Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2023/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống và điều tra tội phạm buôn bán người; hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na, ký ngày 11 tháng 7 năm 2022 tại Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 10 năm 2023.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
THỎA THUẬN
HỢP TÁC VỀ PHÒNG, CHỐNG VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGƯỜI; HỖ TRỢ VÀ BẢO VỆ NẠN NHÂN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA ÁC-HEN-TI-NA
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na, sau đây gọi là “các Bên";
GHI NHẬN về tầm quan trọng của việc tôn trọng, thúc đẩy và tăng cường quyền con người;
TÁI KHẲNG ĐỊNH các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na;
NHẬN THỨC tầm quan trọng của hợp tác để phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan giải quyết vấn đề mua bán người từ góc độ giới và hỗ trợ nạn nhân của tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người chưa thành niên;
NHẤN MẠNH rằng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na đều là thành viên của "Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia" và "Nghị định thư bổ sung về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em" ngày 15 tháng 11 năm 2000; “Công ước về quyền trẻ em" ngày 20 tháng 11 năm 1989; và “Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ" ngày 18 tháng 12 năm 1979;
TÍNH ĐẾN khoản 2 Điều 29 của "Công ước của Liên hợp quốc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia" và "Nghị định thư bổ sung về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em", quy định các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ quốc gia khác trong việc lập kế hoạch và triển khai các chương trình nghiên cứu và đào tạo nhằm trao đổi chuyên môn;
PHÙ HỢP với khoản 4 Điều 30 của Công ước và Nghị định thư bổ sung nêu trên quy định rằng các quốc gia thành viên có thể ký kết các Thỏa thuận song phương hoặc đa phương hoặc hỗ trợ vật chất và hậu cần để thực hiện việc hợp tác quốc tế được quy định trong Công ước;
NHẤN MẠNH vào tính dễ tổn thương của các nạn nhân của loại tội phạm này, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người chưa thành niên, những người cần trợ giúp đặc biệt, hỗ trợ và bảo vệ toàn diện, từ góc độ giới;
XÉT THẤY các đặc điểm của tội phạm mua bán người, là vấn đề phức tạp liên quan đến bóc lột tình dục, các hoạt động tội phạm liên quan đến nô lệ, lao động cưỡng bức, khổ sai, khai thác trái phép hoặc cưỡng bức khai thác bộ phận cơ thể người, dịch lỏng hoặc mô từ cơ thể người và các hình thức khác của bạo lực giới và tội phạm xâm phạm tự do;
VỚI MỤC TIÊU tăng cường các cơ chế phối hợp và hợp tác hiện có cho các hoạt động được khuyến khích bởi các Bên để phòng ngừa, điều tra, truy tố và trừng phạt tội phạm này, cũng như việc hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân;
Đã thoả thuận như sau:
ĐIỀU 1
MỤC ĐÍCH
Các Bên ký kết Thỏa thuận này sẽ tăng cường các hoạt động phối hợp và hợp tác để phòng ngừa, điều tra và trừng phạt tội phạm mua bán người và hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân của tội phạm này.
Vì mục đích đó, các Bên sẽ hợp tác với nhau, phù hợp với pháp luật quốc gia của mình thông qua trao đổi thông tin, các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và các hình thức hợp tác song phương khác được quy định trong “Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em” bổ sung “Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia".
ĐIỀU 2
PHẠM VI HỢP TÁC
Thỏa thuận này hướng đến các mục đích sau:
1. Phòng ngừa và đấu tranh chống lại hành vi mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người chưa thành niên;
2. Bảo vệ toàn diện và hỗ trợ nạn nhân của loại tội phạm này, cùng đó tôn trọng đầy đủ quyền con người của họ; và
3. Thúc đẩy hợp tác giữa các Bên.
ĐIỀU 3
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1. “Quốc gia nguồn” là quốc gia mà nạn nhân của tội phạm mua bán người là công dân hoặc có nơi thường trú.
2. “Quốc gia sở tại” là quốc gia xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác để cho phép các nạn nhân của tội phạm mua bán người, nếu cần thiết, được ở lại trên lãnh thổ của quốc gia đó tạm thời hay vĩnh viễn.
3. a) "Mua bán người" bao gồm việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người kiểm soát đối với những người khác. Hành vi bóc lột bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy đi trái phép các bộ phận cơ thể;
b) Sự đồng thuận của nạn nhân của hành vi mua bán người hoặc việc bóc lột quy định tại khoản a) của Điều này sẽ không thích hợp nếu bất kỳ hình thức nào nêu trong khoản a) đã được sử dụng.
c) Việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận trẻ em và/hoặc người chưa thành niên nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “mua bán người” ngay cả khi việc này được thực hiện mà không dùng đến bất kỳ một cách thức nào được nêu trong khoản a) của Điều này;
4. "Trẻ em và/hoặc người chưa thành niên” là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi.
ĐIỀU 4
HỖ TRỢ VÀ BẢO VỆ NẠN NHÂN
Các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia sở tại sẽ nỗ lực để bảo vệ quyền của các nạn nhân bằng việc thực hiện các biện pháp toàn diện trong thời gian những người này chịu sự điều chỉnh theo thẩm quyền tài phán của quốc gia đó, phù hợp với pháp luật trong nước, chuẩn mực pháp lý về quyền con người, từ góc độ và quan điểm về giới, với mục đích cung cấp hỗ trợ về thể chất, tinh thần và hòa nhập xã hội cho nạn nhân của hành vi mua bán người.
Bất cứ khi nào phát hiện một vụ việc mua bán người, Quốc gia sở tại sẽ thông báo sớm nhất có thể cho Quốc gia nguồn của nạn nhân, sau khi được cơ quan tư pháp có thẩm quyền đồng ý, nhằm kích hoạt các cơ chế hỗ trợ và bảo vệ có liên quan.
ĐIỀU 5
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Để đạt được mục đích của Thỏa thuận này phù hợp với quy định của “Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia” và “Nghị định thư về việc phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em” bổ sung Công ước, một kế hoạch hành động sẽ được chuẩn bị, trong đó bao gồm các hoạt động hợp tác sau:
1. Cung cấp danh sách đầu mối liên lạc của các cơ quan có liên quan đến việc đấu tranh chống lại hành vi mua bán người;
2. Cung cấp danh sách đầu mối liên lạc cấp quốc gia để điều phối hoạt động của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc đấu tranh chống lại hành vi mua bán người và cung cấp hỗ trợ và bảo vệ cho các nạn nhân;
3. Đào tạo cho các cán bộ của mỗi Bên để họ có chuyên môn về phòng ngừa, điều tra, truy tố và trừng phạt tội phạm mua bán người, cũng như việc hỗ trợ cho các nạn nhân trên toàn lãnh thổ, xét đến quan điểm và góc độ về giới, đặc biệt là tại những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.
4. Phối hợp phân tích thông tin để có thể hỗ trợ cho việc:
a. Xác định các tuyến đường được sử dụng để vận chuyển nạn nhân bị mua bán có nguồn gốc tại một trong các Bên và các quốc gia khác là điểm đến, hoặc đi qua một phần lãnh thổ của cả hai quốc gia, vì mục đích lựa chọn các biện pháp nhằm gia tăng cơ hội phát hiện Loại tội phạm này trong giai đoạn vận chuyển và chuyển giao.
b. Lập hồ sơ về những đối tượng có khả năng phạm tội và những đặc điểm chính của các nạn nhân của loại tội phạm này.
5. Thực hiện cơ chế hợp tác chung để tạo điều kiện và hợp lý hóa sự tự nguyện hồi hương của các nạn nhân của tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người chưa thành niên, nhằm mục đích đảm bảo việc khôi phục quyền lợi của họ bằng việc bảo đảm sự hợp tác hiệu quả và nhanh chóng với cơ quan sẽ tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân tại quốc gia nguồn.
6. Thực thi các cơ chế hiệu quả để hợp tác giữa các cơ quan tư pháp, lực lượng cảnh sát, các cơ quan chuyên trách cấp quốc gia, các cơ quan và tổ chức quốc tế để giải cứu và hỗ trợ nạn nhân, phù hợp với các điều ước trong lĩnh vực này có hiệu lực với cả hai quốc gia, trong đó bao gồm:
Đối với các khía cạnh được liệt kê tại các điểm a đến e, phải được thực hiện dưới hình thức yêu cầu tương trợ, phù hợp với pháp luật quốc gia của các Bên, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Điều 18) và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (khoản 2 Điều 1) bổ sung Công ước.
a. Điều tra, khám xét và truy tố người bị nghi ngờ đã thực hiện tội phạm mua bán người hoặc có liên quan đến việc thực hiện tội phạm đó, trên lãnh thổ của một trong hai Bên, cũng như điều tra, khám xét và truy tố các đồng phạm.
b. Lấy lời khai từ nạn nhân của tội phạm mua bán người hoặc bất kỳ người nào khác có liên quan đến tội phạm này, thực hiện các biện pháp đặc biệt để bảo vệ và bảo đảm cho họ, bao gồm việc cung cấp cho họ được tiếp cận với người dịch thuật và phiên dịch của cả hai ngôn ngữ, thông qua các cơ quan lãnh sự của cả hai Bên;
c. Trao đổi thông tin khi công dân của hai Bên có liên quan đến tội phạm mua bán người; khi tội phạm này ảnh hưởng đến bất kỳ công dân nào của hai Bên hoặc bất kỳ giai đoạn nào mà tội phạm này được thực hiện tại cả hai bên;
d. Tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để truy tố tội phạm mua bán người, kết án người phạm tội và tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
e, Trao đổi thông tin được tổng hợp bởi các cơ quan có thể hỗ trợ cho việc phòng ngừa và trừng phạt các hành vi phạm tội bởi các mạng lưới mua bán người cũng như việc trao đổi dữ liệu có thể hỗ trợ cho việc xác định và trừng phạt những hành vi liên quan đến việc hợp pháp hóa tài sản có được thông qua việc mua bán người, theo các quy tắc quốc tế và pháp luật của mỗi Bên.
f. Cung cấp hỗ trợ về tâm lý - xã hội, y tế và pháp lý cho các nạn nhân bị mua bán, bởi cán bộ có trình độ chuyên môn.
7. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng kỹ thuật hình sự cũng như các phương pháp và biện pháp điều tra tội phạm.
ĐIỀU 6
TRAO ĐỔI VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN
Các Bên sẽ nỗ lực để trao đổi thông tin về mua bán người, đảm bảo bảo vệ dữ liệu cá nhân và bí mật thông tin cá nhân, phù hợp với pháp luật trong nước của mỗi Bên. Ngoài ra, nhằm bảo vệ nạn nhân, các Bên sẽ sử dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để đảm bảo việc bảo mật thông tin và hồ sơ được trao đổi liên quan đến các hoạt động điều tra đang được tiến hành.
ĐIỀU 7
CƠ QUAN THỰC HIỆN
Cơ quan thực hiện thỏa thuận này:
- Về phía nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Công an;
- Về phía nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na: Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo.
Bất cứ khi nào thích hợp, các Bên sẽ phối hợp trong nội bộ các cơ quan quốc gia có liên quan để bảo đảm việc áp dụng Thỏa thuận này một cách thích hợp như sau:
Đối với nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na, giữa các cơ quan sau:
a) Ủy ban Thực thi việc đấu tranh chống mua bán người và bóc lột và hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân;
b) Văn phòng Công tố về mua bán người và bóc lột.
Cơ quan thực hiện sẽ liên lạc với nhau trực tiếp hoặc thông qua kênh ngoại giao.
ĐIỀU 8
CÁC NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VÀ NGÂN SÁCH
Thỏa thuận này sẽ không làm phát sinh bất kỳ nghĩa vụ tài chính hoặc ngân sách nào cho các Bên.
ĐIỀU 9
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Bất cứ tranh chấp này Liên quan đến việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Thỏa thuận này sẽ được giải quyết thông qua trao đổi giữa các cơ quan thực hiện Thoả thuận. Trường hợp các cơ quan thực hiện Thỏa thuận không đạt được đồng thuận, các Bên sẽ tiến hành giải quyết thông qua kênh ngoại giao.
ĐIỀU 10
HIỆU LỰC, CHẤM DỨT HIỆU LỰC VÀ SỬA ĐỔI
Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày các Bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ để Thỏa thuận có hiệu lực thông qua kênh ngoại giao
Thỏa thuận này có thể được sửa đổi bất cứ khi nào theo Thỏa thuận của các Bên; bất kỳ sửa đổi nào sẽ có hiệu lực bằng việc trao đổi văn kiện thông qua kênh ngoại giao.
Một Bên có thể chấm dứt Thỏa thuận này bất kỳ khi nào mà Bên đó cho rằng có căn cứ hợp lý để kết luận rằng các mục tiêu của Thỏa thuận đã không được thực hiện. Để thực hiện việc này, Bên có ý định chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận này phải đưa ra các tài liệu chứng minh có liên quan. Quyết định chấm dứt hiệu lực phải được thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao cho Bên kia ba mươi (30) ngày trước ngày chấm dứt hiệu lực.
Việc chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận này sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hợp tác trong thời gian Thỏa thuận có hiệu lực.
ĐỂ LÀM BẰNG, các Bên đã ký Thỏa thuận này thành hai (02) bản tại Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2022, bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh; các văn bản đều có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
AGREEMENT
ON COOPERATION IN PREVENTION AND INVESTIGATION OF THE CRIME OF TRAFFICKING IN PERSONS AND IN ASSISTANCE AND PROTECTION FOR ITS VICTIMS BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE ARGENTINE REPUBLIC
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Argentine Republic, hereinafter “the Parties”;
TARING INTO ACCOUNT the importance of respect for Human rights, their promotion and strengthening;
REAFFIRMING the principles of equality, reciprocity and respect for the sovereignty of States, which govern the relations between the Socialist Republic of Viet Nam and the Argentine Republic;
RECOGNIZING the importance of cooperation for better coordination between the agencies that deal with trafficking in persons issues from a gender perspective and assist victims the crime of trafficking in persons, especially women, children and adolescents;
HIGHLIGHTING that the Socialist Republic of Viet Nam and the Argentine Republic are parties to the “United Nations Convention against Transnational Organized Crime” and its “Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children” of 15 November 2000; the “Convention on the Rights of the Child” of 20 November 1989; and the "Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women” of 18 December 1979;
CONSIDERING that Article 29(2) of the “United Nations Convention against Transnational Organized Crime” and its "Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children", provides that States Parties shall assist one another in planning and implementing research and training programmes designed to share expertise;
IN ACCORDANCE WITH Article 30(4) of such Convention and its supplementary Protocol, which sets forth that States Parties may conclude bilateral or multilateral agreements or arrangements on material and logistical assistance in order to implement the international cooperation provided for in the Convention;
IN LIGHT of the vulnerability of the victims of this crime, especially women, children and adolescents who require special and comprehensive protection and assistance, from a gender perspective;
IN VIEW of the characteristics of the crime of trafficking in persons, which is a complex problem involving situations of sexual exploitation, criminal activities relating to slavery, forced labour, servitude, forced or illegitimate extraction of human organs, fluids or tissue; and various forms of gender-based violence and crimes against freedom;
WITH THE AIM of strengthening the existing coordination and cooperation mechanisms that promote activities by the Parties to prevent, investigate, prosecute and punish this crime, as well as to assist and protect its victims;
Have agreed as follows:
ARTICLE 1
PURPOSE
The Parties to this Agreement seek to strengthen joint coordination and cooperation actions to prevent, investigate and punish the crime of trafficking in persons, as well as to assist and protect its victims.
To that end, the Parties shall seek to cooperate with each other, In accordance with their domestic laws, by exchanging information, training, research activities and other forms of bilateral cooperation established in the “Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children", which supplements the “United Nations Convention against Transnational Organized Crime”.
SCOPE OF COOPERATION
This Agreement is entered into for the following purposes:
1. Prevention of and fight against trafficking in persons, with a special focus on women, children and adolescents;
2. Comprehensive protection of and assistance to victims of such crime, while fully respecting their human rights; and
3. Promotion of cooperation between the Parties.
DEFINITIONS
1. “State of Origin" shall mean the State Party of which the victim of trafficking in persons is a national or a permanent resident.
2. “Host State Party" shall mean the State Party considering the adopting of appropriate legislative or other measures to allow victims of trafficking in persons to stay in its territory temporarily or permanently, where applicable.
3. a) “Trafficking in persons” shall refer to recruitment, transporting, transfer, harbouring or receipt of persons, by means of the threat or the use of force or other forms of coercion, of abduction, of fraud, of deception, of the abuse of power or of a position of vulnerability, or by providing or receiving payments or benefits to achieve the consent of a person having control over another person, for the purpose of exploitation. Exploitation shall include, at a minimum, the exploitation of the prostitution of others or other forms of sexual exploitation, forced labour or services, slavery or practices similar to slavery, servitude or illegitimate or forced extraction of organs;
b) Consent by a victim of trafficking in persons or exploitation as established in subparagraph (a) above shall be irrelevant at least where any of the means listed in subparagraph (a) have been used;
c) The recruitment, transportation, transfer, harbouring or receipt of a child and/or adolescent for the purpose of exploitation shall be considered “trafficking in persons" even if none of the situations provided for in subparagraph (a) of this Article occurs;
4. “Children and/or adolescents" means any person under the age of 18 years.
VICTIM ASSISTANCE AND PROTECTION
The authorities from the Host State Party shall endeavour to protect the rights of the victims, by implementing a comprehensive response during the time they are under its domestic jurisdiction, pursuant to its regulations, the human rights law standards and from a gender and intersectional perspective, with the aim of providing the physical, psychological and social recovery of victims of trafficking in persons.
Whenever it becomes aware of a case of trafficking in persons, the Host State Party shall notify the State of Origin of the victim as soon as posible, upon approval by the competent judicial authority, with a view to activating the relevant assistance and protection mechanisms.
ARTICLE 5
WORKING PLAN
With a view to achieving the objectives referred to in this Agreement, a working program shall be prepared which may include the following cooperation actions, in compliance with the provisions set forth in the “United Nations Convention against Transnational Organized Crime” and its “Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children”:
1. Providing a list of focal points within agencies involved in the fight against trafficking of persons;
2. Providing a list of focal points at the national level to coordinate the work of national entities in charge of fighting against trafficking in persons and providing assistance and protection to victims;
3. Training public officials of each Party, so that they will acquire specific knowledge for preventing, investigating, prosecuting and punishing the crime of the trafficking in persons, as well as assisting its victims throughout the territory, taking into account the gender and intersectional perspective, especially in the most affected areas;
4. Jointly analyzing information which may help to:
a. Identify the routes used for transferring victims of the crime of trafficking in persons whose point of origin is in one of the Parties and whose destination is in the other; or which go through part of the territory of both countries, with a view to adopting measures aimed at increasing the chances of detection of this crime during the transfer or transportation stage.
b. Prepare the criminal profile of potential perpetrators and the main characteristics of the victims of this crime.
5. Implement joint cooperation mechanisms to facilitate and dynamize the voluntary return of victims of the crime of trafficking in persons, especially women, children and adolescents, with a view to guaranteeing the restoration of their rights by ensuring efficient, effective and swift coordination with the entity that will continue assisting the victims in the country of origin.
6. Implement effective mechanisms for cooperation between judicial authorities, police forces, State specialized institutions, agencies and international organizations dedicated to rescuing and assisting victims, which include the following aspects, among others, in accordance with the treaties on the subject, in force in both countries;
As for the aspects listed on subparagraphs a to e, they shall be conducted under the form of a request for assistance, in accordance with the internal legislation of the Parties, pursuant to the United Nations Convention against Transnational Crime (Article 18) and its Protocol to Prevent, Repress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children (Article 1, Subsection 2).
a. Investigating, searching and prosecuting suspected perpetrators of having committed the crime of trafficking in persons or those who are suspected of being involved in such offenses, in the territory of either Party, as well as investigating, searching and prosecuting for any co-perpetrators;
b. Taking testimonial statement from victims of the crime of trafficking in persons or any other person related to that crime, taking special measures for their protection and safeguard, including providing them access to translators and interpreters in both languages, through the consular authorities from both Parties;
c. Exchanging information when nationals of both Parties are involved in the crime of trafficking in persons; when this crime has affected any nationals of the Parties, or if any stage of this crime has taken place in both Parties;
d. Implementing measures to obtain evidence for the prosecution of the crime, the conviction of perpetrators and the seizure of any proceeds of the crime;
e. Exchanging information gathered by the authorities which may help to prevent and punish criminal activities by trafficking in persons networks, as well as exchanging any data that may help to identify and punish acts involving the laundering of assets obtained through the crime of trafficking in persons, pursuant to international rules and the domestic legislation of each Party;
f. Providing comprehensive psychosocial, medical and legal assistance to victims of the crime of trafficking in persons, provided by qualified staff.
7. Sharing experiences in the use of criminal technology, as well as criminal investigation methods and measures.
EXCHANGE OF CLASSIFIED INFORMATION
The Parties shall endeavour to exchange information on trafficking in persons, ensuring personal data protection and confidentiality, pursuant to the provisions of their domestic laws. Furthermore, with a view to protecting the victims, they shall take any measures necessary to ensure strict confidentiality of the information and records exchanged in relation to ongoing investigations.
The Application Authority of for this Agreement shall be:
- for the Socialist Republic of Viet Nam, Ministry of Public Security; and
- for the Argentine Republic, Ministry of Foreign Affairs, International Trade and Worship.
The Parties whenever applicable shall internally coordinate with the relevant national authorities to ensure the appropriate application of the present Agreement, as follows:
For the Argentine Republic, among others:
a. The Executive Committee on the Fight Against Trafficking in persons and Exploitation and Victim Assistance and Protection.
b. Prosecutor's Office for Trafficking and Exploitation of Persons.
The Application Authorities shall communicate with each other directly or through diplomatic channels.
FINANCIAL AND BUDGETARY COMMITMENTS
This Agreement shall not impose any financial or budgetary commitments on the Parties.
Any dispute concerning the interpretation, application or implementation of this Agreement shall be settled through negotiations between the Application Authorities, Should the Application Authorities fail to reach an agreement, the Parties shall settle the dispute through diplomatic channels.
TERM, TERMINATION AND AMENDMENT
This Agreement shall enter into force thirty (30) days after the date on which the Parties have notified each other of the fulfillment of the domestic requirements for such purpose through diplomatic channels.
This Agreement may be amended at any time by mutual agreement between the Parties; any amendments agreed shall become effective by exchange of notes through diplomatic channels.
Either Party may terminate this Agreement if they deem that there is good reason to consider that the objectives hereof are not being fulfilled. To that end, the Party intending to terminate the Agreement shall submit the relevant supporting documents. The decision to terminate shall be notified to the other Party thirty (30) calendar days prior to termination through diplomatic channels.
The termination of this Agreement shall not affect the completion of any cooperation actions initiated during its effective term.
IN WITNESS WHEREOF, the Parties sign this Agreement in two copies, in the Vietnamese, Spanish and English languages, all texts being equally authentic, in the City of Ha Noi on the 11th July 2022. In the event of any divergence of interpretation of this Agreement, the English version shall prevail.
FOR THE GOVERNMENT | FOR THE GOVERNMENT |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Hiệp định về hợp tác song phương nhằm loại trừ nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan
- 2Thông báo hiệu lực Hiệp định về hợp tác phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán giữa Việt Nam và Lào
- 3Thông báo hiệu lực về Tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người giữa Việt Nam và Trung Hoa
- 4Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận giữa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-lia triển khai Chương trình hợp tác Châu Á - Ô-xtơ-rây-li-a về phòng chống buôn bán người
- 1Hiệp định về hợp tác song phương nhằm loại trừ nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan
- 2Thông báo hiệu lực Hiệp định về hợp tác phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán giữa Việt Nam và Lào
- 3Thông báo hiệu lực về Tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người giữa Việt Nam và Trung Hoa
- 4Thông báo hiệu lực của Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Thông báo hiệu lực của Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
- 6Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên Quốc gia của Liên Hợp quốc
- 7Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 8Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận giữa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-lia triển khai Chương trình hợp tác Châu Á - Ô-xtơ-rây-li-a về phòng chống buôn bán người
- 9Nghị định thư bổ sung của Công ước về xóa phân biệt đối xử đối với Phụ nữ, 1999
- 10Luật điều ước quốc tế 2016
Thông báo 22/2023/TB-LPQT hiệu lực Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống và điều tra tội phạm buôn bán người; hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân giữa Việt Nam và Ác-hen-ti-na
- Số hiệu: 22/2023/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 11/07/2022
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Argentina
- Người ký: Bùi Thanh Sơn, Santiago Andrés Cafiero
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra