Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 941b/KH-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI BRÂU TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025;

Thực hiện Công văn số 681/UBDT-ĐPI ngày 19/7/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Liên ngành: Ban Dân tộc - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Brâu tỉnh Kon Tum đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện

Đề án được triển khai thực hiện tại thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu.

Thời gian thực hiện Đề án đến năm 2025, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I: 2017 - 2020; giai đoạn II: 2021 - 2025.

2. Mục tiêu:

Duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của dân tộc Brâu; giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Brâu một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại thôn Đăk Mế nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Brâu; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,2% - 1,3%/năm. Hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Đến năm 2025 mức sống bình quân của dân tộc Brâu tương đương với các dân tộc khác trong vùng, tăng số lượng cán bộ là người Brâu tham gia trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Đến năm 2025, thôn Đăk Mế có lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và nhà sinh hoạt cộng đồng; có điện, công trình nước tập trung, thủy lợi tưới tiêu để phục vụ sản xuất theo định hướng tiêu chí nông thôn mới; 100% số hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm.

4. Nội dung của Đề án:

4.1. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thôn Đăk Mế phấn đấu theo định hướng tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó:

- Đường giao thông: làm mới 03 công trình và nâng cấp 02 công trình, kinh phí 12.660 triệu đồng.

- Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng: 02 công trình, kinh phí 10.500 triệu đồng.

- Nước sinh hoạt: đào mới 40 giếng và nạo vét cải tạo 32 giếng, kinh phí 1.600 triệu đồng.

- Điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn: xây mới 03 phòng học, nâng cấp 03 phòng học và trang thiết bị, kinh phí 3.590 triệu đồng.

- Điện sinh hoạt: 01 công trình, kinh phí 3.500 triệu đồng.

- Khu nhà Rông văn hóa: nâng cấp 01 nhà Rông và 02 nhà ở truyền thống, kinh phí 1.800 triệu đồng.

- Khu văn hóa, thể thao: Mở rộng khu sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao thôn, kinh phí 1.200 triệu đồng.

- Hỗ trợ khác (Làm mới cổng chào, Quy hoạch khu nghĩa trang dân tộc Brâu,...), kinh phí 10.700 triệu đồng.

4.2. Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất

- Hỗ trợ phát triển sản xuất: 10.173 triệu đồng

Hỗ trợ xây dựng 05 mô hình sản xuất, kinh phí 2.500 triệu đồng.

Hỗ trợ cây công nghiệp, lâm nghiệp cho 161 hộ, kinh phí 1.610 triệu đồng.

Hỗ trợ cây lương thực hằng năm cho 161 hộ, kinh phí 1.610 triệu đồng.

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 161 hộ, kinh phí 1.288 triệu đồng.

Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc-xin cho 161 hộ, kinh phí 1.610 triệu đồng.

Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi cho 161 hộ, kinh phí 805 triệu đồng.

Hỗ trợ mua sắm máy móc, công cụ, dụng cụ sản xuất, kinh phí 750 triệu đồng.

- Hỗ trợ đất sản xuất, kinh phí 1.500 triệu đồng.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực: 256 triệu đồng.

Tổ chức 03 lớp tập huấn về kiến thức sản xuất, kinh phí 90 triệu đồng.

Hỗ trợ tổ chức tham quan học tập cho cộng đồng, kinh phí 150 triệu đồng.

Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, kinh phí 16 triệu đồng.

4.3. Hỗ trợ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.

- Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu; kinh phí 500 triệu đồng.

- Hỗ trợ bảo tồn nghề dệt truyền thống tiêu biểu, kinh phí 805 triệu đồng.

- Hỗ trợ phục dựng 04 lễ hội (lễ tỉa lúa, lễ ăn cơm mới, lễ đóng cửa kho lúa, lễ mừng nhà rông mới), kinh phí 600 triệu đồng.

- Hỗ trợ chế tác nhạc cụ, trang phục truyền thống dân tộc, kinh phí 300 triệu đồng.

- Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng, kinh phí 130 triệu đồng.

- Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, kinh phí 145 triệu đồng.

- Hỗ trợ khôi phục kiến trúc nhà ở truyền thống, kinh phí 5.000 triệu đồng.

4.4. Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị: Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Brâu tại các cơ quan, đơn vị địa phương. Kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 160 triệu đồng.

4.5. Hỗ trợ về giáo dục và y tế: Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện hành về giáo dục và y tế. Tổng kinh phí 3.256 triệu đồng.

5. Kinh phí thực hiện Đề án: Tổng kinh phí: 68.376 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 65.702 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 43.090 triệu đồng; vốn sự nghiệp 22.612 triệu đồng); nguồn vốn lồng ghép các chính sách khác: 2.673 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 2.460 triệu đồng; vốn sự nghiệp 213 triệu đồng).

6. Cơ chế thực hiện: Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chỉ được hưởng chính sách cao nhất.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Trên cơ sở Đề án được duyệt, tổng hợp, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và cả giai đoạn thực hiện Đề án, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả việc thực hiện Đề án; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tham mưu cấp có thẩm quyền tiếp nhận các nguồn lực từ Trung ương, bố trí vốn đầu tư phát triển cho các địa phương thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ tham gia thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi:

- Giao Phòng Dân tộc là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tuyên truyền, vận động, chỉ đạo thực hiện Đề án.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã Bờ Y lồng ghép các nguồn kinh phí thuộc các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, triển khai thực hiện các Dự án thành phần.

6. Ủy ban nhân dân xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn xã; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện các mục tiêu của Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Ngọc Hồi;Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bờ Y và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Nga

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI BRÂU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2015

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DÂN TỘC BRÂU

1. Điều kiện tự nhiên

Xã Bờ Y là một xã biên giới, nằm ở phía Tây huyện Ngọc Hồi và cách Trung tâm huyện 19 km, nằm trên khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, giáp với đường biên giới với hai nước bạn Lào và CamPuChia; tổng diện tích tự nhiên là 9.936,98 ha, trong đó đất nông nghiệp là 8.905,35 ha, chiếm 89,62%; đất phi nông nghiệp là 769,97 ha, chiếm 7,75%; đất chưa sử dụng là 261,67 ha, chiếm 2,63% tổng diện tích.

- Địa hình cư trú: Toàn thôn Đăk Mế sống tập trung trên một địa hình bằng phẳng tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, cách UBND xã Bờ Y khoảng 0,8 km theo quốc lộ 40. Phía Đông giáp thôn Bắc Phong, phía Tây giáp thôn Măng Tôn, phía Nam giáp suối Đăk HNiêng và phía Bắc giáp thôn Kon Khôn, rất thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.

- Khí hậu: Khí hậu xã Bờ Y nói chung và thôn Đăk Mế nói riêng là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, 6 tháng là mùa mưa và 6 tháng là mùa khô nên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng như: cao su, cà phê, bời lời, lúa nước và các loại cây hoa màu khác.

- Tài nguyên thiên nhiên: Trên địa bàn có 2 suối chảy qua, gồm suối Đăk H’Niêng và nhánh suối Kon Khôn. Các suối này có nước quanh năm, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để cung cấp nước tưới cho đồng ruộng của xã Bờ Y và thôn Đăk Mế. Ngoài ra hệ thống nước ngầm ở đây rất tốt, hiện nay các giếng nước đồng bào đang sử dụng có nước quanh năm không bị khô hạn như ở một số nơi khác.

2. Về kinh tế, chính trị, xã hội an ninh quốc phòng

2.1. Về tình hình kinh tế, xã hội

- Tình hình sản xuất và đời sống: Trước đây, người Brâu vốn quen với cuộc sống du canh du cư, đốt rừng làm rẫy để trồng các loại lúa, ngô, săn, sử dụng các công cụ sản xuất thô sơ như rìu, rựa và dùng cây chọc lỗ tra hạt. Với kỹ thuật trồng trọt này, năng suất cây trồng đạt được thấp, nên cuộc sống dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

Đến nay, 100% hộ sử dụng điện sinh hoạt, giao thông đi lại thuận tiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được chú trọng. Công tác giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên. Chính sách dân tộc, đặc biệt dân tộc Brâu được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện có hiệu quả; bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy.

Toàn xã Bờ Y có 8/8 thôn (trong đó gồm: 6 làng đồng bào dân tộc tại cho và 2 thôn dân tộc từ nơi khác di cư đến), có 15 dân tộc sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác nhau. Dân số toàn xã hiện nay là 3.315hộ/9.087khẩu, trong đó dân tộc thiểu số 1.903hộ/4.998khẩu, chiếm 55% dân số trên toàn xã. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2016 là 175 hộ, chiếm 5,28% so với tổng số hộ toàn xã (hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số 136 hộ, chiếm 77,71% so với tổng số hộ nghèo toàn xã); tỷ lệ hộ cận nghèo 119 hộ, chiếm tỷ lệ 3,59% so với tổng số hộ toàn xã (hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số 91 hộ, chiếm 76,47% so với tổng số hộ cận nghèo toàn xã).

Đồng bào dân tộc Brâu hiện đang sinh sống tập trung chủ yếu tại thôn Đăk Mế với 161 hộ/513 khẩu, chiếm 5,64% dân số toàn xã; hộ nghèo dân tộc Brâu có 11 hộ, chiếm 6,83% so với tổng số hộ toàn thôn và chiếm 6,28% so với tổng số hộ nghèo toàn xã; hộ cận nghèo có 10 hộ, chiếm 6,21% so với tổng số hộ toàn thôn và chiếm 8,4% so với tổng số hộ cận nghèo toàn xã (hộ nghèo, cận nghèo tại thời điểm cuối năm 2016, theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).

2.2. Về an ninh quốc phòng: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, không có vụ việc phức tạp xảy ra liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo; chưa phát hiện đối tượng là người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép; đồng bào dân tộc Brâu luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Kinh tế, đời sống của đồng bào dân tộc Brâu trước khi triển khai Dự án hỗ trợ, phát triển giai đoạn 2005-2010 chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa ruộng, lúa rẫy tự cung tự cấp; phương thức sản xuất chủ yếu bằng thủ công theo hình thức phát, đốt, chọc trỉa, dụng cụ sản xuất thô sơ, trình độ canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên là chính; do không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất thấp; cây dài ngày chưa được dân tộc Brâu quan tâm vì chưa có điều kiện về vốn, kỹ thuật để sản xuất; kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa phát triển.

Sau khi Dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Brâu hoàn thành, các nội dung đầu tư hỗ trợ đã góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc Brâu, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, ổn định cuộc sống; qua 5 năm triển khai thực hiện dự án đến nay đời sống của đồng bào dân tộc Brâu đã có những chuyển biến, tiến bộ rõ rệt; từ chỗ rất ít làm lúa nước, nay tăng thêm diện tích lúa nước 2 vụ, biết thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng lúa; biết trồng và chăm sóc cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện đời sống của người dân tộc Brâu, tạo tiền đề cho sản xuất ổn định bền vững; sinh hoạt văn hóa theo phong tục truyền thống từng bước được phục hồi, các hủ tục mê tín, lạc hậu như cúng ma cho người ốm, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống từng bước được giảm mạnh và tiếp tục vận động để xóa bỏ...; củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trong vùng ngã ba biên giới với hai nước bạn Lào và CamPuChia.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán lâu đời, dân tộc Brâu vẫn giữ thói quen canh tác nương rẫy và làm nhà rẫy để sinh sống nên dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động kinh tế - xã hội khác...; tính chất sản xuất mang tính tự cung tự cấp vẫn còn nặng nề, đời sống vật chất, tinh thần nói chung còn hết sức thiếu thốn; đồng thời, ảnh hưởng văn hóa ngoại lai qua phim ảnh, truyền hình, sách báo mà nhũng giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, nhiều loại hình văn hóa dân gian có nguy cơ biến mất như cồng chiêng, xoang (múa dân gian), văn học truyền khẩu, phong tục tập quán cũng lai căng, biến tướng...Bên cạnh đó, một số người nhiều tuổi, già cả lại cố níu kéo những phong tục tập quán lỗi thời, tốn kém, nhất là khi tổ chức các lễ hội theo tập tục; chưa có chương trình đồng bộ kết hợp giữa đầu tư hỗ trợ về kinh tế với giải quyết các vấn đề về bảo tồn đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán; ...

Xuất phát từ những khó khăn như đã nêu trên trong giai đoạn 2016-2025 việc xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho dân tộc Brâu là rất cần thiết để tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cần thiết trong việc phát triển sản xuất bền vững, hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất; các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời để tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của dân tộc Brâu; giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Brâu một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

- Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025.

- Nghị định số 57/2017/ND-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

- Công văn số 681/UBDT-ĐPI ngày 19/7/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Công điện số 976/CĐ-UBDT ngày 15/9/2017 về việc gửi Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg, Quyết định số 2086/QĐ-TTg;

- Công văn số 1500/VP-KGVX ngày 26/7/2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Công văn số 681/UBDT-ĐPI ngày 19/7/2017 của Ủy ban Dân tộc.

- Công văn số 1963/VP-KGVX ngày 18/9/2017 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai Công điện số 976/CĐ-UBDT ngày 15/9/2217 của Ủy ban Dân tộc;

Phần thứ II

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC BRÂU HIỆN NAY

1. Đầu tư cơ sở hạ tầng:

Từ năm 2005 trở về trước giao thông nội vùng, đường vào khu sản xuất của đồng bào dân tộc Brâu chủ yếu là đường mòn, đường đất điều kiện đi lại rất khó khăn; trường học tạm bằng gỗ hoặc đã được đầu tư xây dựng nhưng đã hư hỏng, xuống cấp; hệ thống thủy lợi được đầu tư nhưng đã hư hỏng, hệ thống kênh mương nội đồng chưa được đầu tư đồng bộ. Nhìn chung cơ sở hạ tầng từ trước năm 2005 đã có sự đầu tư nhưng chưa đáng kể, cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Từ khi dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Brâu được Ủy ban Dân tộc phê duyệt, qua 5 năm triển khai thực hiện (2005-2010) cơ sở hạ tầng đã được đầu tư tương đối đồng bộ như: láng nhựa được 2,5 km đường giao thông nội vùng với kinh phí thực hiện 3.194,9 triệu đồng; xây dựng mới và sửa chữa 4,5 km đường giao thông vào khu sản xuất với kinh phí thực hiện: 5.006,3 triệu đồng (làm mới 2,7 km, kinh phí thực hiện 3.525,92 triệu đồng, nâng cấp sửa chữa 1,8 km, kinh phí thực hiện 1.480,4 triệu đồng); xây dựng 2 công trình trường học với kinh phí thực hiện 1.180,02 triệu đồng; xây dựng 01 nhà rông văn hóa với kinh phí thực hiện 451,03 triệu đồng; xây dựng 02 nhà ở truyền thống theo đúng nguyên mẫu nhà ở của dân tộc Brâu với kinh phí thực hiện 466,44 triệu đồng; đầu tư làm mới hệ thống điện hạ thế khu dân cư gồm: 02 trạm biến áp và 3,5 km đường dây 3 pha với kinh phí thực hiện 1.628 triệu đồng; đầu tư giếng nước sinh hoạt cho các hộ dân gồm: Làm mới 40 giếng, sửa chữa nạo vét giếng cũ 9 giếng với kinh phí thực hiện là 659,4 triệu đồng; các công trình phụ trợ của khu văn hóa như: Cổng chào của thôn, cổng tường rào, nhà vệ sinh, giếng nước với kinh phí thực hiện là 336 triệu đồng; bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình, theo quy định của nhà nước cho gần 200 hộ dân bị thiệt hại với kinh phí thực hiện là 2.525 triệu đồng; đầu tư hệ thống kênh mương và cải tạo đồng ruộng gồm: Làm mới 1,8 km kênh mương cấp 2 và kênh nhánh cấp 3; khai hoang, cải tạo 07 ha đất gò thành ruộng nước 2 vụ với kinh phí thực hiện là 2.542 triệu đồng.

Dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Brâu được triển khai thực hiện hoàn thành vào năm 2010, đã đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu, từ đó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, thay đổi về kinh tế - xã hội trong khu vực dân tộc Brâu đang sinh sống; tạo điều kiện cho người dân đi lại phục vụ sản xuất, vận chuyển nông sản phẩm sau khi thu hoạch được thuận lợi hơn, góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc Brâu.

Ngoài ra, tại thôn Đắk Mế còn được đầu tư xây mới 01 công trình trường tiểu học Bế Văn Đàn, 01 nhà công vụ giáo viên từ Quyết định số 2123/QĐ-TTg và xây mới và nâng cấp, sửa chữa 03 công trình giao thông, 11 căn nhà ở từ các nguồn vốn khác.

2. Điều kiện sản xuất và đất rừng:

Từ năm 2005 trở về trước loại hình kinh tế chủ yếu của đồng bào dân tộc Brâu sản xuất nông nghiệp, trước đây phương thức sản xuất chủ yếu bằng thủ công theo hình thức phát, đốt, chọc trỉa tự cung tự cấp, dụng cụ sản xuất thô sơ, trình độ canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên là chính; diện tích đất sản xuất còn rất ít chủ yếu là tự phát rừng làm nương rẫy. Tổng diện tích đất sản xuất có 65 ha, trong đó có 15 ha ruộng nước 2 vụ và 50 ha đất sản xuất rẫy, chủ yếu trồng các loại cây lương thực hàng năm như mì, ngô, lúa rẫy và một số loại hoa màu khác. Do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất các loại cây trồng, hoa màu thấp.

Dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Brâu đã hỗ trợ phát triển sản xuất với kinh phí thực hiện là 3.892,6 triệu đồng để thực hiện các nội dung như: tổ chức lập các mô hình trình diễn, hỗ trợ các loại cây, con giống (giống cây trồng hàng năm và cây lâu năm), hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu...; hỗ trợ dụng cụ sản xuất như: máy cày tay, máy tuốt lúa có động cơ, bình bơm thuốc trừ sâu, máy xay xát gạo, cử cán bộ khuyến nông khuyến lâm trực tiếp hướng dẫn bà con, ...

Hiện nay, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của đồng bào dân tộc Brâu là 246 ha, tăng 171 ha so với năm 2005, đưa diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân toàn thôn là 0,58 ha/người. Đồng bào dân tộc Brâu đã biết làm ruộng nước 02 vụ, phát triển diện tích cây công nghiệp dài ngày và đã ứng dụng các các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất các loại cây trồng, vật nuôi được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Ngoài ra, đồng bào dân tộc Brâu còn được nhận hỗ trợ cây, con giống, các mặt hàng thiết yếu, điện thắp sáng, muối Iốt theo Chương trình 168, Quyết định 102/2009/QĐ-TTg; cao su tiểu điền, lúa nước, vườn ao chuồng để phát triển kinh tế.

3. Thu nhập và mức sống:

Năm 2005, nguồn thu nhập chủ yếu của dân tộc Brâu dựa vào diện tích lúa 01 vụ, lúa rẫy và các loại cây hoa màu (năm 2005 lương thực bình quân đầu người của dân tộc Brâu là 158 kg/người/năm), mức thu nhập thấp khoảng 60.000 đồng/người/tháng (tính bình quân cho toàn thôn); tỷ lệ hộ đói, nghèo cao (toàn thôn có 64/84 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 76,2% tổng số hộ toàn thôn).

Dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Brâu đã hỗ trợ đời sống cho đồng bào dân tộc Brâu kinh phí là 2.227,5 triệu đồng để thực hiện các nội dung như: hỗ trợ làm nhà ở; hỗ trợ làm nhà vệ sinh; hỗ trợ mắc điện. Từ sau khi dự án hoàn thành đến nay, nguồn thu nhập dựa vào diện tích đất trồng lúa nước, lúa rẫy; tổng lương thực bình quân đầu người của dân tộc Brâu đạt 650kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 17,5 triệu/người/năm.

4. Điều kiện sống cơ bản:

Nhà ở của dân tộc Brâu trước năm 2005 hầu hết là nhà tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá hoặc nhà khung gỗ vách ván nhưng đã mục nát, trong đó còn một số hộ thiếu đất ở, nhà ở phải ở chung với bố mẹ (có 14 hộ); hệ thống điện lưới quốc gia đã được kéo đến thôn nhưng đa số các hộ không có điều kiện để kéo điện về nhà; nước sinh hoạt người dân chủ yếu sử dụng nước từ giếng đào nhưng số lượng giếng rất ít không đảm bảo được nhu cầu sử dụng của người dân (có 15 giếng/84 hộ).

Sau khi dự án triển khai thực hiện đã hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố được 99 căn nhà xây cấp 4; xây dựng mới 40 giếng và sửa chữa, nạo vét 9 giếng nước sinh hoạt; xây dựng 3,5 km hệ thống điện khu dân cư; hỗ trợ mắc điện cho 99 hộ. Đến nay, hầu hết các hộ đã ổn định định canh định cư, nhà ở kiên cố, khang trang (trừ những hộ mới phát sinh sau dự án do mới tách hộ), 100% số hộ đã có điện thắp sáng, 100% số hộ đã có nước sạch sinh hoạt.

5. Về giáo dục:

Năm 2005, số người dân tộc Brâu không biết chữ, tiếng phổ thông còn chiếm tỷ lệ lớn trong toàn thôn, chiếm 68,5%. Trình độ văn hóa cao nhất trong thôn học đến lớp 9/12 chỉ có 02 người, số còn lại chỉ đến lóp 2,3; trẻ em dân tộc Brâu ở độ tuổi đến trường chỉ khoảng 68%. Trong thời gian triển khai thực hiện, dự án đã bố trí kinh phí thực hiện 1.009,6 triệu đồng để hỗ trợ các nội dung như: hỗ trợ cho học sinh các cấp học của dân tộc Brâu với mức hỗ trợ cho học sinh các cấp như: đối với các cháu mầm non 30.000 đồng/cháu/tháng; học sinh tiểu học 45.000 đồng/học sinh/tháng; học sinh THCS và THPH 160.000 đồng/học sinh/tháng; mở 2 lớp xóa mù chữ cho 93 người ở độ tuổi từ 28 đến 52 biết đọc và viết thành thạo tiếng kinh; hỗ trợ mở lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho 22 học viên dân tộc Brâu.

Từ năm 2006 đến nay, công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành được tăng cường nên trẻ em ở độ tuổi đến trường đạt 100%; công tác phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở đối với dân tộc Brâu đến nay đã hoàn thành; 100% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi được học tại các điểm trường mầm non công lập tại thôn; 100% học sinh tiểu học được học tại các điểm trường tiểu học công lập tại thôn. Từ năm 2010-2015 có 117 lượt học sinh mẫu giáo; 237 lượt học sinh tiểu học, 104 lượt học sinh THCS vào học tại trường Phổ thông dân tộc bán trú; 04 trường Cao đẳng kinh tế; 01 học sinh học trường Đại học Huế; có 120 lượt đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về học tập theo quy định.

Hiện nay, đã có 04 em đã tốt nghiệp Cao đẳng Lâm nghiệp, trong đó: đã có việc làm 03 em: 01 cán bộ địa chính xã Bờ Y, 02 dân quân xã Bờ Y và 01 chưa có việc làm; có 10 em đang đi học, trong đó: 01 đại học sư phạm Huế; 02 Cao đẳng sư phạm Kon Tum; 07 học tại trường DTNT tỉnh.

6. Về y tế và chất lượng dân số:

- Về y tế: Đã đào tạo, bồi dưỡng 01 cán bộ y tế người dân tộc Brâu, hiện đã hoàn thành khoá học và về phục vụ tại địa phương, góp phần chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân tại thôn Đăk Mế; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm đáng kể.

- Về chất lượng dân số: Trước năm 2005, tổng số dân tộc Brâu có hộ 156/ 494 khẩu. Hiện nay, tổng số dân tộc Brâu có 161 hộ /513 khẩu; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe được cải thiện; tuổi thọ trung bình được nâng lên; tình trạng tảo hôn từng bước được đẩy lùi; hôn nhân cận huyết thống được ngăn chặn kịp thời và hiện nay không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống xảy ra.

Ngoài dự án hỗ trợ phát triển dân tộc Brâu, đồng bào dân tộc Brâu còn được thụ hưởng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình theo Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, ngày 8/03/2010 của Chính phủ; Nghị định số 39/NĐ-CP, ngày 27/4/2015 của Chính phủ; chính sách bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; chính sách hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Về văn hóa, thông tin:

- Người Brâu có nền văn hóa độc đáo, với những giá trị trao truyền từ nhiều thế hệ như: phong tục tập quán, lễ nghi, kiến trúc... Trong đó, phải kể đến những giá trị văn hóa tiêu biểu, mang tính đặc trưng của người Brâu như: chiêng Tha, hệ thống các lễ hội nghi lễ vòng đời, nghi lễ sản xuất nông nghiệp, kiến trúc nhà, nghề thủ công... Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của người Brâu đã được quan tâm, chú trọng như: tiến hành kiểm kê di sản, sưu tầm, dựng phim, xuất bản các ấn phẩm liên quan đến lễ hội của người Brâu như: lễ cưới, lễ chọn đất lập làng, lễ cúng trỉa lúa, lễ mừng thu hoạch lúa, lễ ăn cốm, lễ mừng lúa vào kho; tổ chức lớp truyền dạy về chế tác và diễn tấu nhạc cụ truyền thống, phục dựng nghề dệt truyền thống; hỗ trợ người dân phục dựng các lễ hội... Qua đó, đã nâng cao nhận thức của người Brâu trong việc giữ gìn, lưu truyền văn hóa truyền thống trong cộng đồng, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Brâu đến du khách.

- Hỗ trợ kinh phí hoạt động văn hóa cho đồng bào dân tộc Brâu là 102 triệu đồng từ dự án hỗ trợ phát triển dân tộc Brâu để thực hiện các nội dung như: Lễ hội mừng năm mới; đâm trâu cúng mùa gieo trồng vào tháng 4; mừng lúa về kho vào tháng 10; mừng lúa mới vào tháng 11. Khi có lễ hội diễn ra sẽ có đội cồng chiêng (chiêng tha và chiêng đồng) phối hợp phục vụ lễ hội, ngoài ra còn có đàn bầu làm bằng lồ ô hoặc bằng quả bầu.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn và nhiều yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc của người Brâu vẫn đang đứng trước nguy cơ bị mai một, đặc biệt là hệ thống các di sản văn hóa vật thể như: kiến trúc nhà ở, không gian làng[1]; nghề dệt truyền thống[2], ngôn ngữ[3], luật tục, nghệ thuật trình diễn dân gian... Chính điều này đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu cấp thiết trong các dự án tiếp theo về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Brâu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.”

Ngoài ra, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg, ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, như: Phục dựng “Lễ chọn đất lập làng mới”; tổ chức phục dựng “Nghề dệt truyền thống” và “Tổ chức lớp truyền dạy về chế tác và diễn tấu các nhạc cụ truyền thống”; tổ chức “Kiểm kê di sản văn hóa dân tộc Brâu” và “Phục dựng lễ hội truyền thống”,

- Về thông tin: Thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho dân tộc Brâu đã đầu tư trạm thu phát sóng truyền hình tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Vùng phủ sóng bao trùm thôn Đăk Mế nơi đồng bào Brâu sinh sống. Hiện trạm thu phát truyền hình đang hoạt động tốt, chất lượng thu phát sóng đáp ứng yêu cầu của đồng bào. Chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình còn cấp miễn phí phương tiện nghe nhìn cho đồng bào dân tộc Brâu, trong đó, hỗ trợ 02 bộ chảo thu DTH, ti vi 29 inch, âm li, loa, micro; hỗ trợ kinh phí để tổ chức tuyên truyền, mua trang phục truyền thống, cồng chiêng và phục dựng, tổ chức một số lễ hội truyền thống dân tộc Brâu là 7 bộ chiêng tha, 5 bộ chiêng đồng và 15 bộ trang phục.

8. Về hệ thống chính trị cơ sở

- Hệ thống chính trị cơ sở: Thôn Đăk Mế có 01 tổ chức cơ sở Đảng gồm có 07 đảng viên (06 đảng viên chính thức; 01 đảng viên dự bị), trong đó có 5 đảng viên là người dân tộc thiểu số (có 02 đảng viên là dân tộc Brâu); có 05 tổ chức đoàn thể và Ban quản lý thôn.

- Xây dựng Đảng: Công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Brâu luôn được quan tâm làm tốt công tác tạo nguồn. Hiện nay, đang tạo nguồn có 04 người, có 01 quần chúng đã hoàn tất hồ sơ gửi về Huyện ủy, 01 quần chúng đang viết hồ sơ.

- An ninh quốc phòng: là địa bàn vùng biên giới nhưng trật tự an toàn xã hội tương đối ổn định; không có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, cũng như bỏ làng sang sinh sống tại nước bạn Lào, CamPuChia. Tuy nhiên, còn có hiện tượng sang nhượng đất ở, đất sản xuất không thông qua chính quyền cơ sở.

Phần III

NỘI DUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC BRÂU TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của dân tộc Brâu; tiếp tục giảm nghèo bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Brâu một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các thôn, bản nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Brâu; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trong vùng ngã ba biên giới với hai nước bạn Lào và CamPuChia.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,2% - 1,3%/năm[4], hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Đến năm 2025 mức sống bình quân của dân tộc Brâu tương đương với các dân tộc khác trong vùng, dân tộc Brâu có cán bộ tham gia trong hệ thống chính trị ở các cấp.

- Đến năm 2025, thôn Đăk Mế có lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và nhà sinh hoạt cộng đồng; có điện, công trình nước tập trung, thủy lợi tưới tiêu để phục vụ sản xuất theo định hướng tiêu chí nông thôn mới; 100% số hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng: Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người Brâu; địa bàn thực hiện tại thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu.

2. Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện Đề án là 08 năm (2018 - 2025), chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I: 2018 - 2020; giai đoạn II: 2021 - 2025).

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DÂN TỘC BRÂU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025

1. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn, làng, phấn đấu theo định hướng tiêu chí xây dựng nông thôn mới; kinh phí 45.550 triệu đồng

1.1. Đường giao thông: 03 công trình và nâng cấp 02 công trình; kinh phí 12.660 triệu đồng[5].

1.2. Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng: 02 công trình; kinh phí 10.500 triệu đồng[6].

1.3. Nước sinh hoạt: đào mới 40 giếng và nạo vét cải tạo 32 giếng; kinh phí 1.600 triệu đồng[7].

1.4. Điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn thôn: 03 phòng học và trang thiết bị; kinh phí 3.590 triệu đồng.

1.5. Điện sinh hoạt: 01 công trình; kinh phí 3.500 triệu đồng.

1.6. Nhà Rông văn hóa: nâng cấp 01 nhà Rông và 02 nhà ở truyền thống; kinh phí 1.800 triệu đồng.

1.7. Khu văn hóa, thể thao: Mở rộng khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn, kết hợp 01 sân bóng chuyền, 01 sân bóng đá khoảng 300m2; kinh phí 1.200 triệu đồng.

1.8. Quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và san ủi mặt bằng khu dãn dân (từ đường quy hoạch D4 đến suối Đăk Niêng, phía sau khu dân cư hiện nay) với diện tích 5 ha; kinh phí 5.000 triệu đồng.

1.9. Hỗ trợ làm nhà: 100 hộ; kinh phí 3.000 triệu đồng[8].

1.10. Quy hoạch 01 nghĩa trang cho dân tộc Brâu; kinh phí 2.500 triệu đồng.

1.11. Làm mới 01 cổng chào; kinh phí 200 triệu đồng.

2. Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất; kinh phí 11.929 triệu đồng

2.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất; kinh phí 10.173 triệu đồng

- Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất và nhân rộng mô hình sản xuất: 05 mô hình; kinh phí 2.500 triệu đồng[9].

- Hỗ trợ cây công nghiệp, lâm nghiệp; kinh phí 1.610 triệu đồng[10].

- Hỗ trợ cây lương thực hàng năm: kinh phí 1.610 triệu đồng[11].

- Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: kinh phí 1.288 triệu đồng[12]

- Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc-xin; kinh phí 1.610 triệu đồng.

- Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi: kinh phí 805 triệu đồng[13].

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc nông nghiệp, công cụ, dụng cụ sản xuất: kinh phí 750 triệu đồng[14].

2.2. Hỗ trợ đất sản xuất; kinh phí 1.500 triệu đồng: Hỗ trợ khai hoang diện tích đất rẫy cũ: 150 ha; khai hoang diện tích ruộng ven sông, suối: khoảng 3 ha); kinh phí 1.500 triệu đồng[15].

2.3. Hỗ trợ nâng cao năng lực; kinh phí 256 triệu đồng

- Tổ chức lớp tập huấn về kiến thức sản xuất: 03 lớp; kinh phí 90 triệu đồng[16].

- Hỗ trợ tổ chức tham quan học tập cho cộng đồng: 03 đợt; kinh phí 150 triệu đồng[17].

- Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm trong 8 năm; kinh phí 16 triệu đồng[18].

3. Hỗ trợ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào; kinh phí 7.480 triệu đồng

3.1. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu; kinh phí 500 triệu đồng.

3.2. Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu (nghề dệt vải); kinh phí 805 triệu đồng.

3.3. Hỗ trợ phục dựng các lễ hội truyền thống: 04 lễ hội (lễ tỉa lúa, lễ ăn cơm mới, lễ đóng cửa kho lúa, lễ mừng nhà rông mới) cho cả giai đoạn; kinh phí 600 triệu đồng.

3.4. Hỗ trợ chế tác nhạc cụ, trang phục truyền thống dân tộc: kinh phí 300 triệu đồng.

3.5. Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng: kinh phí 130 triệu đồng.

3.6. Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn; kinh phí 145 triệu đồng.

3.7. Hỗ trợ khôi phục kiến trúc nhà ở truyền thống; kinh phí 5.000 hiệu đồng[19]

4. Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc Brâu và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; kinh phí 160 triệu đồng.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc Brâu.

- Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc Brâu tại các cơ quan, đơn vị địa phương.

- Kinh phí hỗ trợ đào tạo 160 triệu đồng[20].

5. Hỗ trợ về giáo dục và y tế; kinh phí 3.256 triệu đồng

5.1. Giáo dục: Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người dân tộc Brâu: 1.404 triệu đồng.

5.2. Y tế: (1) Hỗ trợ chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản (đã được đào tạo trong giai đoạn 2005-2010): 125 triệu đồng; (2) Hỗ trợ đào tạo cô đỡ thôn bản đồng thời có chế độ phụ cấp phù hợp: 145 triệu đồng; Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người dân tộc Brâu: 1.583 triệu đồng (trong đó: Kinh phí mua BHYT, hỗ trợ mức đóng BHYT theo Luật BHYT sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP: 1.370 triệu đồng; Lồng ghép từ chính sách cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Brâu theo Luật BHYT sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP: 213 triệu đồng); tổng kinh phí 1.852 triệu đồng.

IV. TỔNG MỨC VỐN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng mức thực hiện Đề án: 68.376 triệu đồng; trong đó:

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:

45.550 triệu đồng;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất:

11.929 triệu đồng;

- Hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa:

7.480 triệu đồng;

- Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc:

160 triệu đồng;

- Hỗ trợ giáo dục, y tế:

3.256 triệu đồng;

2. Nguồn vốn thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí: 68.376 triệu đồng. Trong đó:

Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 65.702 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 43.090 triệu đồng; vốn sự nghiệp 22.612 triệu đồng).

Nguồn vốn lồng ghép các chính sách khác: 2.673 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 2.460 triệu đồng; vốn sự nghiệp 213 triệu đồng).

3. Thời gian thực hiện nguồn vốn giai đoạn 2018-2025 là: 68.376 triệu đồng.

Tổng nguồn vốn (tr.đ)

Giai đoạn 2018-2025

Cộng

Năm 2018

Cộng

Năm 2019

Cộng

Năm 2020

Cộng

Năm 2021-205

TW

ĐP& LG

TW

ĐP& LG

TW

ĐP& LG

TW

ĐP& LG

68.376

29.898

27.390

2.508

12.209

12.175

34

11.821

11.792

29

14.448

14.346

102

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn, làng, phấn đấu theo định hướng tiêu chí xây dựng nông thôn mới:

- Sau khi đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Trung ương bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện, cần chủ động, tích cực quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ, đồng thời kết hợp, lồng ghép các nguồn vốn khác được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn như: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, kế hoạch đầu tư trung hạn...để tập trung nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thôn Đăk Mế, đặc biệt tập trung ưu tiên hoàn thiện các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường GTNT vào khu sản xuất, các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu kết hợp với khai hoang đồng ruộng...để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Brâu có điều kiện phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo góp phần cho thôn Đăk Mế đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.

- Quan tâm công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước về quy trình, thủ tục đầu tư; đồng thời tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện.

- Quy hoạch sắp xếp, ổn định dân cư gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới.

2. Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất:

- Trong quá trình triển khai thực hiện đề án cần lưu ý về phong tục tập quán canh tác của đồng bào Brâu để có giải pháp thực hiện phù hợp; kết hợp với công tác vận động, tuyên truyền để bà con hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác, phát triển sản xuất cũng như đồng thuận tham gia thực hiện.

- Song song với việc hỗ trợ các loại cây, con giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc xin phòng dịch cần tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, quy trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng; xây dựng các mô hình sản xuất điển hình đồng thời cử cán bộ khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn kỹ thuật, kiến thức sản xuất, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ mới để để bà con biết và làm theo từ đó nhân rộng những mô hình phát triển tốt ra toàn cộng đồng để thực hiện.

- Lồng ghép các chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

3. Hỗ trợ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tuyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào:

- Cần nghiên cứu chuyên sâu để có những giải pháp hỗ trợ phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Brâu như: tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và hỗ trợ khôi phục các lễ hội truyền thống, khôi phục và sản xuất các nhạc cụ, trang phục truyền thống...

- Nghiên cứu, sưu tầm về tiếng nói, chữ viết của dân tộc Brâu và tổ chức các lớp dạy tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu tại thôn.

- Khôi phục và bảo tồn các nghề truyền thống của đồng bào Brâu; đồng thời nghiên cứu lồng ghép với các chương trình chính sách khác để quảng bá tạo đầu ra cho sản phẩm nhằm tạo điều kiện duy trì và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Brâu.

4. Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị:

- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Brâu ở các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị; xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh.

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc Brâu. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện;

- Tiếp tục hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ thôn, bản, xã về kiến thức quản lý nhà nước; khuyến nông, khuyến lâm; nghiệp vụ hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở.

5. Hỗ trợ về giáo dục và y tế:

- Về giáo dục: Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho tất cả con em người dân tộc Brâu ở các cấp học được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập góp phần cho con em người dân tộc Brâu có điều kiện phấn đấu trong học tập để được học tại các trường Nội trú huyện, tỉnh; đồng thời lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ khác như: chế độ cử tuyển cho các cháu học sinh học hết bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học

…………………

- Phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

4. Các sở: Văn hóa và Thể thao du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động -TBXH, Y tế, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý khu kinh tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:

- Tham gia thực hiện Đề án theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Phối hợp với Ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

5. Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi:

- Giao Phòng Dân tộc huyện là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Ban Dân tộc quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã Bờ Y lồng ghép các nguồn kinh phí thuộc các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, triển khai thực hiện các Dự án thành phần.

6. Ủy ban nhân dân xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi:

- Phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn xã, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia hưởng ứng; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, nông, lâm trường đóng chân trên địa bàn tham gia thực hiện chính sách, giúp đỡ hộ nghèo bằng nhiều hình thức.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Ủy ban nhân dân huyện./.

 

BIỂU SỐ 1a

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG NĂM 2018 TỈNH KON TUM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Huyện

Thôn, làng

Tổng kinh phí thực hiện

VỐN ĐẦU TƯ

VỐN SỰ NGHIỆP

Kinh phí hỗ trợ CSHT

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ sử dụng cán bộ dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Kinh phí hỗ trợ chính sách khác

Trong đó:

Đường giao thông

Cầu, cống.

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

Công trình hoạt

Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Lớp học

Nhà ở công vụ giáo viên

Nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà rông văn hóa và nhà truyền thống)

Hỗ trợ khác

Hỗ trợ mô hình và nhân rộng mô hình

Hỗ trợ cây trồng, cây lương thực

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc BVTV…

Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc xin

Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản

Hỗ trợ khai khai hoang đất sản xuất

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc nông nghiệp, công cụ, dụng sản xuất

Hỗ trợ nâng cao kiến thức sản xuất cho đồng bào

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

Hỗ trợ bảo tồn lễ hội truyền thống

Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản.

Hỗ trợ giáo dục

Hỗ trợ Y tế

Hỗ trợ khác

1

Huyện Ngọc Hồi

Xã Bờ Y

Đắk Mế

27.390

19.400

5.700

 

6.300

800

2.100

-

 

-

4.500

1.541

500

403

161

201

101

0

94

82

5.770

150

5.000

200

150

100

130

40

20

658

176

483

 

 

BIỂU SỐ 2a

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2016-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TỈNH KON TUM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Huyện

Thôn, làng

Tổng kinh phí thực hiện

VỐN ĐẦU TƯ

VỐN SỰ NGHIỆP

Kinh phí hỗ trợ CSHT

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ sử dụng cán bộ dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Kinh phí hỗ trợ chính sách khác

Trong đó:

Đường giao thông

Cầu, cống.

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

Công trình sinh hoạt

Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Lớp học

Nhà ở công vụ giáo viên

Nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà rông văn hóa và nhà truyền thống)

Hỗ trợ khác

Hỗ trợ mô hình và nhân rộng mô hình

Hỗ trợ cây trồng, cây lương thực

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc BVTV…

Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc xin

Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản

Hỗ trợ khai khai hoang đất sản xuất

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc nông nghiệp, công cụ, dụng sản xuất

Hỗ trợ nâng cao kiến thức sản xuất cho đồng bào

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

Hỗ trợ bảo tồn lễ hội truyền thống

Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản.

Hỗ trợ giáo dục

Hỗ trợ Y tế

Hỗ trợ khác

1

Huyện Ngọc Hồi

Xã Bờ Y

Đắk Mế

51.356

36.490

9.500

 

10.500

800

2.100

3.590

 

1.800

8.200

6.123

1.500

1.208

483

604

302

1.500

281

246

7.050

500

5.000

600

450

300

130

70

60

1.633

527

1.106

 

 

BIỂU SỐ 3a

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH KON TUM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Huyện

Thôn, làng

Tổng kinh phí thực hiện

VỐN ĐẦU TƯ

VỐN SỰ NGHIỆP

Kinh phí hỗ trợ CSHT

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ sử dụng cán bộ dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Kinh phí hỗ trợ chính sách khác

Trong đó:

Đường giao thông

Cầu, cống.

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

Công trình hoạt

Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Lớp học

Nhà ở công vụ giáo viên

Nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà rông văn hóa và nhà truyền thống)

Hỗ trợ khác

Hỗ trợ mô hình và nhân rộng mô hình

Hỗ trợ cây trồng, cây lương thực

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc BVTV…

Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc xin

Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản

Hỗ trợ khai khai hoang đất sản xuất

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc nông nghiệp, công cụ, dụng sản xuất

Hỗ trợ nâng cao kiến thức sản xuất cho đồng bào

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

Hỗ trợ bảo tồn lễ hội truyền thống

Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản.

Hỗ trợ giáo dục

Hỗ trợ Y tế

Hỗ trợ khác

1

Huyện Ngọc Hồi

Xã Bờ Y

Đăk Mế

14.346

6.600

700

 

 

800

1.400

 

 

 

3.700

5.806

1.000

2.013

805

 

503

 

469

10

430

 

 

205

150

 

 

75

100

1.411

878

533

 

 

BIỂU SỐ 1b

TỔNG HỢP VỐN LỒNG GHÉP, CÂN ĐỐI CỦA ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG NĂM 2018 TỈNH KON TUM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Huyện

Thôn, làng

Tổng kinh phí thực hiện

VN LỒNG GHÉP

VỐN CÂN ĐỐI

VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

VỐN SỰ NGHIỆP

Tổng vốn cân đối

Trong đó

Kinh phí hỗ trợ CSHT

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Trong đó

Kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Trong đó:

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ người dân tộc

Kinh phí hỗ trợ các chính sách khác

Trong đó:

Đường giao thông

Cầu, cống.

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Lớp học

Nhà ở công vụ giáo viên

Nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà rông văn hóa và nhà truyền thống)

Hỗ trợ khác

Hỗ trợ mô hình và nhân rộng mô hình

Hỗ trợ cây trồng, cây lương thực

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc BVTV…

Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc xin

Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản

Hỗ trợ khai khai hoang đất sản xuất

Hỗ trợ nâng kiến thức sản xuất cho đồng bào

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc nhà ở truyền thống

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

Hỗ trợ bảo tồn lễ hội truyền thống

Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản.

Giáo dục

Y tế

Khác

Quản lý dự án (3%)

Xây dựng dự án

1

Huyện Ngọc Hồi

Xã Bờ Y

Đăk Mế

2.508

2.460

2 460

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

48

 

48

 

 

 

 

 

BIỂU SỐ 2b

TỔNG HỢP VỐN LỒNG GHÉP, CÂN ĐỐI CỦA ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH KON TUM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Huyện

Thôn, làng

Tổng kinh phí thực hiện

VỒN LỒNG GHÉP

VỐN CÂN ĐỐI

VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

VỐN SỰ NGHIỆP

Tổng vốn cân đối

Trong đó

Kinh phí hỗ trợ CSHT

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Trong đó

Kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Trong đó:

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ người dân tộc

Kinh phí hỗ trợ các chính sách khác

Trong đó:

Đường giao thông

Cầu, cống.

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Lớp học

Nhà ở công vụ giáo viên

Nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà rông văn hóa và nhà truyền thống)

Hỗ trợ khác

Hỗ trợ mô hình và nhân rộng mô hình

Hỗ trợ cây trồng, cây lương thực

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc BVTV…

Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc xin

Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản

Hỗ trợ khai khai hoang đất sản xuất

Hỗ trợ nâng kiến thức sản xuất cho đồng bào

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc nhà ở truyền thống

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

Hỗ trợ bảo tồn lễ hội truyền thống

Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản.

Giáo dục

Y tế

Khác

Quản lý dự án (3%)

Xây dựng dự án

1

Huyện Ngọc Hồi

Xã Bờ Y

Đăk Mế

2.571

2.460

2.460

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

111

 

111

 

 

 

 

 

BIỂU SỐ 3b

TỔNG HỢP VỐN LỒNG GHÉP, CÂN ĐỐI CỦA ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH KON TUM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Huyện

Thôn, làng

Tổng kinh phí thực hiện

VN LỒNG GHÉP

VỐN CÂN ĐỐI

VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

VỐN SỰ NGHIỆP

Tổng vốn cân đối

Trong đó

Kinh phí hỗ trợ CSHT

Trong đó:

Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Trong đó

Kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa

Trong đó:

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ người dân tộc

Kinh phí hỗ trợ các chính sách khác

Trong đó:

Đường giao thông

Cầu, cống

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Lớp học

Nhà ở công vụ giáo viên

Nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà rông văn hóa và nhà truyền thống)

Hỗ trợ khác

Hỗ trợ mô hình và nhân rộng mô hình

Hỗ trợ cây trồng, cây lương thực

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc BVTV…

Hỗ trợ gia súc, gia cầm và vắc xin

Hỗ trợ chuồng trại và ao nuôi thủy sản

Hỗ trợ khai khai hoang đất sản xuất

Hỗ trợ nâng kiến thức sản xuất cho đồng bào

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc nhà ở truyền thống

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

Hỗ trợ bảo tồn lễ hội truyền thống

Hỗ trợ khôi phục chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản.

Giáo dục

Y tế

Khác

Quản lý dự án (3%)

Xây dựng dự án

1

Huyện Ngọc Hồi

Xã Bờ Y

Đăk Mế

102

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

102

 

102

 

 

 

 

 

BIỂU SỐ 4a

TỔNG HỢP NGUỒN VỐN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH KON TUM

Đvt: Triệu đồng.

Stt

Huyện

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện

Trong đó (chia theo nguồn vốn):

Trong đó (chia theo nguồn vốn):

NSTW

NSĐP

LỒNG GHÉP

KHÁC

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

VỐN SỰ NGHIỆP

VỐN KHÁC

A

B

1 =2 3 4 5 =6 7 8

2

3

4

5

6

7

8

1

Huyện Ngọc Hồi

53.927,8

51.356

 

2.571

 

38.950,0

14.978

 

 

BIỂU SỐ 4b

TỔNG HỢP NGUỒN VỐN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH KON TUM

Đvt: Triệu đồng.

Stt

Huyện

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện

Trong đó (chia theo nguồn vốn):

Trong đó (chia theo nguồn vốn):

NSTW

NSĐP

LỒNG GHÉP

KHÁC

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

VỐN SỰ NGHIỆP

VỐN KHÁC

A

B

1 =2 3 4 5 =6 7 8

2

3

4

5

6

7

8

1

Huyện Ngọc Hồi

14.448

14.346

 

102

 

6.600

7.848

 

 

BIỂU TỔNG HỢP KHÁI TOÁN NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016-2025

STT

Nội dung đầu tư, hỗ trợ

Đơn vị tính

Số lượng

Quy mô xây dựng

Tổng kinh phí

Ghi chú

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

HUYỆN NGỌC HỒI

 

 

 

 

 

 

XÃ ĐĂK MẾ

 

 

 

 

 

 

DÂN TỘC BRÂU

 

 

 

68.376

 

I

Hỗ trợ đầu tư CSHT

 

 

 

45.550,0

 

1

Đường giao thông

 

 

 

12.660,0

 

-

Đường GT nội vùng khu dãn dân

CT

1

3,5km

4.000,0

 

-

Nâng cấp đường đi khu sản xuất tập trung (bê tông hóa)

CT

1

3,5 km

5.500,0

 

-

Nâng cấp đường giao thông nội vùng khu dân cư (đã được đầu tư trong giai đoạn 2005-2010)

CT

1

 

700,0

Gia cố rãnh dọc một số đoạn sửa chữa, duy tu mặt đường bị hư hỏng, xuống cấp

-

Đường giao thông nội đồng Đăk Mế 1

CT

1

Nền, mặt đường bê tông

1.560,0

Lồng ghép nguồn vốn đầu tư trung hạn

-

Đường giao thông nội đồng Đăk Mế 2

CT

1

Nền, mặt đường bê tông

900,0

Lồng ghép nguồn vốn đầu tư trung hạn

2

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

 

 

 

10.500,0

 

-

Xây dựng mới công trình thủy lợi Đăk Kan (Đập đầu mối và bê tông hóa kênh mương nội đồng)

CT

1

tưới cho 50 ha ruộng 02 vụ

6.300,0

Xây dựng mới công trình thủy lợi kết hợp khai hoang diện tích ruộng tập trung 30 ha

-

Khai hoang đồng ruộng

CT

1

Khoảng 30ha

4.200,0

 

3

Công trình nước sinh hoạt

Giếng

72 giếng

72 giếng

1.600,0

 

 

Đào mới 40 giếng nước sinh hoạt; nạo vét cải tạo 32 giếng đã được đầu tư giai đoạn 2005-2010

Giếng

72 giếng

72 giếng

1.600,0

Đào mới cho 20 giếng/50 hộ mới tách hộ (bình quân 2,5 hộ/giếng), 20 giếng cho 50 hộ dự kiến tăng thêm; nạo vét cải tạo 30 giếng cũ

4

Điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn thôn

CT

 

 

3.590,0

 

-

03 phòng học (theo mẫu kiên cố hóa trường học)

CT

1

 

1.700,0

 

-

Trang thiết bị dạy học, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời

Bộ

3

Cho 03 lớp học Mầm non; 100 trđ/lớp

300,0

 

-

Trang thiết bị nghe nhìn như loa, đài, âm thanh, ti vi...

Bộ

3

Cho 03 lớp học Mầm non; 30 trđ/lớp

90,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 30 triệu đồng/lần/giai đoạn

-

Nâng cấp và cải tạo điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn thôn chuyển sang điểm trường mầm non thôn

CT

1

 

1.500,0

 

5

Điện sinh hoạt

CT

1

 

3.500,0

 

-

Hệ thống đường điện hạ thế phục vụ sinh hoạt, sản xuất (trạm hạ thế và đường dây)

CT

1

4,5km

3.500,0

 

6

Nhà rông văn hóa và nhà truyền thống

CT

3

 

1.800,0

 

-

Nâng cấp 01 nhà rông văn hóa và 02 nhà ở truyền thống

CT

3

 

1.800,0

 

7

Khu văn hóa, thể thao

CT

1

 

1.200,0

 

-

Mở rộng khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn, kết hợp sân bóng chuyền, bóng đá

CT

1

300m2

1.200,0

 

8

Quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và san ủi mặt bằng khu dãn dân (từ đường quy hoạch D4 đến suối Đăk Niêng, phía sau khu dân cư hiện nay)

CT

1

5ha

5.000,0

 

9

Hỗ trợ làm nhà ở

Nhà

100

30 triệu/nhà

3.000,0

Hỗ trợ làm nhà cho 50 hộ mới tách hộ và dự phòng hỗ trợ cho 50 hộ phát sinh tăng thêm

10

Quy hoạch khu nghĩa trang dân tộc Brâu

ha

3

3ha

2.500,0

 

11

Làm mới cổng chào

cổng

1

200trđ/cổng chào

200,0

 

II

Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất

 

 

 

11.929,0

 

1

Hỗ trợ phát triển sản xuất

 

 

 

10.173,0

 

-

Xây dựng mô hình sản xuất và nhân rộng mô hình

MH

5

5 mô hình cho 5 tổ

2.500,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 500 triệu đồng/ tổ hợp tác*5 mô hình

-

Hỗ trợ cây công nghiệp, lâm nghiệp (cao su, bời lời, điều...)

hộ

161

Hỗ trợ cho 161 hộ, bình quân mỗi hộ 1,7ha

1.610,0

Vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn

-

Hỗ trợ cây lương thực hằng năm (lúa, ngô, sắn cao sản...)

hộ

161

Hỗ trợ cho 161 hộ, bình quân mỗi hộ 1,7ha

1.610,0

Vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn

-

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

hộ

161

Hỗ trợ cho 161 hộ, hỗ trợ tối đa 1 trđ/hộ/năm

1.288,0

Vận dụng Quyết định sổ 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/hộ/năm*8 năm

-

Hỗ trợ gia súc (trâu, bò, dê), gia cầm và vắc xin

Hộ

161

Hỗ trợ tối đa 01 lần

1.610,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 10 triệu đồng/hộ

-

Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi

Chuồng

161

20m2/chuồng

805,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 5 triệu đồng/chuồng*161hộ

-

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc nông nghiệp, công cụ, dụng cụ sản xuất...

Nhóm hộ

5

Hỗ trợ tối đa 1 lần

750,0

Vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/nhóm hộ/giai đoạn

2

Hỗ trợ đất sản xuất

 

 

1.500,0

 

 

-

Hỗ trợ cải tạo đất sản xuất

 

 

 

1.500,0

 

Cải tạo diện tích đất rẫy cũ

ha

150

diện tích 150 ha

1.500,0

Định mức hỗ trợ: 15 triệu đồng/hộ x 100 hộ (vận dụng theo Thông tư số 02/2017/TT-UBDT về hướng dẫn thực hiện QĐ 2085)

Cải tạo diện tích ruộng ven sông, suối

ha

3

diện tích 3 ha

3

Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất

 

 

 

256,0

 

-

Tổ chức lớp tập huấn về kiến thức sản xuất

Lớp

3

Hỗ trợ tối đa 03 năm

90,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 30 triệu đồng/lớp

-

Hỗ trợ tổ chức tham quan học tập cho cộng đồng

Cuộc

3

Hỗ trợ tối đa 03 cuộc

150,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 50 triệu đồng/'cuộc*3 năm

-

Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm

Năm

8

Hỗ trợ cả giai đoạn

16,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 2 triệu đồng/năm

III

Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào

 

 

 

7.480,0

 

1

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

 

 

 

500,0

 

2

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

Nghề

1

 

805,0

 

 

- Nghề dệt vải

 

 

 

805,0

5 trđ x 161 hộ

3

Hỗ trợ phục dựng lễ hội truyền thống

Lễ hội

4

 

600,0

150 trđ/lễ hội x 4 lễ hội cho cả giai đoạn

4

Hỗ trợ chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

 

 

 

300,0

 

5

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

 

 

 

130,0

 

6

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản

 

 

 

145,0

 

7

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc nhà ở truyền thống

 

 

 

5.000,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 5.000 triệu đồng

IV

Hỗ trợ đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Lớp

8

Hỗ trợ cả giai đoạn

160,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 20 triệu đồng*8 năm

V

Hỗ trợ các chính sách khác

 

 

 

3.256,2

 

1

Trang phục truyền thống

 

 

 

1.404,0

 

-

Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người dân tộc Brâu

Học sinh

32

Dự kiến hỗ trợ 32 học sinh (Trẻ mầm non 10 em; TH và THCS: 10 em; học sinh, sinh viên học tại các trường TCCN, CĐ, ĐH: 12 em) cho cho cả giai đoạn)

1.404,0

Vận dụng Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ: Bậc Mầm non là 390.000 đồng/em/tháng (30%*1,3 trđ); bậc Tiểu học và Trung học cơ sở là 780.000 đồng/em/tháng (60%*1,3trđ); học sinh, sinh viên học tại các trường TCCN, CĐ, ĐH là 1,3 trđ/em (100%*1,3 trđ)

2

Hỗ trợ Y tế

 

 

 

1.852,2

 

-

Có chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản (đã được đào tạo trong giai đoạn 2005-2010)

Người

1

Hỗ trợ cả giai đoạn

124,8

(1,3 triệu đồng/tháng*12 tháng*8năm )

-

Hỗ trợ đào tạo cô đỡ thôn bản đồng thời có chế độ phụ cấp phù hợp

Người

1

Hỗ trợ 01 lần

20,0

Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 20 triệu đồng/lần

-

Chế độ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản

Người

1

Hỗ trợ cả giai đoạn

124,8

(1,3 triệu đồng/tháng*12 tháng*8 năm)

-

Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người dân tộc Brâu

 

513

 

1.582,6

- Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP.

Kinh phí mua BHYT cho người dân tộc Brâu

 

444

 

1.369,7

Số người không thuộc đối tượng ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT theo Luật BHYT sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP

Cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Brâu theo quy định (Lồng ghép nguồn vốn khác)

 

69

 

212,9

Nguồn kinh phí lồng ghép từ chính sách cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Brâu theo Luật BHYT sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP

3

Hỗ trợ khác

 

 

 

 

 

 

BIỂU SỐ 05

TỔNG HỢP PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ VỐN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung đầu tư, hỗ trợ

Tổng

Giai đoạn 2016-2025

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

GĐ 2021- 2025

 

HUYỆN NGỌC HỒI

 

 

 

 

 

 

XÃ ĐĂK MẾ

 

 

 

 

 

 

DÂN TỘC BRÂU

68.376

29.898,0

12.209,0

11.821,0

14.448,0

A

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

65.119

29.191

11.666

11.326

12.936

I

Xây dựng cơ sở hạ tầng

45.550

21.860

9.490

7.600

6.600

1

Đường giao thông

12.660

8.160

1.900

1.900

700

-

Đường GT nội vùng khu dãn dân

4.000

2.400

800

800

 

-

Nâng cấp đường đi khu sản xuất tập trung (bê tông hóa)

5.500

3.300

1.100

1.100

 

-

Nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình đã đầu tư giai đoạn trước

700

 

 

 

700

-

Đường giao thông nội đồng Đăk Mế 1

1.560

1.560

 

 

 

-

Đường giao thông nội đồng Đăk Mế 2

900

900

 

 

 

2

Công trình thủy lợi và khai hoang đồng ruộng

10.500

6.300

2.100

2.100

-

-

Xây dựng mới công trình thủy lợi Đăk Kan (Đập đầu mối và bê tông hóa kênh mương nội đồng)

6.300

3.780

1.260

1.260

 

-

Khai hoang đồng mộng

4.200

2.520

840

840

 

3

Công trình nước sinh hoạt

1.600

800

-

-

800

 

Đào mới 40 giếng nước sinh hoạt; nạo vét cải tạo 32 giếng đã được đầu tư giai đoạn 2005-2010

1.600

800

 

 

800

4

Điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn thôn

3.590

-

3.590

-

-

-

33 phòng học (theo mẫu kiên cố hóa trường học)

1.700

 

1.700

 

 

-

Trang thiết bị dạy học, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời

300

 

300

 

 

-

Trang thiết bị nghe nhìn như loa, đài, âm thanh, ti vi...

90

 

90

 

 

-

Nâng cấp và cải tạo điểm trường tiểu học Bế Văn Đàn thôn chuyển sang điểm trường mầm non thôn

1.500

 

1.500

 

 

5

Điện sinh hoạt

3.500

2.100

-

-

1.400

-

Hệ thống đường diện hạ thế phục vụ sinh hoạt, sản xuất (trạm hạ thế và đường dây)

3.500

2.100

 

 

1.400

6

Nhà rông văn hóa và nhà truyền thống

1.800

-

900

900

 

 

Nâng cấp 01 nhà rông văn hóa và 02 nhà ở truyền thống

1.800

 

900

900

 

7

Khu văn hóa, thể thao

1.200

-

-

-

1.200

-

Mở rộng khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn, kết hợp sân bóng chuyền, bóng đá

1.200

 

 

 

1.200

8

Quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và san ủi mặt bằng khu dãn dân (từ đường quy hoạch D4 đến suối Đăk Niêng, phía sau khu dân cư hiện nay)

5.000

3.000

1.000

1.000

 

9

Hỗ trợ làm nhà ở

3.000

1.500

 

 

1.500

10

Quy hoạch khu nghĩa trang dân tộc Brâu

2.500

 

 

1.500

1.000

11

Làm mới cổng chào

200

 

 

200

 

II

Hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất

11.929

1.541

1.541

3.041

5.806

1

Hỗ trợ phát triển sản xuất

10.173

1.459

1.459

1.459

5.796

-

Xây dựng mô hình sản xuất và nhân rộng mô hình

2.500

500

500

500

1.000

-

Hỗ trợ cây công nghiệp, lâm nghiệp (cao su, bời lời, điều...)

1.610

201

201

201

1.006

-

Hỗ trợ cây lương thực hằng năm (lúa, ngô, sắn cao sản...)

1.610

201

201

201

1.006

-

Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

1.288

161

161

161

805

-

Hỗ trợ gia súc (trâu, bò, dê), gia cầm và vắc xin

1.610

201

201

201

1.006

-

Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi

805

101

101

101

503

-

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc nông nghiệp, công cụ, dụng cụ sản xuất...

750

94

94

94

469

2

Hỗ trợ đất sản xuất

1.500

-

-

1.500

-

-

Hỗ trợ khai hoang cải tạo đất sản xuất

1.500

-

-

1.500

 

Khai hoang cải tạo diện tích đất rẫy cũ

1.500

-

-

1.500

 

Khai hoang diện tích ruộng ven sông, suổi

3

Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất

256

82

82

82

10

-

Tổ chức lớp tập huấn về kiến thức sản xuất

90

30

30

30

 

-

Hỗ trợ tổ chức tham quan học tập cho cộng đồng

150

50

50

50

 

-

Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm

16

2

2

2

10

III

Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào

7.480

5.770

615

665

430

1

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng bộ chữ cái và biên soạn từ điển ngôn ngữ của dân tộc Brâu

500

150

150

200

 

2

Hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu

805

200

200

200

205

-

Nghề dệt vải

805

200

200

200

205

3

Hỗ trợ phục dựng lễ hội truyền thống

600

150

150

150

150

4

Hỗ trợ chế tác nhạc cụ, trang phục dân tộc

300

100

100

100

 

5

Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng

130

130

 

 

 

6

Hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn, bản

145

40

15

15

75

7

Hỗ trợ khôi phục kiến trúc nhà ở truyền thống

5.000

5.000

 

 

 

IV

Đào tạo cán bộ dân tộc

160

20

20

20

100

B

CHI PHÍ KHÁC

3.256

707

543

495

1.513

1

Hỗ trợ giáo dục

1.404

176

176

176

878

-

Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người dân tộc Rơ Măm

1.404

176

176

176

878

2

Hỗ trợ Y tế

1.852

531

367

319

635

-

Có chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản (đã được đào tạo trong giai đoạn 2005-2010)

125

16

16

16

78

-

Hỗ trợ đào tạo cô đỡ thôn bản đồng thời có chế độ phụ cấp phù hợp

20

20

 

 

 

-

Chế độ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản

125

16

16

16

78

-

Hỗ trợ 100% cấp thẻ BHYT cho người dân tộc Brâu

1.583

480

336

288

479

Kinh phí mua BHYT cho người dân tộc Rơ Măm

1.370

432

302

259

377

Cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Brâu theo quy định (Lồng ghép nguồn vốn khác)

213

48

34

29

102,0

3

Hỗ trợ khác

 

 

 

 

 

 



[1] Sau khi làng truyền thống của người Brâu bị cháy rụi năm 1991, với chương trình “định canh định cư, dãn dân tách hộ, lập vườn”, làng Đăk Mế của người Brâu được xây dựng mới lại theo kiến trúc của người Kinh.

[2] Nghề dệt của người B râu gần như bị mai một một cách sâu sắc nhất, các sản phẩm từ dệt rất hiếm và không đủ phục vụ nhu cầu tối thiểu. Khi có lễ hội lớn của cộng đồng, người B râu cũng thường sử dụng (mượn) trang phục của người Xơ Đăng hay người Lào.

[3] Người B râu chỉ có tiếng nói, không có chữ viết song hệ thống văn học dân gian lại vô cùng đa dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau sống động trong đời sống tinh thần cộng đồng như: truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười...

[4] Tại Kế hoạch số 1646/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi V/v kế hoạch giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2016-2020, trong đó: tỷ lệ giảm nghèo bình quân của xã Bờ Y hằng năm là 0,85 %/năm. Vì vậy mục tiêu giảm nghèo hằng năm của dân tộc Brâu tại thôn Đăk Mế được xác định cao hơn tỷ lệ giảm nghèo hằng năm của xã Bờ Y để làm cơ sở phấn đấu đạt được.

[5] Tính bình quân suất đầu tư 3.000 triệu đồng/1km đường kết cấu BTXM, gia cố rãnh, thoát nước ngang, dọc (đối với công trình làm mới); bình quân 500 triệu đồng/km (nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình đã đầu tư giai đoạn trước). Trong đó: 03 công trình đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương: 10.200 triệu đồng; 02 công trình lồng ghép từ nguồn vốn đầu tư trung hạn: 2.460 triệu đồng

[6] trong đó: xây dựng mới 01 công trình thủy lợi: 6.300 triệu đồng; khai hoang, san ủi, cải tạo đồng ruộng 01 công trình/30 ha: 4.200 triệu đồng

[7] Đào mới 20 giếng/50 hộ mới tách hộ (bình quân 2,5 hộ/giếng), 20 giếng cho 50 hộ dự kiến tăng thêm; nạo vét cải tạo 32 giếng cũ.

[8] Hỗ trợ làm nhà cho 50 hộ mới tách hộ và dự phòng hỗ trợ cho 50 hộ phát sinh tăng thêm

[9] Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg là 500 triệu đồng/tổ hợp tác*5mô hình

[10] Định mức hỗ trợ vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn

[11] Định mức hỗ trợ vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn

[12] Định mức hỗ trợ vận dụng theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh Kon Tum: Hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/hộ/năm*8 năm

[13] Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg 5 triệu đồng/chuồng/hộ

[14] Vận dụng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/nhóm hộ/giai đoạn

[15] Định mức hỗ trợ vận dụng theo Thông tư số 02/2017/TT-UBDT về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg: 15 triệu đồng/hộ*100 hộ

[16] Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 30 triệu đồng/lớp

[17] Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg: 50 triệu đồng/cuộc*3năm

[18] Định mức hỗ trợ vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg: 2 triệu đồng/năm

[19] Vận dụng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 2086: 5.000 triệu đồng/điểm.

[20] Vận dụng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg: hỗ trợ cả giai đoạn mở 8 lớp * 20 trđ/lớp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 941b/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người Brâu tỉnh Kon Tum đến năm 2025

  • Số hiệu: 941b/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/09/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Trần Thị Nga
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản