- 1Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 967/KH-BYT năm 2013 thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020" do Bộ Y tế ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/NQ-HĐND | Hòa Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giai đoạn 2013 - 2020”;
Căn cứ Kế hoạch số 967/KH-BYT ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;
Xét Tờ trình số 101/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020”; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (có Kế hoạch kèm theo Nghị quyết).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua.
| CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 75/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm nguồn tài chính bền vững để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
- Bảo đảm ngân sách của tỉnh cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn từ 2018-2020;
- Tăng cường huy động nguồn kinh phí từ các Tổ chức, Doanh nghiệp, nhà Tài trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;
- Đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định;
- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động từ các dịch vụ này;
- Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.
II. NỘI DUNG
1. Các hoạt động
1.1. Chương trình truyền thông và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
a) Tiếp cận cộng đồng:
- Triển khai và duy trì chương trình tiếp cập cộng đồng tại thành phố Hòa Bình với 06 nhân viên tiếp cận cộng đồng;
- Duy trì hệ thống chuyên trách HIV tại các xã/phường, Y tế thôn bản và cộng tác viên tiếp cận và giới thiệu chuyển tiếp các đối tượng có hành vi nguy cao đến các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV (TVXNHIV).
b) Truyền thông:
- Hàng năm tổ chức các buổi truyền thông giáo dục thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV tại 11 huyện/thành phố;
- Hàng năm tổ chức truyền thông hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS (ngày 01/12)
c) Tư vấn xét nghiệm HIV:
- Duy trì 03 cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV cố định tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn và Mai Châu, xét nghiệm HIV cho 5.000 khách hàng/năm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV (Khách hàng có hành vi nguy cơ cao);
- Duy trì và nâng cao hiệu quả của công tác TVXNHIV tại các Trung tâm Y tế các huyện/thành phố và bệnh viện đa khoa tỉnh. Hàng năm tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho 13.000 bệnh nhân bằng hình thức xã hội hóa và bảo hiểm Y tế và chuyển tiếp thành công các trường hợp có kết quả sàng lọc dương tính đến cơ sở TVXNHIV để làm xét nghiệm khẳng định;
- Đào tạo xét nghiệm về HIV cho cán bộ xét nghiệm tại Trung tâm Y tế các huyện/ thành phố.
1.2. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC)
- Duy trì 01 PLTMC tại bệnh viện đa khoa tỉnh, điều trị dự phòng cho 20 bà mẹ mang thai nhiễm HIV trong toàn tỉnh/năm;
- Duy trì hệ thống chuyên trách HIV tuyến huyện/thành phố và các xã phường, quản lý, tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, mang thai về HIV/AIDS, giới thiệu họ đến các cơ sở xét nghiệm HIV làm xét nghiệm sàng lọc. Chuyển tiếp thành công những trường hợp có kết quả xét nghiệm HIV (+) đến PLTMC tại bệnh viện tỉnh để được theo dõi và điều trị;
- Trung tâm Y tế các huyện/thành phố và bệnh viện đa khoa tỉnh duy trì xét nghiệm sàng lọc cho phụ nữ mang thai đến khám và điều trị bằng hình thức xã hội hóa và qua BHYT;
- Tổ chức 11 lớp tập huấn, cấp chứng chỉ cho cán bộ y tế tham gia chương trình PLTMC tại các trạm y tế của 11 huyện/thành phố, 01 lớp tập huấn về tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ tại khoa sản của các trung tâm y tế huyện/thành phố và bệnh viện đa khoa tỉnh;
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản làm đầu mối về dự PLTMC theo Quyết định số 5315/QĐ-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế.
1.3. Chăm sóc điều trị điều trị HIV/AIDS:
- Duy trì điều trị ARV cho 935 bệnh nhân đang điều trị, phấn đấu đến năm 2020 tiếp nhận và điều trị cho 1.200 bệnh nhân;
- Duy trì hoạt động 03 Cơ sở điều trị HIV/AIDS cho bệnh nhân đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn và huyện Mai Châu;
- Duy trì và nâng cấp 02 điểm cấp phát thuốc ARV tại huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi thành cơ sở điều trị HIV/AIDS và triển khai các điểm cấp phát thuốc tại các huyện, thành phố;
- Đảm bảo 100% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có Bảo hiểm Y tế;
- Mở 11 lớp tập huấn về công tác chăm sóc và điều trị cho cán bộ y tế tại các xã phường.
1.4. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
- Đến năm 2020, tiếp nhận và điều trị cho 1.200 bệnh nhân, đạt 100% chỉ tiêu Chính phủ giao;
- Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 05 cơ sở điều trị và 03 cơ sở cấp phát thuốc;
- Nâng cấp 02 cơ sở cấp phát thuốc thành cơ sở điều trị;
- Mở mới 05 cơ sở điều trị và 10 cơ sở cấp phát thuốc.
1.5. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật
- Giám sát hỗ trợ kỹ thuật 1 lần/quý tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS;
- Giám sát hỗ trợ kỹ thuật 1 lần quý tại các cơ sở điều trị Methadone;
- Giám sát hỗ trợ kỹ thuật 1 lần/quý tại các huyện/thành phố;
- Tùy theo tình hình dịch, tổ chức giám sát, hỗ trợ kỹ thuật đột xuất.
2. Định hướng và giải pháp
2.1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí
- Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước ở địa phương cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Tăng tính chủ động của các Sở, ngành, đoàn thể trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý;
- Nêu rõ vai trò, trách nhiệm của địa phương trong lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh;
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tiến tới đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Nêu rõ vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và phân bổ kinh phí hàng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp;
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc;
- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế tại địa phương nhằm tăng tính chủ động của địa phương trong việc mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm Y tế đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa chương trình điều trị Methadone theo Nghị định 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ, trong đó: Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho một số đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 23; phân cấp tổ chức chương trình và chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn khác;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và có cơ chế sử dụng nguồn thu từ hoạt động này.
2.2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
- Hoàn thiện cơ chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được;
- Đẩy mạnh tính chủ động của tỉnh trong việc điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn lực;
- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được thực hiện bởi kinh phí của các nhà tài trợ quốc tế theo từng giai đoạn, lĩnh vực và địa bàn;
- Định kỳ các cơ quan tài chính và kế hoạch đầu tư phối hợp với Sở Y tế tiến hành kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các chương trình, dự án và của các cơ quan, đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến nhằm tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp, các ngành, đơn vị;
- Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương, đơn vị;
- Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các đoàn thể và được thực hiện bởi các nguồn kinh phí thường xuyên của tỉnh;
- Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ này, đặc biệt là người nhiễm HIV có thể tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;
- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được (từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ khác);
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hệ thống, thiết chế kinh tế - xã hội hiện có, đặc biệt là hệ thống y tế và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng của tỉnh.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện kế hoạch từ năm 2018 đến năm 2020 là: 38.324.442 nghìn đồng. Trong đó:
1. Các nguồn khả năng huy động được: 32.624.442 nghìn đồng, cụ thể tại biểu sau:
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
TT | Hoạt động | Giai đoạn 2018-2020 | Trong đó | ||
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||
| Tổng cộng | 32.624.442 | 10.539.295 | 10.986.887 | 11.098.260 |
1 | Chương trình Y tế -Dân số | 2.700.000 | 900.000 | 900.000 | 900.000 |
2 | Hoạt động thường xuyên | 12.300.000 | 4.100.000 | 4.100.000 | 4.100.000 |
3 | Chương trình Methadone | 4.615.842 | 1.597.295 | 1.650.687 | 1.367.860 |
4 | Xã hội hóa | 13.008.600 | 3.942.000 | 4.336.200 | 4.730.400 |
2. Kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh cấp bổ sung: 5.700.000 nghìn đồng, cụ thể tại biểu sau:
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
TT | Hoạt động | Giai đoạn 2018-2020 | Trong đó | ||
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||
| Tổng cộng | 5.700.000 | 1.700.000 | 1.900.000 | 2.100.000 |
1 | Chương trình truyền thông và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV | 1.948.369 | 621.756 | 671.106 | 655.506 |
2 | Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | 206.710 | 131.200 | 45.010 | 30.500 |
3 | Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS | 3.455.720 | 911.750 | 1.156.940 | 1.387.030 |
4 | Giám sát và hỗ trợ kỹ thuật công tác phòng, chống HIV/AIDS cho các huyện, thành phố | 89.200 | 35.293 | 26.943 | 26.963 |
- 1Nghị quyết 169/NQ-HĐND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Nghị quyết 113/2015/NQ-HĐND về bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020
- 3Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2015-2020"
- 5Quyết định 4548/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020” của tỉnh Bình Định
- 6Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018-2020”
- 8Kế hoạch 722/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 9Kế hoạch 68/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
- 1Nghị định 96/2012/NĐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
- 2Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 967/KH-BYT năm 2013 thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020" do Bộ Y tế ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị quyết 169/NQ-HĐND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Nghị quyết 113/2015/NQ-HĐND về bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020
- 7Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2015-2020"
- 9Quyết định 5315/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt tài liệu Hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 4548/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020” của tỉnh Bình Định
- 11Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 12Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018-2020”
- 13Kế hoạch 722/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 14Kế hoạch 68/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
Nghị quyết 75/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 75/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Trần Đăng Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết