoáng sản
- Điều 6. Kiểm tra, nghiệm thu
- Điều 7. Nhiệm vụ lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 8. Mật độ khảo sát trong lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 9. Nội dung đo vẽ các thành tạo trầm tích trong lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 10. Nội dung đo vẽ các thành tạo đá núi lửa trong lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 11. Nội dung đo vẽ các thành tạo xâm nhập trong lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 12. Nội dung đo vẽ các đá biến chất trong lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 13. Nội dung đo vẽ cấu tạo uốn nếp, đứt gãy trong lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 14. Nội dung đo vẽ các đối tượng chứa quặng và thân khoáng trong lập bản đồ địa chất khoáng sản
- Điều 15. Nhiệm vụ thiết kế, bố trí công việc đánh giá khoáng sản
- Điều 16. Nội dung thiết kế, hiệu chỉnh thiết kế công việc kỹ thuật đánh giá khoáng sản
- Điều 17. Bố trí các dạng công việc phát hiện, đánh giá khoáng sản
- Điều 18. Công tác văn phòng
- Điều 19. Nhiệm vụ lập báo cáo tổng kết
- Điều 20. Nội dung công tác lập báo cáo tổng kết
- Điều 21. Lấy mẫu nộp Bảo tàng Địa chất