BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 02-BYT-TT | Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 1957 |
Theo nghị định số 333-BYT-NĐ ngày 12/4/1956 Bộ đã thành lập Phòng nghiên cứu Đông y trong Vụ chữa bệnh, nay Bộ ra thông tư này để quy định thêm các chi tiết và nội dung công tác:
Là nền y học dân tộc có từ lâu, Đông y đã có nhiều thành tích trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, như non một thế kỷ nay, đã bị ảnh hưởng Tây y lấn át, cho nên việc nghiên cứu Đông y đặt ra không những là làm cho Đông y phục hồi mà còn làm cho nó tiến lên trình độ khoa học để phối hợp với Tây y mà phục vụ nhân dân.
Tuy nó đang trong hoàn cảnh lu mờ, nhưng nó vẫn tiềm tàng khắp nơi và vẫn được nhân dân tin dùng, nhất là ở nông thôn, nhưng vì thiếu sự nghiên cứu hướng dẫn nên có tình trạng đồng bào đổ xô đến các tỉnh lỵ tìm thầy thuốc. Việc nghiên cứu này sẽ giúp giải quyết một số khó khăn cho nhân dân và các cơ quan điều trị.
Vốn kinh nghiệm cổ truyền còn lại và những sản phẩm sẵn có trên đất nước ta là một đảm bảo cho việc nghiên cứu thành công. Việc nghiên cứu Đông y của Trung Quốc đang tiến hành rộng rãi và đã thu được những kết qủa tốt càng làm cho ta thêm phấn khởi và tin tưởng.
Gọi là Đông y, cụ thể là Trung y và Nam y kết hợp. Nội dung nghiên cứu có các mặt:
1. Phương pháp và kinh nghiệm định bệnh.
2. Phương pháp và kinh nghiệm chữa bệnh.
3. Dược tính (nội dung dược tính bảo tồn sự khảo cứu dược liệu).
4. Khoa châm cứu, xông, hơ, dán, thoa, nắn, sửa chữa sai gẫy xương.
5. Vấn đề phòng bệnh và bồi dưỡng sức lao động theo phương pháp Đông y (chú ý hướng dẫn cách dùng thực phẩm sẵn có, có lợi cho cơ thể để đủ sức chế ngự việc nhiễm bệnh).
Quá trình nghiên cứu sản xuất dựa vào tập thể, dùng thực tiễn đối chiếu với Tây y, trên cơ sở xác nhận cái cũ mà phát triển thành cái mới. Vận dụng thí điểm trước để rút kinh nghiệm.
Hướng nghiên cứu sẽ đi vào từng khoa nội thương hay ngoại thương và đi vào từng loại với sự tập trung lực lượng để đạt kết qủa từng bước, có trọng tâm.
(Tập trung lực lượng có ý nghĩa là vận dụng các cơ sở cùng nghiên cứu một vấn đề, tránh nghiên cứu nhiều vấn đề một lúc).
Riêng về vấn đề dược tính cần chú trọng đến dược liệu trong nước và các nước lân cận để tiến lên có những sản phẩm dồi dào và phù hợp với cơ thể người bản địa.
Phòng nghiên cứu Đông y bước đầu thành lập có nhiệm vụ giúp Bộ:
- Xây dựng và cử các vị lương y vào cơ sở Đông y ở các cơ quan điều trị, và hướng dẫn các cơ sở đó tiến hành công tác.
- Sưu tầm tài liệu, trích, dịch, phổ biến cho cơ sở nghiên cứu hoặc ngoài nhân dân.
- Tham gia hướng dẫn ở các lớp đào tạo cán bộ chuyên môn khi có ý kiến của Bộ.
- Nghiên cứu các đơn thuốc các nơi gửi đến để rút kinh nghiệm hoặc bổ cứu kinh nghiệm đồng thời hướng dẫn cách dùng các đơn thuốc.
- Liên lạc mật thiết với các tổ chức nghiên cứu Đông y của nhân dân.
- Giúp đỡ chẩn trị một số bệnh cho cán bộ hoặc nhân dân.
- Nghiên cứu việc khuyến khích những thầy thuộc Bắc, thuốc Nam, thầy giác… có kinh nghiệm tốt hoặc có những môn gia truyền hiệu nghiệm để phát huy và lãnh đạo họ vào con đường phục vụ nhân dân đúng đắn.
- Nghiên cứu và góp ý kiến vào việc cho thành lập các hội Đông y.
- Nghiên cứu cách gây giống thuốc, cách khuyến khích những người lâu nay thường chú ý đến việc giống các cây thuốc.
- Nghiên cứu và theo dõi và lãnh đạo các nhà bào chế cao, đơn, hoàn, tán và các nhà bán thuốc.
- Nghiên cứu cách thành lập các đơn vị nghiên cứu Đông y ở các tỉnh.
Sự tiến hành sẽ tùy tình hình tổ chức và khả năng hiện tại để đặt chương trình cho sát. Chương trình sẽ do Vụ chữa bệnh thông qua và trình Bộ duyệt.
Tại Bộ:
Phòng nghiên cứu Đông y là một bộ phận của Vụ chữa bệnh do một trưởng và một phó phòng phụ trách gồm có:
1. Tiểu ban sưu tầm nghiên cứu, chẩn trị, theo dõi thực nghiệm về y bệnh lý.
2. Tiểu ban sưu tầm nghiên cứu dược liệu.
3. Tổ văn thư phụ trách kế toán, giấy tờ, đánh máy, tiếp khách, lưu trữ hồ sơ, quản lý tủ sách và tài liệu, liên lạc công văn.
Trưởng phó phòng sẽ phân công nhau phụ trách các tiểu ban.
Tại các cơ quan điều trị:
Phòng Đông y là một bộ phận trực thuộc Ban Giám đốc Bệnh viên, do một trưởng phòng phụ trách, gồm có lương y, một hoặc hai y, dược tá, và nếu cần có y công giúp việc. (Việc bố trí phòng Đông y ở các cơ quan điều trị sẽ tùy theo sự cần thiết sau khi đã có ý kiến của Bộ và cơ quan sở quan).
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1Chỉ thị 21-CP năm 1967 về tăng cường công tác nghiên cứu đông y và kết hợp đông y và tây y do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 30-BYT/TT năm 1959 về việc thành lập Hội đồng Đông y lâm thời xét công thức bào chế thuốc ở các địa phương do Bộ Y Tế ban hành
- 3Thông tư 22-BYT-TT năm 1957 về việc thành lập Vụ Đông y và Viện nghiên cứu Đông y do Bộ Y Tế ban hành
- 1Chỉ thị 21-CP năm 1967 về tăng cường công tác nghiên cứu đông y và kết hợp đông y và tây y do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 30-BYT/TT năm 1959 về việc thành lập Hội đồng Đông y lâm thời xét công thức bào chế thuốc ở các địa phương do Bộ Y Tế ban hành
- 3Thông tư 22-BYT-TT năm 1957 về việc thành lập Vụ Đông y và Viện nghiên cứu Đông y do Bộ Y Tế ban hành
Thông tư 02-BYT-TT năm 1957 về việc nghiên cứu Đông y do Bộ Y Tế ban hành.
- Số hiệu: 02-BYT-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/01/1957
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Hoàng Tích Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/02/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định