BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2011/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2011 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan về việc công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Cộng hòa Ca-dắc-xtan và công dân Ca-dắc-xtan làm việc có thời hạn tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ký tại Astana ngày 15 tháng 9 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 09 tháng 12 năm 2010.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Ca-dắc-xtan, sau đây gọi là "các Bên",
nhận thức rằng hoạt động lao động có thời hạn của công dân nước này ở nước kia như một lĩnh vực có triển vọng của sự hợp tác Việt Nam - Ca-dắc-xtan,
với nỗ lực đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác của hai Bên trong việc điều chỉnh quá trình di cư lao động và bảo trợ người lao động di cư, xuất phát từ mối quan tâm chung điều chỉnh quá trình tiếp nhận và sử dụng lao động có tính đến tình hình thị trường lao động của các Bên,
Đã thoả thuận những điều sau đây:
Những định nghĩa và thuật ngữ chính được sử dụng trong Hiệp định này:
Bên xuất cảnh - quốc gia mà người lao động di cư thường trú và từ đó đi đến Bên tiếp nhận để thực hiện hoạt động lao động có thời hạn được trả công;
Bên tiếp nhận - quốc gia mà người lao động di cư đến từ Bên xuất cảnh để thực hiện hoạt động lao động có thời hạn được trả công theo điều kiện của hợp đồng lao động;
Những cơ quan có thẩm quyền - những cơ quan của các Bên được giao nhiệm vụ thực hiện Hiệp định này;
người sử dụng lao động - pháp nhân hoặc thể nhân cung cấp việc làm theo điều kiện của hợp đồng lao động tại lãnh thổ của Bên tiếp nhận,
hợp đồng lao động - thoả thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động, theo đó người lao động có trách nhiệm trực tiếp thực hiện một công việc nhất định (nhiệm vụ lao động), chấp hành quy trình lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp việc làm có nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo điều kiện lao động theo quy định của pháp luật của Bên tiếp nhận, theo thoả ước lao động tập thể và các văn bản quy định của người sử dụng lao động; và có trách nhiệm trả lương cho người lao động đầy đủ và đúng kỳ hạn;
người lao động di cư - thể nhân thường trú trên lãnh thổ của Bên xuất cảnh mà thực hiện hoạt động lao động hợp pháp có thời hạn được trả lương trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận;
giấy phép tiếp nhận lao động di cư - văn bản theo mẫu do Bên tiếp nhận quy định khẳng định quyền của người lao động di cư thực hiện hoạt động lao động có thời hạn trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận,
điều kiện lao động - điều kiện trả lương, định mức lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, quy chế bố trí nghề (định biên), mở rộng khu vực phục vụ, thực hiện nhiệm vụ của người vắng mặt tạm thời, an toàn và bảo hộ lao động, điều kiện kỹ thuật, sản xuất - sinh hoạt, cũng như những điều kiện lao động khác phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận.
Hiệp định này áp dụng đối với người lao động di cư.
2. Các Cơ quan được uỷ quyền của hai Bên sẽ kịp thời thông báo cho nhau những thay đổi về luật pháp của nước mình trong lĩnh vực tiếp nhận và sử dụng lao động di cư.
3. Các Bên có thể yêu cầu người lao động di cư về nước trước thời hạn trong trường hợp họ vi phạm luật pháp của Bên tiếp nhận
Các cơ quan có thẩm quyền của các Bên về việc thực thi Hiệp định này:
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Ca-dắc-xtan là Bộ Lao động và Bảo trợ xã hội Cộng hoà Ca-dắc-xtan;
Trong trường hợp có sự thay đổi về tên gọi hoặc chức năng của các Cơ quan có thẩm quyền, hai Bên sẽ kịp thời thông báo cho nhau qua đường ngoại giao.
2. Các Bên thông báo cho nhau về các loại hình lao động nước ngoài mà mỗi Bên đang và sẽ tiếp nhận.
3. Quan hệ lao động giữa người lao động di cư và người sử dụng lao động được thể hiện bằng hợp đồng lao động và các văn bản thỏa thuận khác phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận.
thông báo cho nhau về luật pháp trong lĩnh vực lao động di cư và nhu cầu thị trường lao động của nước mình
trao đổi danh sách những pháp nhân và thể nhân được phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài làm việc;
hỗ trợ người lao động di cư làm việc ở những vị trí yêu cầu tay nghề cao, phù hợp với luật pháp của Bên tiếp nhận.
Trong trường hợp nêu trên, người lao động di cư phải trở về lãnh thổ của Bên xuất cảnh bằng chi phí của người sử dụng lao động.
2. Người lao động di cư phải rời khỏi lãnh thổ của Bên tiếp nhận sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp những chi phí nói trên không quy định trong hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán.
2. Chi phí dịch vụ y tế (trừ trường hợp cấp cứu) do người lao động di cư chịu, người sử dụng lao động sẽ phải chịu chi phí trong trường hợp hợp đồng lao động hoặc điều ước quốc tế mà hai Bên là thành viên có quy định là chi phí dịch vụ y tế đó sẽ do người sử dụng lao động chịu.
3. Người lao động di cư có quyền tham gia tất cả những loại bảo hiểm tự nguyện bằng Chi phí của mình và/hoặc là bằng chi phí của người sử dụng lao động nếu điều này được quy định trong hợp đồng lao động.
Những khoản bồi thường liên quan được thực hiện theo quy định luật pháp của Bên tiếp nhận.
2. Trong trường hợp người lao động di cư bị chết do những nguyên nhân không liên quan đến hoạt động lao động của họ, người sử dụng lao động của Bên tiếp nhận thông báo về cái chết của người lao động di cư cho Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc cơ quan Lãnh sự của Bên xuất cảnh.
2. Thuế thu nhập của người lao động di cư được thực hiện theo thể thức và mức phù hợp với quy định luật pháp của Bên tiếp nhận.
Các Bên có thể thoả thuận ký kết các Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định này. Những Nghị định thư này là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
2. Hiệp định này được ký kết cho thời hạn không xác định và sẽ có hiệu lực cho đến hết sáu tháng kể từ ngày một trong hai Bên nhận được thông báo bằng văn bản qua đường Ngoại giao về ý định muốn chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
3. Trong trường hợp Hiệp định này chấm dứt hiệu lực, những giấy phép tiếp nhận lao động di cư được cấp trong thời gian Hiệp định còn hiệu lực sẽ vẫn còn giá trị đến khi hết thời hạn đã cho phép;
4. Trong trường hợp Hiệp dính này chấm dứt hiệu lực, các điều khoản của Hiệp định vẫn tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng lao động ký giữa người lao động di cư và người sử dụng lao động cho đến hết thời hạn đã được ký kết.
Làm tại Astana ngày 15 tháng 9 năm 2009 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ca-dắc-xtan và tiếng Nga, cả ba văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Nga sẽ được dùng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Thông báo hiệu lực của Hiệp định về công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Bê-la-rút và công dân Bê-la-rút làm việc có thời hạn tại Việt Nam
- 3Thông báo hiệu lực của Hiệp định về công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Nga và công dân Nga làm việc có thời hạn tại Việt Nam
Thông báo hiệu lực của Hiệp định về công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Ca-dắc-xtan và công dân Ca-dắc-xtan làm việc có thời hạn tại Việt Nam
- Số hiệu: 34/2011/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 15/09/2009
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà Ca-dắc-xtan
- Người ký: Nguyễn Thanh Hoà, Birzan Nurumbetov
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 377 đến số 378
- Ngày hiệu lực: 09/12/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực