Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 930 /QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 25 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg, ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT, ngày 08/10/2012 của liên Bộ: Tài chính - Y tế quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012- 2015;

Căn cứ Hướng dẫn số 999/HD-BYT, ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;

Căn cứ Nghị quyết số 131/NQ-HĐND, ngày 17 tháng 7 năm 2015 của HĐND tỉnh Lai Châu về việc bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 112/TTr-STC ngày 13/8/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế kết quả triển khai, thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ; (để b/c)
- Bộ Tài chính; (để b/c)
- Bộ Y tế; (để b/c)
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VPUBND tỉnh: LĐ, CV các khối;
- L­ưu: VT, VX.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Thanh Hải

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 930 /QĐ-UBND ngày 25 /8/2015 của UBND tỉnh Lai Châu)

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg, ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020”, với các nội dung như sau:

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Lai Châu là tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn; dân số trên 40 vạn người, mật độ dân số thửa 42 người/km2; tỉnh có 20 dân tộc thiểu số sinh sống, ngôn ngữ còn nhiều bất đồng. Trong những năm qua công tác phòng, chống HIV/AIDS được tỉnh quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Tuy dịch HIV/AIDS đã được kìm chế, tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV năm sau không tăng so với năm trước, nhưng vẫn chưa đủ sự bền vững; một số xu hướng dịch có sự thay đổi: Gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ như phụ nữ, trẻ em… Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS; hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao; dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch tại một số xã, phường, thị trấn nếu không có những biện pháp ứng phó triệt để; tại một số địa phương chưa thật sự được quan tâm chú trọng, công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn chưa được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, chưa đưa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương hàng năm. Các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong những năm qua đã được tích cực triển khai, nhưng do hạn chế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) chất lượng cung cấp dịch vụ còn chưa bảo đảm theo nhu cầu nhất là đối với các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, trước khó khăn về nguồn lực tài chính do nguồn kinh phí Chương trình MTQG giảm dần và các nguồn tài trợ từ các dự án nước ngoài kết thúc tài trợ vào cuối năm 2017 sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các Chương trình, dự phòng và điều trị HIV/AIDS. Từ đó, nguy cơ gia tăng số ca nhiễm HIV mới và chi phí điều trị cũng như những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì vậy việc “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết.

I. Cơ sở pháp lý

1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

2. Chỉ thị số 54-CT/TW/2005, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;

3. Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

4. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP, ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống HIV/AIDS;

5. Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

6. Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT, ngày 08/10/2012 quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

7. Quyết định số 4548/QĐ-UBQG50, ngày 20/11/2012 của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc phê duyệt 04 đề án thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

9. Quyết định số 1899/QĐ-TTg, ngày 16/10/ 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;

11. Thông tri số 04-TT/TU, ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Tỉnh ủy Lai Châu về việc tăng cường lãnh đạo công tác Phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong tình hình mới;

12. Hướng dẫn số 999/HD-BYT ngày 18/12/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020 tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

II. Tình hình và đáp ứng với dịch HIV/AIDS

1. Tình hình dịch HIV/AIDS tính đến 31/12/2014:

- Lũy tích số trường hợp nhiễm HIV là: 3.221 người.

- Số nhiễm HIV có địa chỉ còn sống trong tỉnh là: 1.757 người.

- Số chuyển ngoại tỉnh, mất dấu, trùng tên là: 486 người.

- Luỹ tích số người đã tử vong do AIDS là: 978 người.

- Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số là: 0,40%.

Bảng 1. Tình hình nhiễm HIV qua các năm:

Năm

Phát hiện mới nhiễm HIV hàng năm

Lũy tích HIV qua các năm

Lũy tích Mất dấu, trùng tên không xác định, đi tù

Ngoại tỉnh

Lũy tích Bn tử vong

Số Bn còn sống quản lý được

2004

 

51

4

0

3

44

2005

171

222

32

6

17

167

2006

219

441

61

18

47

315

2007

265

706

100

34

114

458

2008

322

1.028

147

56

220

605

2009

351

1.379

181

71

305

822

2010

379

1.758

239

81

479

959

2011

410

2.168

302

89

653

1.124

2012

329

2.497

334

96

787

1.280

2013

345

2.842

367

109

888

1.479

2014

360

3.221

373

113

978

1.757

 

Bảng 2. Lây nhiễm HIV/AIDS theo huyện, thành phố qua các năm:

TT

TÊN HUYỆN

Số nhiễm mới 2014

Số nhiễm lũy tích

Lũy tích số tử vong

Số nhiễm hiện còn sống

Dân số theo huyện

% nhiễm so với dân số

Tỷ lệ còn sống/100.000

1

Tam Đường

63

648

210

332

52.135

0.64

637

2

TP Lai Châu

18

373

115

221

35.210

0.63

628

3

Phong Thổ

36

394

174

204

74.005

0.28

276

4

Than Uyên

29

294

86

165

61.985

0.27

266

5

Tân Uyên

78

546

157

253

53.208

0.48

475

6

Sìn Hồ

77

415

118

293

78.972

0.37

371

7

Mường Tè

16

134

28

84

42.232

0.20

199

8

Nậm Nhùn

56

304

90

205

27.300

0.75

751

9

Ngoại tỉnh

05

113

0

 

 

 

 

 

Cộng tổng

378

3.221

978

1.757

425.047

0.41

413

 

Bảng 3. Tình hình nghiện ma tuý trong toàn tỉnh:

TT

TÊN ĐƠN VỊ

Thống kê số liệu nghiện ma tuý

Năm 2010

Năm 2013

Tháng 6/2014

1

H. Tam Đường

350

358

383

2

TP Lai Châu

238

158

202

3

H. Phong Thổ

525

647

721

4

H. Than Uyên

294

411

617

5

H. Tân Uyên

221

258

256

6

H. Sìn Hồ

479

583

764

7

H. Mường Tè

551

456

609

8

H. Nậm Nhùn

 

154

206

9

Trung tâm GD,CB&XH

280

 

 

10

Trại giam ngành Công an

151

 

126

 

Cộng tổng

3.095

3.025

3.884

* Đánh giá chung:

Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện dịch tại 8/8 huyện, thành phố và 90/108 số xã có người nhiễm HIV. Hình thức lây nhiễm chủ yếu qua đường máu do tiêm chích ma túy (TCMT), với nhóm tuổi nhiễm HIV tập trung chủ yếu độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi trong đó nam giới chiếm 84%, nữ giới chiếm 16%.

Đặc biệt tệ nạn ma tuý đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội, trật tự an toàn xã hội và làm gia tăng nguồn lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn toàn tỉnh có 3.884 người nghiện ma túy (thời điểm tháng 6/2014); tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy là 27,5% (theo nguồn giám sát trọng điểm 2013). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại diễn biến của dịch đã có dấu hiệu chững lại, giảm dần các tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng được thống kê, cụ thể:

- Tỷ lệ khách hàng có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV qua hệ thống các phòng tư vấn tự nguyện (VCT): Năm 2008 là 7,8%; năm 2010 là 10,5%; năm 2012 là 4,6% và năm 2013 là 3,0%.

- Nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy theo tỷ lệ phát hiện được báo cáo năm 2008 là 40,7%; năm 2010 là 35,5%, năm 2013 là 27,5%.

- Nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai được đánh giá so với tỷ lệ mẫu được xét nghiệm hàng năm là: Năm 2010 là 0,72%; 2011 là 0,51% và năm 2013 là 0,19%.

- Số phát hiện nhiễm HIV so với số mẫu được xét nghiệm HIV qua các năm là: Năm 2008 là 6,96%; năm 2010 là 7,42%; năm 2011 là 5,2% và năm 2013 là 2,12%.

2. Tổng quan đáp ứng với dịch HIV/AIDS:

2.1. Kết quả triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh theo từng đề án:

Đề án 1. Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS:

a. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền chuyển đổi hành vi:

Chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã có sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Ngành Y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV.

Công tác phối hợp liên ngành được đẩy mạnh bằng việc thống nhất ký kết các quy chế phối hợp về phòng, chống HIV/AIDS với các cơ quan: Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch... Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể tăng cường đẩy mạnh hoạt động truyền thông về công tác phòng, chống HIV/AIDS với nhiều hình thức để mỗi đảng viên, cán bộ viên chức, chiến sỹ và học sinh, sinh viên...hiểu sâu sắc hơn về tác hại của HIV/AIDS. Kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua như sau:

- (1) Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi viết bài tìm hiểu về HIV/AIDS và truyền thông cho cán bộ viên chức, học sinh 407 buổi, cho 332.000 lượt người tham dự; (2)Sở Tư pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức, Luật phòng, chống HIV/AIDS 160 buổi, cho 9.730 lượt người tham dự và in ấn phát hành 4.500 loại tờ rơi ấn phẩm tuyên truyền; (3)Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh truyền thông cho cán bộ, cộng tác viên hội phụ nữ các tuyến 67 buổi, cho 7.224 lượt người tham dự và tập huấn cho 02 lớp với 90 học viên dự; (4)Công an tỉnh tổ chức truyền thông cho cán bộ chiến sỹ 24 buổi, cho 2.453 lượt người tham dự; (5)Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức truyền thông cho đoàn viên thanh niên 2.275 buổi, cho 34.670 lượt người tham dự, tổ chức 68 buổi văn nghệ và hội thi cho 3.168 thí sinh và đại biểu tham dự; (6)Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức truyền thông cho cán bộ, viên chức 27 buổi, cho 3.734 lượt người tham dự; (7) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức truyền thông cho cán bộ văn hóa tuyến cơ sở 24 buổi, cho 2.374 lượt người tham dự; (8)Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức truyền thông cho cán bộ đoàn viên công đoàn 10 buổi, cho 1.125 lượt người tham dự; (9)Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức truyền thông, tập huấn cho cán bộ và Nhân dân các dân tộc tại xã điểm xây dựng mô hình 760 buổi, cho 79.565 lượt người tham dự; (10)Hội Nông dân tỉnh tổ chức truyền thông cho cán bộ hội viên 5 buổi, cho 450 người tham dự; (11)Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn cho cán bộ 01 buổi, cho 100 người tham dự và phát 32 tin bài; (12)Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức truyền thông cho cán bộ, chiến sỹ 7 buổi, cho 1.070 người tham dự; (13)Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức truyền thông cho cán bộ, chiến sỹ 11 buổi, cho 2.160 người tham dự; (14)Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính hàng năm chủ động tham mưu cho tỉnh bố trí nguồn ngân sách và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra giúp cho ngành Y tế tổ chức, sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách hỗ trợ.

- Ban Chỉ đạo của các địa phương tổ chức mít tinh cổ động Tháng chiến dịch lây truyền mẹ con; Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại 8/8 huyện, thành phố và 108 xã, phường, thị trấn có 34.025 lượt người tham dự, treo 1.161 băng zôn khẩu hiệu tuyên truyền.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp: Tuyên truyền vận động cho nhóm người nghiện chích ma tuý được 40.676 lượt người dự nghe; nhóm người bán dâm, tiếp viên nhà hàng 1.126 lượt người dự; nhóm người nhiễm HIV và gia đình người nhiễm 14.821 lượt người dự; nhóm người di cư biến động 12.132 lượt người dự; nhóm phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 136.953 lượt người dự; nhóm khác 182.342 lượt người dự nghe. Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức hội thi cuộc sống vẫn tươi đẹp cho 11 đội trong toàn tỉnh với 800 đoàn viên tham gia và cổ vũ.

- Hoạt động truyền thông gián tiếp được duy trì và sử dụng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông khác nhau như: Phát tờ rơi, tranh gấp 153.582 tờ; cắm cụm pano là 54 cụm; sách mỏng/sách nhỏ 19.600 cuốn; áp phích, tranh ảnh 3.032 cuốn; phát tin bài trên truyền hình, truyền thanh 106 lượt.

b. Hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV:

- Hệ thống cung cấp dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tương đối đồng bộ, toàn diện gồm: 05 phòng khám ngoại trú; 08 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện; 09 cơ sở điều trị dự phòng lây truyền mẹ con; 08 Cơ sở điều trị Methadone và 09 điểm cấp phát thuốc tại xã; triển khai can thiệp giảm tác hại trên địa bàn 49 xã, phường, thị trấn. Triển khai lồng ghép các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với hệ thống y tế công lập, để đảm bảo tính bền vững.

- Triển khai hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại trên địa bàn 49 xã, phường điểm nóng về ma túy (đạt 45,3% số xã của tỉnh); trong 05 năm 2010-2014 đã tiếp cận trung bình từ 950 đến 1.200 người tiêm chích ma túy/năm được tiếp cận và cấp miễn phí 2.633.540 bơm kim tiêm (BKT) và 273.580 bao cao su (BCS). Độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm tác hại đạt 76%; Trung bình 01 người tiêm chích ma túy nhận được 1,2 BKT/ngày. Đến năm 2014 đã khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy là 14,5% (giảm 16% so với năm 2010).

Đề án 2. Chăm sóc, hỗ trợ điều trị toàn diện HIV/AIDS:

Hoạt động chăm sóc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS được tích cực triển khai tại 05 phòng khám ngoại trú do dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ, đã điều trị bằng thuốc ARV cho: 590 bệnh nhân và điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội cho: 1.503 lượt bệnh nhân HIV/AIDS. Bệnh nhân điều trị được theo dõi hỗ trợ các xét nghiệm thường quy, xét nghiệm tế bào TCD4 do vậy nâng cao chất lượng điều trị, duy trì sức khỏe tuổi thọ của người nhiễm.

Đẩy mạnh hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong 05 năm 2010-2014 Chương trình đã được tích cực triển khai trên 90% số xã và tập trung cho các xã có nguy cơ cao trong hoạt động tuyên truyền, thảo luận nhóm, kết hợp tư vấn xét nghiệm HIV, lồng ghép chặt chẽ trong tháng chiến dịch sức khỏe sinh sản, tháng tiêm chủng định kỳ tại cơ sở y tế, kết quả: Phụ nữ mang thai được tư vấn là: 24.438 người, được xét nghiệm HIV là: 23.209 người, phát hiện 60 trường hợp có nhiễm HIV; Phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng là: 64 người và số trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị và cung cấp sữa ăn thay thế cho 59 trẻ; xét nghiệm PCR cho trẻ dưới 18 tháng là: 41 trẻ.

Đề án 3. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS:

Hoạt động đào tạo, hội thảo, tập huấn về chương trình phòng chống HIV/AIDS được triển khai từ năm 2010 đến năm 2014 đã mang lại hiệu quả cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến cơ sở, trong giai đoạn này tỉnh đã mở được 145 lớp, tập huấn cho 5.093 lượt học viên tham dự.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tuyến tỉnh đã cơ bản được đầu tư đảm bảo duy trì các hoạt động của chương trình. Tuyến cơ sở bước đầu được củng cố cơ bản về nhân lực và hỗ trợ các trang thiết bị thiết yếu cơ bản ổn định trong giai đoạn năm 2015-2017 do dự án Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tiểu vùng Mê Công mở rộng (ADB) tiếp tục đầu tư trang thiết bị và hỗ trợ đào tạo nhân lực.

Quản lý, triển khai có hiệu quả các nguồn vốn dự án quốc tế hỗ trợ: Dự án phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng thế giới (WB); Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS; Dự án ADB.

Đề án 4. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS:

Trên địa bàn tỉnh đã triển khai 04 phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện do Dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ (đạt 100% KH) và 04 phòng do Chương trình mục tiêu hỗ trợ, thực hiện đúng quy trình của Bộ Y tế. Từ năm 2010 - 2014 thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho 42.545 người được tư vấn và xét nghiệm HIV. Thực hiện 57.292 mẫu giám sát phát hiện HIV và 300 mẫu giám sát trọng điểm nhóm ma túy (Đạt 100% KH). Đã phát hiện 1.841 người nhiễm HIV để tư vấn, quản lý. 100% huyện, thành phố đã thực hiện công tác theo dõi, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS.

Quản lý người nhiễm bằng phần mềm HIV Info 3.0; thực hiện báo cáo hoạt động trực tuyến D28 online.

Công tác giám sát, đánh giá tình hình dịch thông qua kết quả các đợt đánh giá điều tra của Dự án WB đã giúp chương trình nhận định rõ về nguy cơ của dịch HIV và kiến thức, hành vi của một số đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, từ đó có định hướng ưu tiên triển khai các hoạt động được trọng tâm và hiệu quả.

2.2. Mức độ bao phủ và tiếp cận của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi toàn tỉnh:

- Truyền thông đã huy động sự tham gia của chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể tăng độ bao phủ hàng năm lên trên 90% xã, phường, thị trấn có triển khai hoạt động.

- Can thiệp giảm hại: Hiện tại với sự hỗ trợ của nguồn mục tiêu quốc gia và dự án Quỹ toàn cầu tỉnh đang triển khai tại 49 xã, phường điểm nóng, đạt 45% so tổng số xã trong tỉnh và đạt 76% số đối tượng có hành vi tiêm chích ma túy được tiếp cận.

- Chăm sóc, điều trị HIV/AIDS: Chương trình đã được tích cực triển khai nâng số bệnh nhân tham gia tiếp cận điều trị thuốc kháng vi rút ARV tăng nhanh hàng năm, hiện số bệnh nhân tham gia điều trị là 590 người, đạt 33,5% so bệnh nhân HIV/AIDS còn sống.

- Giám sát phát hiện: Số mẫu giám sát phát hiện đều tăng hàng năm cả trong nhóm nguy cơ cao và nhóm phụ nữ mang thai. Mỗi năm trung bình xét nghiệm phát hiện 12.000 mẫu máu, tăng 4 lần so kế hoạch giao và phát hiện trung bình 300 - 340 người có nhiễm HIV.

- Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực trong phòng, chống HIV/AIDS: Đào tạo, đào tạo lại đã được trú trọng trong năm vừa qua, do đó nguồn nhân lực trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến xã đã cơ bản được trang bị những kiến thức cần thiết đảm bảo cho hoạt động.

2.3. Khó khăn, thách thức:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Tại một số địa phương chưa thật sự được quan tâm trú trọng. Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn chưa được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, chưa đưa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương hàng năm.

- Về chuyên môn nghiệp vụ: Cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại, các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong những năm qua đã được tích cực triển khai, nhưng do hạn chế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) chất lượng cung cấp dịch vụ còn yếu nhất là đối với các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Về công tác điều trị: Số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc ARV hiện chỉ đáp ứng được 33,5% so số bệnh nhân nhiễm HIV còn sống và thấp hơn so mục tiêu quốc gia (75%). Phần lớn người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với dịch vụ điều trị ở giai đoạn muộn khi tế bào TCD4 dưới 100 tế bào/mm3.

- Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Độ bao phủ của dịch vụ PLTMC chưa cao, chưa phù hợp với đặc thù tỉnh miền núi, dịch vụ cung cấp tập trung chủ yếu tại tuyến tỉnh, tuyến huyện, với tập tục sinh đẻ của một số dân tộc thiểu số vẫn sinh tại nhà, định kỳ khám thai nghén không đầy đủ là những trở ngại đối với việc cung cấp dịch vụ của chương trình.

- Về công tác dự phòng lây nhiễm HIV: Mức độ bao phủ chương trình can thiệp giảm hại của tỉnh hiện triển khai được 45% số xã, địa bàn rộng đối tượng khó quản lý, kinh phí cho hoạt động can thiệp giảm tác hại chủ yếu từ nguồn dự án quốc tế, nhân lực triển khai là nhân viên tiếp cận cộng đồng chủ yếu dựa những người còn nghiện chích ma túy việc gắn kết trách nhiệm của họ với công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn, hạn chế.

- Về năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS: Thiếu hụt nhân lực y tế tuyến cơ sở, hệ thống thông tin, trang thiết bị y tế lạc hậu chưa đồng bộ; chính sách điều hành chưa đáp ứng kịp với sự phát triển; kinh phí đầu tư, hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác phòng chống HIV/AIDS, nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn Trung ương và tổ chức quốc tế. Đặc biệt trong những năm tới đây nguồn kinh phí tài trợ quốc tế bị cắt giảm, đòi hỏi tỉnh cần có giải pháp đầu tư để đảm bảo tính ổn định, bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

3. Dự báo tình hình dịch trên địa bàn tỉnh từ 2015 đến năm 2020:

3.1. Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh:

- Địa bàn: Dịch HIV đã được phát hiện tại 100% số huyện, thành phố và 83% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Một số địa bàn có xu hướng dịch gia tăng, lan rộng là: Một số xã của vùng thấp huyện Sìn Hồ; xã giáp danh giữa huyện Tân Uyên và huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai (bãi khai thác vàng Minh Lương); khu vực thị trấn và xã lân cận huyện Nậm Nhùn. Đặc biệt là những xã vùng sâu, vùng cao điểm nóng về nghiện ma túy, lây nhiễm chéo HIV do chuyển đổi từ hút sang tiêm chích heroin như: Xã Bum Nưa - huyện Mường Tè; xã Hua Bum - huyện Nậm Nhùn…

- Đối tượng: Các trường hợp nhiễm qua những năm gần đây (2010-2014) chủ yếu tập trung ở nhóm nghiện chích ma tuý (NCMT) chiếm 60,7%, tình dục khác giới chiếm 14,1% và đối tượng khác 16%, song trên thực tế nguy cơ của nhóm đối tượng khác nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu là do tiêm chích ma túy. Ngoài các đối tượng nguy cơ cao như NCMT, mại dâm, tỷ lệ nhiễm HIV đang có xu hướng lan rộng sang nhóm dễ bị tổn thương đó là: vợ/chồng người NCMT, các đối tượng nguy cơ thấp. Theo báo cáo năm 2014 cho thấy phân bố lây nhiễm nữ trong gia đình, nhóm thanh niên nữ đi làm xa nhà…

- Nguy cơ: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây qua các năm có sự thay đổi, tỷ lệ người nhiễm HIV lây nhiễm qua đường máu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần và tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng tăng. Cụ thể, trong 5 năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường máu từ 64,3% năm 2010 xuống còn 60,7% năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục từ 5,2% năm 2010 tăng lên 14,1% năm 2014.

3.2. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng dịch HIV tại địa phương:

Lai Châu được đánh giá là một trong các tỉnh trọng điểm về sử dụng, trung chuyển ma túy. Theo báo cáo của Công an tỉnh đến hết 6/2014 toàn tỉnh có 3.884 người nghiện ma túy, dân trí thấp, nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động vùng nông thôn ngoài làm nông nghiệp theo mùa vụ thì đều không có việc làm ổn định. Mặt khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004-2014 các công trình xây dựng, công trình thủy điện được đầu tư không những làm gia tăng dân số cơ học, tại các huyện, thành phố còn tập trung một lực lượng lớn lao động từ các địa phương trong tỉnh, từ các tỉnh bạn làm thuê tại các công trình xây dựng (ước tính trên địa bàn tỉnh có 10.000-15.000 công nhân). Từ đó kéo theo sự gia tăng của các dịch vụ giải trí, tệ nạn ma túy khó kiểm soát đây là nguyên nhân làm gia tăng số nhiễm HIV được phát hiện hàng năm của tỉnh.

3.3. Dự tính dịch trên địa bàn tỉnh từ 2015 đến năm 2020:

Ước tính tình hình dịch ở địa phương đến năm 2020: Trung bình mỗi năm số người nhiễm HIV mới phát hiện là 270 người/năm, số tử vong trung bình hàng năm là 50 người/năm. Dự báo tình hình dịch trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu giảm nhưng không đáng kể, tỷ lệ nhiễm HIV còn sống trên dân số đến năm 2020 ước đạt ở mức 0,35%.

III. Kết quả huy động và sử dụng kinh phí

1. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS:

Trong giai đoạn 2010-2014 được sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức quốc tế ưu tiên đầu tư, hỗ trợ triển khai rộng rãi các cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, cơ bản đã đáp ứng với công tác phòng, chống dịch tại địa phương tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu thông qua nguồn kinh phí hỗ trợ.

- Ngân sách nhà nước được cấp từ Trung ương là: 23.210 triệu đồng;

- Ngân sách nhà nước được địa phương cấp là: 6.506 triệu đồng;

- Viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế: 23.626 triệu đồng;

- Ngân sách từ bảo hiểm y tế: 0 triệu đồng;

- Ngân sách từ các doanh nghiệp: 0.

- Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ tự chi trả: 0.

- Nguồn khác: 0.

Bảng 4: Tổng hợp kinh phí huy động theo nguồn (2010-2014):

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng

1

Nguồn Ngân sách nhà nước được cấp từ TW

3.670

7.200

7.270

3.940

1.130

23.210

2

Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các Dự án quốc tế: WB, QTC, ADB

4.136

4.988

5.682

6.132

2.688

23.626

3

Ngân sách địa phương cấp

140

220

220

1.912

4.014

6.506

4

Thu qua BHYT

 

 

 

-

 

-

5

Thu phí, lệ phí

 

 

 

-

 

-

 

Tổng cộng:

7.946

12.408

13.172

11.984

7.832

53.342

(Nguồn kinh phí trên chưa có kinh phí tính bằng hiện vật do Trung ương và tổ chức quốc tế hỗ trợ như: Thuốc, sinh phẩm, thiết bị...)

2. Tình hình sử dụng kinh phí ở địa phương giai đoạn 2010-2014:

2.1. Kết quả sử dụng kinh phí:

Qua đánh giá hàng năm của ngành Y tế , Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các Dự án quốc tế tài trợ cho thấy việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS. Đơn vị đều tuân thủ các quy định của Nhà nước, nhà tài trợ.

Bảng 5: So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm

TT

Nội dung

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Số phát hiện nhiễm HIV theo năm

379

410

329

345

378

2

Số lũy tích

1.758

2.168

2.497

2.842

3.221

3

Tử vong do AIDS

423

530

875

915

978

4

Đầu tư (triệu đồng)

7.946

12.408

13.172

11.984

7.832

Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh được tăng cường, giúp cho tỉnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và đã thành lập được hệ thống dịch vụ đồng bộ, toàn diện về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS nhằm nâng cao năng lực của hệ thống phòng chống HIV/AIDS tạo điều kiện cho tỉnh đánh giá đúng thực trạng dịch HIV/AIDS cơ bản đã khống chế mức độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS; số người phát hiện nhiễm HIV chững lại con số phát hiện năm sau chỉ tương đương số phát hiện năm trước, tỷ lệ được xét nghiệm phát hiện/số được xét nghiệm trong các nhóm nguy cơ có chiều hướng giảm.

2.2. Tác động của việc sử dụng kinh phí đến tình hình dịch HIV/AIDS:

- Công tác truyền thông, giáo dục đa dạng, phong phú, chuyển đổi hành vi, nhận thức của người dân về phòng, chống HIV/AIDS ngày càng được nâng cao. Kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của một số đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự thay đổi cụ thể: năm 2007 tỷ lệ hiểu biết 12%, đến 2012 tăng lên 44% (số liệu điều tra đánh giá dự án).

- Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được nhân rộng và triển khai hiệu quả chương trình cung cấp BCS, BKT miễn phí. Các đối tượng nguy cơ cao như ma tuý, mại dâm và nhóm công nhân xây dựng được chú trọng.

- Công tác giám sát theo dõi, đánh giá được triển khai thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở phát hiện người nhiễm được đẩy mạnh giúp cho công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và kịp thời điều trị.

- Phát hiện, quản lý, chăm sóc và điều trị ARV được tăng cường, số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị ngày càng tăng, chất lượng chăm sóc và điều trị tại các cơ sở được nâng cao.

- Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai cung cấp đầy đủ gói dịch vụ tại 8 huyện, thành phố và 75% số xã/phường trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Những khó khăn trong huy động, sử dụng kinh phí

- Tình hình trên cho thấy khi các nguồn tài trợ cắt giảm sẽ gây ra khó khăn rất lớn cho việc duy trì, triển khai các hoạt động Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đã thực hiện có hiệu quả trong những năm vừa qua. Kinh phí đầu tư giai đoạn 2010-2014 cho tỉnh chủ yếu từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ chiếm 44,5% và Trung ương hỗ trợ chiếm 43,4%, nguồn ngân sách của địa phương đối với tỉnh nghèo không có nguồn thu còn hạn chế chiếm 12,1%.

- Trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn xây dựng, thi công các công trình, các thủy điện do đó nhóm dân di cư biến động nhiều đối tượng và loại hình dịch vụ đến cư trú làm ăn kéo theo các tệ nạn khó kiểm soát...

- Đối tượng nghiện ma túy, người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người nghèo, người dân tộc thiểu số, không có nghề nghiệp ổn định nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tại cơ sở y tế.

- Trong giai đoạn tiếp theo nguồn kinh phí đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS cắt giảm mạnh trong khi đó ngân sách địa phương đầu tư cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế đây là một khó khăn thách thức cho việc duy trì các hoạt động nếu không nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương.ơ

Phần II

NHU CẦU VÀ THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. Tổng nhu cầu kinh phí cần cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

- Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2015-2020 là: 40.949 triệu đồng, trong đó:

+ Nguồn TW cấp thông qua CTMTQG: 6.000 triệu đồng

+ Nguồn viện trợ của dự án quốc tế: 13.084 triệu đồng

+ Nguồn do các doanh nghiệp đóng góp: 1.561 triệu đồng

+ Nguồn bảo hiểm y tế (dự kiến): 10.143 triệu đồng

+ Nguồn thu xã hội hóa (tiền túi người dân) từ năm 2018: 1.176 triệu đồng

+ Ngân sách của tỉnh cấp: 8.985 triệu đồng

Bảng 6: Tổng dự toán theo hoạt động giai đoạn 2015 - 2020 của đề án

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nhu cầu kinh phí

Tổng

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I

Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

1.532

1.677

1.606

1.407

1.412

1.348

8.982

1

Truyền thông

490

919

924

795

795

781

4.704

2

Can thiệp giảm tác hại

1.042

758

682

612

617

567

4.278

II

Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

3.383

3.585

3.984

4.655

5.133

5.641

26.381

1

Thuốc điều trị ARV

2.517

3.075

3.329

3.483

3.878

4.343

20.625

2

Hỗ trợ trong điều trị ARV: Xét nghiệm, vật tư chuyên môn, thuốc nhiễm trùng cơ hội…

652

285

393

703

786

870

3.689

3

Dự phòng lây truyền mẹ con

214

225

262

469

469

428

2.067

III

Giám sát dịch: Giám sát phát hiện HIV, giám sát hỗ trợ cơ sở

876

920

968

650

661

641

4.716

1

Xét nghiệm phát hiện HIV và vật tư, sinh phẩm liên quan

428

442

457

457

468

498

2.750

2

Giám sát hỗ trợ chuyên môn tuyến cơ sở

448

478

511

193

193

143

1.966

IV

Nâng cao năng lực: Đào tạo tập huấn, chi trả tiền lương

223

122

152

141

141

91

870

1

Đào tạo tập huấn đội ngũ cán bộ tham gia chương trình và nhân viên y tế thôn bản…

223

122

152

141

141

91

870

Tổng kinh phí (I+II+II+IV)

6.014

6.304

6.710

6.853

7.347

7.721

40.949

II. Khả năng kinh phí huy động được từ các nguồn

Bảng 7. Ước tính thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020.

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

I

Kinh phí cần huy động để đáp ứng nhu cầu

6.014

6.304

6.710

6.853

7.347

7.721

40.949

1

Ngân sách Trung ương

1.141

1.000

1.000

1.000

1.000

859

6.000

2

Viện trợ quốc tế

4.373

4.141

4.570

 

 

 

13.084

3

Bảo hiểm Y tế

 

 

 

2.988

3.358

3.797

10.143

4

Doanh nghiệp

 

 

 

495

520

546

1.561

5

Người dân tự chi trả

 

118

136

253

304

365

1.176

6

Ngân sách Địa phương

500

1.045

1.004

2.117

2.165

2.154

8.985

II

Khả năng huy động được

6.014

5.141

5.570

1.000

1.000

859

19.084

1

Ngân sách Trung ương

1.141

1.000

1.000

1.000

1.000

859

6.000

2

Ngân sách Địa phương

 

 

 

 

 

 

 

3

Viện trợ quốc tế

4.373

4.141

4.570

 

 

 

13.084

4

Bảo hiểm Y tế

 

 

 

 

 

 

-

5

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

-

6

Người dân tự chi trả

 

 

 

 

 

 

-

III

Thiếu hụt - cần phải huy động được

500

1.163

1.140

5.853

6.347

6.862

21.865

1

Ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

-

2

Viện trợ quốc tế

 

 

 

 

 

 

-

3

Bảo hiểm y tế

 

 

 

2.988

3.358

3.797

10.143

4

Doanh nghiệp

 

 

 

495

520

546

1.561

5

Người dân tự chi trả

 

118

136

253

304

365

1.176

6

Ngân sách Địa phương

500

1.045

1.004

2.117

2.165

2.154

8.985

III. Nguyên nhân và các ảnh hưởng của sự thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020

1. Nhu cầu đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS:

Do phải mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động, các dịch vụ về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng với tình hình dịch HIV xu hướng lây nhiễm trong cộng đồng và diễn biến phức tạp. Hiện nay dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện được các đối tượng tiềm ẩn, cần tiếp tục triển khai mở rộng các địa bàn can thiệp dự phòng thông qua Chương trình bơm kim tiêm, bao cao su ... Số lượng người nhiễm HIV/AIDS cần điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV ngày càng tăng làm tăng các chi phí điều trị và dự phòng. Do đó yêu cầu phải có mức đầu tư kinh phí cao hơn so với giai đoạn trước.

Ngoài ra việc mở rộng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS kèm theo sự đầu tư nhiều hơn về nhân lực, về cơ sở hạ tầng và các yếu tố liên quan khác làm gia tăng kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Sự thiếu hụt về tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015-2020 dẫn tới những hậu quả làm gia tăng lây nhiễm HIV dẫn tới nguy cơ dịch HIV/AIDS phát triển, hạn chế đến việc triển khai mở rộng các hoạt động can thiệp dự phòng thông qua Chương trình bơm kim tiêm, bao cao su, chăm sóc điều trị HIV/AIDS; ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, làm gia tăng lây nhiễm HIV và tử vong do AIDS.

2. Nguồn kinh phí bị cắt giảm trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 gồm:

- Ngân sách Nhà nước cắt giảm đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Ngân sách địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho hoạt động của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Ngân sách từ nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế đang trong lộ trình cắt giảm và đóng dự án đến hết năm 2017.

- Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ: Xã hội hóa; bảo hiểm y tế; đóng góp từ các doanh nghiệp và người dân tự chi trả.

3. Tác động của thiếu hụt kinh phí để thực hiện các hoạt động của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS:

3.1. Đối với hoạt động truyền thông:

Hoạt động truyền thông giúp cho người dân nâng cao nhận thức và chuyển đổi các hành vi để chủ động dự phòng lây nhiễm HIV. Việc giảm hoạt động công tác truyền thông sẽ làm gia tăng lây nhiễm HIV trong cộng đồng thông qua các hành vi không an toàn cơ chế lây nhiễm HIV chủ yếu do hành vi không an toàn, như sử dụng bơm kim tiêm chung khi tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không dùng BCS, không thực hành dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đồng thời làm gia tăng tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử với những người có nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS.

3.2. Đối với chăm sóc và điều trị HIV/AIDS:

Hiện nay các nhà tài trợ quốc tế đóng góp trên 90% nguồn thuốc ARV. Tuy nhiên nguồn thuốc này sẽ giảm mạnh vào năm 2017, dẫn tới tình trạng bệnh nhân bị gián đoạn điều trị do đó tình trạng kháng thuốc là không thể tránh khỏi, và gia tăng tình trạng nhiễm trùng cơ hội và tạo điều kiện cho bệnh Lao phát triển. Điều trị ARV là điều trị suốt đời nên khi bệnh nhân bị kháng thuốc sẽ phải chuyển phác đồ điều trị đắt tiền hơn (chuyển từ phác đồ điều trị bậc 1 sang điều trị phác đồ bậc 2 làm tăng chi phí lên khoảng 6 lần).

3.3. Đối với hoạt động can thiệp:

Sự thiếu hụt kinh phí của các chương trình cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm, bao cao su sẽ tăng số lượng người có hành vi nguy cơ cao không được tiếp cận với dịch vụ này làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, dịch HIV/AIDS sẽ bùng phát trở lại.

Không đủ kinh phí duy trì bệnh nhân sẽ phải dừng điều trị, gây ra những hậu quả về mặt an ninh trật tự xã hội và các thiệt hại về kinh tế do bệnh nhân quay trở lại sử dụng ma túy. Nguy cơ lây nhiễm chéo HIV, viên gan B, C trong nhóm NCMT là khó tránh khỏi.

3.4. Đối với hoạt động theo dõi, giám sát:

Giám sát dịch có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, quản lý và triển khai thực hiện chương trình. Theo Tổ chức y tế thế giới. kinh phí chi cho hoạt động này chiếm khoảng 10% tổng kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Khi các nguồn kinh phí bị cắt giảm, việc duy trì hoạt động giám sát dịch gặp nhiều khó khăn, dẫn tới tình trạng thiếu thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích tình hình dịch và lập kế hoạch hàng năm.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Quan điểm chỉ đạo về đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, giai đoạn từ năm 2015 đến 2020

1. Nhà nước đảm bảo đầu tư các nguồn lực phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV của tỉnh. Trong đó ngân sách Trung ương vẫn là nguồn đầu tư chủ yếu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh.

Lai Châu là tỉnh đặc biệt khó khăn, ngân sách tỉnh sẽ đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của tỉnh; huy động sự tham gia của bảo hiểm y tế để thanh toán cho các hoạt động khám bệnh, xét nghiệm, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế; đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS; tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả cao về dự phòng và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

2. Tăng tính chủ động đối với các huyện, thành phố trong việc bố trí ngân sách phù hợp, nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương.

3. Tăng cường vận động, kêu gọi các nguồn viện trợ quốc tế. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực có sẵn của xã hội, của ngành Y tế cho phòng, chống HIV/AIDS.

4. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy đảng, các ngành, chính quyền địa phương các cấp và trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng.

II. Mục tiêu kế hoạch

1. Mục tiêu chung:

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu về tài chính:

- Bảo đảm ngân sách nhà nước cho các nhu cầu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020.

- Tăng dần tỷ lệ chi cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở Trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

- Bảo đảm trên 50% các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí đủ để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp.

- Bảo đảm trên 80% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2020.

- Bảo đảm huy động nguồn viện trợ quốc tế và tăng cường thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

2.2. Mục tiêu về chuyên môn:

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 đạt 80%;

- Giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống 10% vào năm 2020%;

- Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ điều trị thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV đến năm 2020 đạt 80%.

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí

- Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước ở Trung ương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia để cung cấp các dịch vụ thiết yếu và thuốc ARV miễn phí cho bệnh nhân, bảo đảm tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh.

- Tăng cường đầu tư các nguồn ngân sách của tỉnh cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tiến tới đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên liên tục trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đơn vị.

- Tăng cường tìm kiếm huy động các nguồn tài trợ quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng sự chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS. Triển khai thu phí tư vấn, khám bệnh; thu xét nghiệm sàng lọc HIV; thu xét nghiệm khẳng định HIV theo quy định.

- Bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS khi tham gia bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh sự tham gia của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ khám bệnh, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS; cung cấp thuốc ARV và thuốc điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; chi trả phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Tăng cường vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

- Đẩy mạnh hoạt động, tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm.

- Tăng cường công tác kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và có cơ chế sử dụng nguồn thu từ hoạt động liên quan.

2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

- Phân bổ nguồn lực hợp lý cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm việc sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả theo quy định của Nhà nước. Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến; tăng cường điều phối tập trung và hiệu quả nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh.

- Xác định các ưu tiên phòng, chống HIV/AIDS theo địa bàn lĩnh vực hoạt động, đối tượng để phân bổ kinh phí cho hợp lý.

- Mở rộng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ này, đặc biệt là người nhiễm HIV có thể tiếp cận sớm các dịch vụ chăm sóc, diều trị HIV/AIDS.

- Tăng cường quản lý thuốc, sinh phẩm, vật tư của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Huy động các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí huy động (từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, người dân và các nhà tài trợ khác).

Phần IV

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu 01: Bảo đảm ngân sách nhà nước cho các nhu cầu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020.

Hoạt động: Hội nghị và hội thảo chuyên đề về nhu cầu nguồn lực tổng thể cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý và đề xuất giải pháp huy động nguồn lực tài chính.

- Nội dung: Xây dựng chương trình quản lý, các giải pháp huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS cho tỉnh.

- Đầu ra: Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong Ban Chỉ đạo, các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan.

- Thời gian: Năm 2016.

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế.

2. Mục tiêu 2: Tăng dần tỷ lệ chi cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở Trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương:

Hoạt động: Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình dịch HIV/AIDS và khả năng huy động nguồn lực hàng năm.

- Nội dung: Xây dựng khung kế hoạch hoạt động và nhu cầu kinh phí chi tiết hàng năm huy động từ các nguồn ngân sách cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đầu ra: Đảm bảo nhu cầu kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đến 2020.

- Thời gian hoàn thành: Năm 2016 - 2020.

- Đơn vị đầu mối: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Sở Y tế tỉnh.

3. Mục tiêu 3: Đảm bảo trên 50% các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí đủ để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp:

Hoạt động: Xây dựng khung kế hoạch hướng dẫn triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp trình UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo khối doanh nghiệp triển khai thực hiện.

- Nội dung: Gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch.

- Đầu ra: Đạt trên 50% doanh nghiệp còn hoạt động, chủ động bố trí nguồn kinh phí cho triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại đơn vị.

- Thời gian hoàn thành: Năm 2016.

- Đơn vị đầu mối: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Sở Y tế tỉnh.

4. Mục tiêu 4: Đảm bảo trên 80% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được chi trả theo quy định vào năm 2020:

Hoạt động: Tập huấn, tuyên truyền và kết hợp tư vấn trong quá trình người nhiễm HIV tham gia điều trị, khuyến khích người nhiễm HIV mua BHYT.

- Nội dung: Tập huấn cho các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS về các chính sách BHYT cho người nhiễm, truyền thông cho người nhiễm tham gia BHYT; chuyển dần nguồn kinh phí điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ các chương trình, dự án hỗ trợ khi kết thúc dự án sang kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế.

- Đầu ra: Đạt trên 80% người nhiễm HIV/AIDS có BHYT vào năm 2020.

- Thời gian hoàn thành: Năm 2016-2020.

- Đơn vị đầu mối: Các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

5. Mục tiêu 5: Bảo đảm huy động nguồn viện trợ quốc tế và tăng cường thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành:

a. Hoạt động 1: Hội thảo/hội nghị chuyên đề về huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức tôn giáo và người dân để đảm bảo nguồn lực thực hiện kế hoạch.

- Nội dung: Huy động nguồn ngân sách phục vụ chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Đầu ra: Tăng tính chủ động về nguồn kinh phí, tạo sự thống nhất, đồng thuận của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân huy động được nguồn kinh phí phục vụ chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Thời gian: Năm 2016.

- Đơn vị đầu mối: UBND tỉnh Lai Châu, Sở Y tế.

b. Hoạt động 2: Quản lý, thực hiện hiệu quả nguồn ngân sách viện trợ, hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu cam kết với nhà tài trợ hàng năm. Nhằm tiếp tục huy động nguồn viện trợ bằng hoặc tăng dần hàng năm đến hết năm 2017 cho triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Nội dung: Ký kết triển khai hoàn thành kế hoạch cam kết hàng năm, để tiếp tục vận động nguồn lực viện trợ từ phía tổ chức quốc tế đang hỗ trợ cho tỉnh.

- Đầu ra: Huy động được nguồn kinh phí hỗ trợ cho tỉnh so với tổng kinh phí cần cho triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Thời gian hoàn thành: Năm 2015 - 2017.

- Đơn vị đầu mối: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Sở Y tế.

c. Hoạt động 3: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí.

- Nội dung: Tăng cường vai trò giám sát của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện; Sở Y tế, đơn vị thường trực đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

- Đầu ra: Đảm bảo quy trình hoạt động và sử dụng kinh phí được thực hiện theo đúng quy định.

- Thời gian: 2015 - 2020.

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. Trách nhiệm của các ngành, các cấp

1. Ban chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội & xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Lai Châu

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh; tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch theo lộ trình được duyệt, định kỳ báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh.

- Hàng năm chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực, chương trình, dự án để bổ sung kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

2. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ mới.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành là thành viên Ban chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội & xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch huy động nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch của các sở, ngành, đoàn thể và địa phương.

3. Sở Tài chính

- Căn cứ tình hình khả năng ngân sách hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo theo đúng quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện việc phân bổ, điều phối các nguồn đầu tư cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng các quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động tài trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời hướng dẫn các sở, ngành, địa phương triển khai các hoạt động này.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông trong tỉnh, phối hợp với ngành y tế thực hiện thông tin, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học. Hàng năm, ngành giáo dục lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy thích hợp theo nhiệm vụ năm học.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý. Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, đơn vị tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được các chính sách xã hội hiện hành dành cho những người yếu thế, những người dễ bị tổn thương.

8. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch bổ sung biên chế và thực hiện các chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.

9. Công an tỉnh

Chỉ đạo Công an các cấp tổ chức triển khai các nội dung, hoạt động công tác phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

10. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm y tế.

- Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện mở rộng cung cấp và chi trả một số dịch vụ dự phòng, điều trị HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế theo quy định.

11. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị khác

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả, thanh quyết toán đúng quy định hiện hành.

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để bổ sung tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS. Báo cáo mức huy động kinh phí bổ sung về Sở Y tế để tổng hợp.

- Quản lý sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định hiện hành.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

- Chủ động tham gia triển khai thực hiện kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình.

- Phối hợp với Sở Y tế và các ngành có liên quan tăng cường huy động các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

- Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch trên địa bàn. Chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện kế hoạch. Bên cạnh nguồn ngân sách được cấp thông qua Sở Y tế, chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như huy động sự đóng góp của xã hội, các tổ chức nhân đạo, doanh nghiệp để triển khai thành công kế hoạch.

II. Kinh phí thực hiện

1. Tổng nhu cầu kinh phí: 40.949 triệu đồng.

- Ngân sách nhà nước: 14.985 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 6.000 triệu đồng.

+ Ngân sách của tỉnh: 8.985 triệu đồng.

- Các nguồn kinh phí huy động: 25.964 triệu đồng, trong đó:

+ Bảo hiểm y tế: 10.143 triệu đồng.

+ Người dân tự chi trả: 1.176 triệu đồng.

+ Doanh nghiệp tự đảm bảo: 1.561 triệu đồng.

+ Viện trợ quốc tế: 13.084 triệu đồng.

2. Tổng kinh phí chi cho các hoạt động: 40.949 triệu đồng.

- Truyền thông: 4.704 triệu đồng.

- Can thiệp giảm tác hại: 4.278 triệu đồng.

- Điều trị HIV/AIDS: 24.314 triệu đồng.

- Giám sát HIV/AIDS: 4.716 triệu đồng.

- Dự phòng lây truyền mẹ con: 2.067 triệu đồng.

- Nâng cao năng lực: 870 triệu đồng.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn năm 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh Lai Châu./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

  • Số hiệu: 930/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/08/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Tống Thanh Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản