Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2014/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2014 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Khoản 3, Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo;
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học, ký tại Hà Nội ngày 17 tháng 10 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM mà đại diện là Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và CHÍNH PHỦ MA-LAI- XI-A mà đại diện là Bộ Giáo dục Ma-lai-xi-a (sau đây được gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”),
MONG MUỐN thúc đẩy và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đại học;
NHẬN THỨC được sự cần thiết của quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả vì lợi ích của hai quốc gia; và
TIN TƯỞNG rằng quan hệ hợp tác này sẽ phục vụ cho lợi ích chung và góp phần thúc đẩy lĩnh vực giáo dục đại học và phát triển xã hội của hai quốc gia,
ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:
Các Bên, theo các điều khoản của Bản Ghi nhớ này và các luật, quy tắc, quy định và chính sách có hiệu lực trong từng thời kỳ tại mỗi nước, thỏa thuận tăng cường, thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học, trao đổi thông tin liên quan đến hệ thống giáo dục, công nhận tương đương chứng chỉ học tập cũng như văn bằng tốt nghiệp đại học và sau đại học giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Mỗi Bên, căn cứ vào các luật, quy tắc, quy định và chính sách quốc gia có hiệu lực vào từng thời kỳ ở mỗi nước liên quan lĩnh vực hợp tác này, cố gắng thực hiện các bước cần thiết để khuyến khích và thúc đẩy hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực sau:
(a) Trao đổi giảng viên, giáo viên, thực tập sinh, chuyên gia và sinh viên giữa các cơ sở giáo dục đại học sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Ma-lai-xi-a trên cơ sở hai Bên cùng có lợi. Những chương trình trao đổi này có thể bao gồm việc bố trí giảng dạy và/hoặc nghiên cứu dẫn đến kết quả công bố một báo cáo, một ấn phẩm hoặc các chuyến thăm học tập. Thời gian và các điều khoản liên quan đến các chương trình trao đổi tại Bộ đăng cai tổ chức sẽ do hai Bên cùng thống nhất và quyết định;
(b) Các chương trình hợp tác song phương hai Bên cùng có lợi giữa các cơ sở giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp và giáo dục đại học của hai Bên;
(c) Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên;
(d) Nghiên cứu khả năng chuyển giao tín chỉ và các chương trình tương tự giữa các cơ sở giáo dục đại học được công nhận của hai Bên và khả năng công nhận trình độ lẫn nhau trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp;
(e) Trao đổi học liệu, đồ dùng giảng dạy, tài liệu minh họa và hướng dẫn cũng như tổ chức các buổi triển lãm, hội thảo thích hợp;
(f) Hỗ trợ việc trao đổi ý kiến và kinh nghiệm trong chính sách giáo dục giữa các chuyên gia, cán bộ và các nhà hoạch định chính sách; và
(g) Các hoạt động hợp tác khác trong lĩnh vực giáo dục đại học do hai Bên cùng thỏa thuận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thay mặt cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục Ma-Iai-xi-a thay mặt cho Chính phủ Ma-lai-xi-a chịu trách nhiệm thực hiện Bản Ghi nhớ này.
1. Các Bên sẽ thiết lập một Tổ công tác chung Việt Nam - Ma-lai-xi-a (sau đây gọi tắt là "Tổ công tác chung") để theo dõi việc thực hiện Bản Ghi nhớ này giữa hai nước.
2. Tổ Công tác chung có nhiệm vụ: (i) xem xét cách thức và điều kiện để thúc đẩy các mục tiêu đề ra trong Bản ghi nhớ, (ii) thu nhận và xem xét các đề xuất nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu của Bản Ghi nhớ này, (iii) theo dõi tiến trình thực hiện tất cả các thỏa thuận hai Bên đạt được trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ này và tiến hành các bước để đảm bảo các thỏa thuận được thực thi một cách tích cực và nhanh chóng.
3. Tổ Công tác chung này sẽ do một Thứ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thay mặt cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thư ký của Bộ Giáo dục Ma-lai-xi-a thay mặt cho Chính phủ Ma-lai-xi-a đồng chủ trì với sự tham gia của các cơ quan liên quan của cả hai nước.
4. Tổ Công tác chung sẽ họp luân phiên hai (2) năm một lần theo yêu cầu của một trong hai Bên tại Việt Nam và Ma-lai-xi-a. Tổ Công tác chung cũng có thể tổ chức thêm các cuộc họp khi cần thiết.
5. Tổ Công tác chung tổ chức họp vào thời gian thuận tiện do hai Bên thỏa thuận.
6. Thành phần và cơ chế của Tổ Công tác chung sẽ do hai Bên cùng quyết định.
7. Các quyết định và kết luận của Tổ Công tác chung sẽ được ghi chép lại thành Biên bản họp Tổ Công tác chung và cả hai Bên sẽ tiến hành các bước cần thiết để thực hiện những quyết định và kết luận này.
Để thực hiện Bản Ghi nhớ này, các Bên sẽ cụ thể hóa nội dung các hoạt động được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên trách, đồng thời ghi nhận rằng việc trao đổi giáo viên, sinh viên hoặc các tài liệu sẽ không nhất thiết phải thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.
1. Tài chính dùng để chi trả cho các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Bản Ghi nhớ này sẽ được hai Bên cùng thỏa thuận cho từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào khả năng tài chính có được và phù hợp với các luật, quy tắc, quy định và chính sách quốc gia của các Bên.
2. Ngoài những điều được đề cập trong Khoản 1 Điều này, chi phí tổ chức các cuộc họp Tổ Công tác chung sẽ do Bên chủ nhà chi trả. Bên gửi đại diện tham gia các cuộc họp của Tổ Công tác chung, nếu có, sẽ tự chịu các chi phí đi lại và sinh hoạt.
Điều 7. Tham gia của bên thứ ba
Mỗi Bên đều có thể mời một bên thứ ba tham gia vào các dự án và/hoặc các chương trình chung trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ này khi được sự nhất trí của Bên kia. Khi thực hiện các dự án và/hoặc chương trình chung này, hai Bên phải đảm bảo bên thứ ba cũng phải tuân theo những điều khoản của Bản Ghi nhớ này.
Điều 8. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
1. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phải tuân thủ theo luật pháp, các quy tắc và quy định của nhà nước của các Bên và theo các điều ước quốc tế mà hai Bên là thành viên.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng tên, biểu tượng và/hoặc quốc huy của bất kỳ Bên nào trên bất kỳ ấn phẩm, tài liệu và/hoặc công trình nghiên cứu nào khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bên kia.
3. Ngoài những điều được đề cập tại Khoản 1 Điều này, quyền sở hữu trí tuệ đối với bất kỳ sự phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ nào, được thực hiện:
a) chung giữa các Bên hoặc các kết quả nghiên cứu có được qua các hoạt động chung, sẽ được đồng sở hữu phù hợp với các điều kiện do hai Bên đồng thỏa thuận, và
b) riêng và duy nhất bởi một Bên hoặc các kết quả nghiên cứu có được bằng các hoạt động riêng và duy nhất của một Bên, sẽ thuộc sở hữu riêng của Bên có liên quan.
1. Mỗi Bên cam kết sẽ bảo mật các tài liệu, thông tin và các dữ liệu nhận được hoặc do Bên kia cung cấp trong thời gian thực hiện Bản Ghi nhớ này hay bất kỳ thỏa thuận nào khác đạt được theo Bản Ghi nhớ này.
2. Hai Bên nhất trí rằng các khoản trong Điều này sẽ tiếp tục có hiệu lực ràng buộc hai Bên kể cả khi Bản Ghi nhớ này hết hiệu lực.
Vì lý do an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, trật tự xã hội hoặc tình hình xã hội của mỗi Bên, mỗi Bên bảo lưu quyền đình chỉ tạm thời, hoặc toàn bộ hoặc một phần, việc thực hiện Bản Ghi nhớ này; việc đình chỉ tạm thời đó sẽ có hiệu lực ngay lập tức sau khi thông báo bằng văn bản cho Bên kia thông qua đường ngoại giao.
1. Mỗi Bên có thể yêu cầu sửa đổi và bổ sung tất cả hoặc bất kỳ một phần của Bản Ghi nhớ này bằng văn bản. Mọi sửa đổi và bổ sung được các Bên đồng ý sẽ được lập thành văn bản và sẽ là một phần của Bản Ghi nhớ này. Hai Bên sẽ quyết định thời gian hiệu lực của những sửa đổi và bổ sung này.
2. Mọi sửa đổi và bổ sung đều không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoặc dựa trên Bản Ghi nhớ này vào trước ngày có việc sửa đổi và bổ sung đó.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ sự khác biệt hay tranh chấp nào giữa các Bên liên quan đến việc diễn giải, triển khai thực hiện và/hoặc áp dụng bất kỳ điều khoản nào trong Bản Ghi nhớ này sẽ được giải quyết hữu nghị thông qua tham vấn và/hoặc đàm phán giữa các Bên qua đường ngoại giao, mà không cần đến bất kỳ Bên thứ ba hoặc tòa quốc tế nào.
Điều 13. Ngày có hiệu lực, thời gian thực hiện và chấm dứt
1. Bản Ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời gian năm (5) năm.
2. Sau đó, nó sẽ được tự động gia hạn thêm cho một khoảng thời gian năm (5) năm tiếp theo.
3. Ngoài những khoản được đề cập trong Điều này, mỗi Bên đều có thể chấm dứt Bản Ghi nhớ này bằng việc thông báo cho bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao ít nhất là sáu (6) tháng trước thời điểm có ý định chấm dứt.
4. Việc chấm dứt Bản Ghi nhớ này sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động và/hoặc các chương trình đã được thỏa thuận trước ngày chấm dứt Bản Ghi nhớ này.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây được các Chính phủ của họ ủy quyền hợp pháp, đã ký Bản ghi nhớ này.
Làm tại Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013 thành sáu (6) bản gốc, hai (2) bản tiếng Malay, hai (2) bản tiếng Việt và hai (2) bản tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau thì bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC | THAY MẶT |
- 1Bản ghi nhớ số 69/2004/LPQT về việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a
- 2Quyết định 440/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Ca-ta do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1239/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt và ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam
- 5Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a về tuyển chọn và sử dụng lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 49/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a do Bộ Ngoại giao ban hành
- 7Thông báo 24/2019/TB-LPQT hiệu lực Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Bản ghi nhớ số 69/2004/LPQT về việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a
- 3Quyết định 440/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Ca-ta do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1239/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt và ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam
- 6Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a về tuyển chọn và sử dụng lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 49/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a do Bộ Ngoại giao ban hành
- 8Thông báo 24/2019/TB-LPQT hiệu lực Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a
Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a
- Số hiệu: 16/2014/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 17/10/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Malaysia
- Người ký: Phạm Vũ Luận, Tan Sri Dato' Hj Muhyiddin bin Hj Mohd Yassin
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 339 đến số 340
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra