Hệ thống pháp luật

SẮC LỆNH

SỐ 257-SL NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 1948

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu Sắc lệnh số 222-SL ngày 20-8-48 cấm chỉ mọi sự buôn bán với địch;

Chiểu Sắc lệnh số 241-SL ngày 12-10-48 thành lập ban Trung ương bao vây kinh tế địch;

Chiểu thể lệ về chế độ mậu dịch giữa vùng tự do và vùng địch tạm chiếm;

Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Sau khi Hội đồng Chính phủ đã quyết nghị và Ban thường trực Quốc hội đã thoả thuận;

RA SẮC LỆNH:

Điều 1

Việc truy tố những vụ phạm pháp về thể lệ mậu dịch giữa vùng tự do và vùng bị địch chiếm, nói trong Điều 2, Sắc lệnh số 222/SL ngày 20-8-48, ấn định như sau:

"Điều 2: Các việc phạm pháp đối với Sắc lệnh này và những Nghị định thi hành, sẽ bị truy tố trước Toà án Quân sự, trừ những trường hợp nhẹ sẽ đưa xử trước Toà án thường".

Điều 2

Nay thêm vào Sắc lệnh số 222/SL nói trên ba điều khoản sau này:

"Điều 3: Các bị can đem xử trước Toà án thường sẽ phải phạt:

Từ ba tháng đến năm năm tù và phạt một số tiền

Không được dưới giá tổng số hàng lậu, hay một trong hai hình phạt đó

Các hàng hoá của bị can đều bị tịch thu và đem bán lấy tiền xung vào công quỹ".

"Điều 4: Những tòng phạm cũng có thể bị truy tố và trừng phạt như chính phạm"

"Điều 5: Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh định đoạt việc truy tố sau khi hỏi ý kiến cơ quan kinh tế địa phương.

Sự xử dụng quyền truy tố này đặt dưới quyền kiểm soát của Ban Trung ương bao vây kinh tế địch."

Điều 3

Các ông Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu Sắc lệnh thi hành.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Sắc lệnh số 257B/SL về việc ấn định thể lệ truy tố những vụ phạm pháp về thể lệ mậu dịch giữa vùng tự do và vùng bị địch tạm chiếm do Chủ tịch Chính phủ ban hành, để sửa đổi bổ sung điều 2 Sắc lệnh số 222-SL của chủ tịch Chính phủ ngày 20-8-1948

  • Số hiệu: 257B/SL
  • Loại văn bản: Sắc lệnh
  • Ngày ban hành: 20/08/1948
  • Nơi ban hành: Chủ tịch nước
  • Người ký: Hồ Chí Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/11/1948
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản